8. Kết cấu của luận văn
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách ASXH
1.4.3. Các đối tác tham gia
Các đối tác tham gia có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách ASXH bao gồm: các đối tác khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội. Mỗi nhân tố nêu trên đều có vai trò quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc và chi phố lẫn nhau, góp phần phát triển hệ thống ASXH bền vững và ổn định.
Các đối tác khu vực Nhà nước gồm: các cơ quan lập pháp – Quốc hội thông qua các luật về ASXH hoặc các luật riêng (luật Bảo hiểm y tế, luật BHXH…) và giám sát việc thực hiện; các cơ quan hành pháp bao gồm các bộ, ban ngành của Chính phủ quản lý hoạt động của từng chính sách theo các cấp ( trung ương, tỉnh, huyện, xã); các cơ quan tư pháp như tòa xã hội.
Các đối tác tư nhân bao gồm: các công ty cung cấp dịch vụ ASXH (công ty bảo hiểm, bệnh viện, trường học…); các nhóm tương trợ gia đình, họ hàng, bạn bè, cá nhân.
Các hiệp hội, tổ chức từ thiện gồm: công đoàn, các nghiệp đoàn, các tổ chức khác của người lao động, các tổ chức phi chính phủ, hội chữ thập đỏ, nhà thờ…
1.4.4. Nhận thức về chính sách ASXH
Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thực hiện chính sách ASXH. Nhận thức về chính sách ASXH bao gồm nhận thức từ phía nhà nước: các cơ quan quản lý, các ban, ngành. Các đơn vị này có vai trò hướng
dẫn tổ chức thực hiện cũng như đánh giá, giám sát việc thực hiện vì vậy từng thành viên phải có nhận thức đầy đủ về từng chính sách, tầm quan trọng của các chính sách thì họ mới có thể thực hiện có hiệu quả được. Thứ hai là nhận thức của người dân, họ có thể là người trực tiếp được thụ hưởng những chính sách an sinh hoặc là người thân, bạn bè, cộng đồng xã hội. Khi có nhận thức đầy đủ về các chính sách này, họ có quyền đòi hỏi những quyền lợi mà mình sẽ được hưởng đồng thời cũng ý thức tốt hơn về trách nhiệm của mình. Từ đó tác động tới hiệu quả thực hiện chính sách ASXH.
1.4.5. Bộ máy tổ chức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH
Bộ máy tổ chức hay vấn đề về tổ chức cán bộ nói chung quyết định đến hiệu quả chính sách ASXH. Một bộ máy tổ chức, quản lý hoàn chỉnh, có phân cấp rõ ràng thì tất nhiên hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách sẽ nâng lên và ngược lại.
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động. Họ là những người trực tiếp triển khai thực hiện chính sách. Các cán bộ có đủ trình độ, năng lực thì mới có thể nắm rõ chính sách, triển khai đúng đắn cũng như mới có thể hướng dẫn các đối tượng khác thực hiện được. Đó là người chia sẻ và trực tiếp liên lạc với đối tượng thụ hưởng ASXH, đồng thời qua các đối tượng là những người có hoàn cảnh khó khắn, những tâm tư, nguyện vọng của họ sẽ được các cán bộ đó phản ánh lên cấp trên để có thể điều chỉnh hay bổ sung, ban hành các chính sách pháp luật về ASXH được hoàn thiện, thực sự đi vào đời sống.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở TỈNH
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại các xã đồng bằng và trung du.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90c) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20c) là 13,70c. Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
2.1.2. Điều kiện dân cư lao động- kinh tế - xã hội
Về dân cư lao động: dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó
có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đồng đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km2. Dân số chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp, địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%. Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp chiếm 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.
Về kinh tế: Dưới sự lãnh đạo của các cấp đảng và chính quyền địa phương
vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế:
Ngành công nghiệp - xây dựng: tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 dự ước đạt 14,9%. Sản phẩm công nghiệp phát triển đa dạng và phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn phát triển theo chiều rộng, chủ yếu là gia công, công nghiệp chế biến chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Khu vực này cũng là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, nên từ cuối năm 2007 đã có xu hướng tăng trưởng chậm lại, có khoảng thời gian giảm sâu, đến giữa năm 2009 sản xuất công nghiệp và xây dựng mới có sự phục hồi.
Ngành dịch vụ: Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, mặc dù chịu ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 21%.
Ngành Nông - lâm nghiệp - thủy sản: Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh, … ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đã phát triển với tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,14% mặc dù không đạt mục tiêu đề ra song trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ cho nhu cầu đô thị hóa, phát triển công nghiệp thì mức tăng trưởng trên là đáng khích lệ; đặc biệt ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng khá, đạt bình quân trên 8%, chăn nuôi đã bắt đầu phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp tuy mức chuyển dịch cơ cấu nội ngành còn chưa rõ nét song bước đầu đã đem lại một số kết quả nhất định.
Kinh tế nông thôn và đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện hơn trước, việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã có tác động tích cực đến việc phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Về phát triển xã hội: Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy và học ngày càng được cải thiện, nâng cấp, công tác giáo dục vùng sâu, vùng xa được quan tâm nhiều hơn.
Hầu hết các xã đã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Năm 2010, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 82%, 100% số xã/phường đã đạt và giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia, có 80% số xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên ngày càng được hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Đến nay tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 91,15%, giáo viên tiểu học là 97,02 %, giáo viên trung học cơ sở là 97,16%, giáo viên trung học phổ thông là 95,12%. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được tăng cường.
Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ trong lĩnh vực đào tạo Đại học, Trung học và Dạy nghề. Với hệ thống giáo dục đào tạo dạy nghề phong phú cả về số lượng và cấp trình độ. Trong giai đoạn 2001 - 2008 đã đào tạo bình quân hàng năm khoảng 21 vạn lao động, cung cấp lao động có chuyên môn kỹ thuật cho không những trong tỉnh mà còn cho các tỉnh khác, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế -xã hội của tỉnh trong thời gian qua cũng như tạo tiền đề cho thành công của thời kỳ tới.
Về y tế, hiện tại địa bàn tỉnh có 212 cơ sở y tế trên 3.500 giường bệnh, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong số này có 16 bệnh viện và 14 phòng khám đa khoa khu vực. Hầu hết các chỉ tiêu y tế của tỉnh được cải thiện rõ rệt trong những năm qua và cơn hơn mức bình quân toàn vùng.
Hoạt động văn hóa thể thao, thông tin tuyên truyền rộng khắp và có chiều sâu sơn trước đây. Công tác thông tin có hiện quả, hoạt động phát thanh truyền hình đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh và địa phương để tổ chức, tuyên truyền được cải tiến cho phù hợp, chất lượng, nội dung thông tin ngày càng được nâng cao. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư được đẩy mạnh. Hết năm 2011, có trên 50% số làng bản đạt tiêu chuẩn làng bản văn hóa và trên 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Hầu hết các xã/ phường/ thị trấn trong tỉnh đều có địa điểm hoạt động vui chơi, giải trí,… góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương. Hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng, toàn bộ các huyện /thị trong tỉnh đều đã có bưu cục huyện/thị, 100% các xã có bưu điện văn hóa xã. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh, các dịch vụ viễn thông hiện đại được đưa vào và sử dụng rộng rãi.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
2.1.3.1. Hệ thống giao thông
Thái Nguyên là một tỉnh có hệ thống đường giao thông khá đầy đủ là điều kiện tốt cho việc giao lưu kinh tế và văn hóa giữa nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Tổng chiều dài đượng bộ 2.753 km trong đó đường quốc lộ là 183km; tỉnh lộ là 105,5 km, huyện lộ là 659 km; đường liên xã là 1764 km. Các đường tỉnh lộ và quốc lộ được dải nhựa và hàng năm có chi thường xuyên để tu bổ và bảo trì hoạt động. Hệ thống quốc lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các trường đều xuất từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mở, khu du lịch và thông tới các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Đặc biệt dự án đầu tư đường cao tốc quốc lộ 3 từ Nội Bài lên Thái Nguyên và tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên (đường Bắc Kạn, Cao Bằng) đang được thi công sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông. Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước. Gồm có tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều chạy qua nối Thái Nguyên với Hà Nội; tuyến đường sắt Lưu Xá – Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga Kép) và tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đường sắt Quán Triều – Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản. Hệ thống đường thủy, Thái Nguyên có hai tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có hai con sông chính là sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
2.1.3.2. Hệ thống điện, bưu chính viễn thông và ngân hàng
Năm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia,
trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, huyện có lưới điện hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Và có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng lưới truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số. Với tổng đài 27.000 số hiện nay đã đạt dung lượng 18.000 thuê bao đã giúp cho nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc diễn ra thuận tiện và thông suốt. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng liên tục được mở rộng ngoài các ngân hàng nhà nước như ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phát Phát triển , ngân hàng Đầu tư còn có ngân hàng tư nhân như ngân hàng Nam Việt, ngân hàng Quốc tế… Sự phát triển hệ thống ngân hàng một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức đặc biệt là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác nó thu hút nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, và kiểm tra thu nhập của công chức nhà nước qua hệ thống trả lương qua tài khoản. Chắc chắn sự phát triển của nền kinh tế không thể thiếu ngân hàng vững mạnh và làm ăn hiệu quả.
Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách ASXH được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, qua các chương trình mục tiêu quốc gia.
Từ những điều kiện về tự nhiên, dân cư xã hội của tỉnh, ta thấy rằng tỉnh cũng có những tiềm năng nhất định, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên với đặc điểm là một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn các xã là các xã miền núi và vùng cao, địa hình tương đối phức tạp, trình độ dân trí còn chưa cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011: 16,9%;