8. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
2.1.2. Điều kiện dân cư lao động kinh tế xã hội
Về dân cư lao động: dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó
có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đồng đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km2. Dân số chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp, địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%. Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp chiếm 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.
Về kinh tế: Dưới sự lãnh đạo của các cấp đảng và chính quyền địa phương
vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế:
Ngành công nghiệp - xây dựng: tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 dự ước đạt 14,9%. Sản phẩm công nghiệp phát triển đa dạng và phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn phát triển theo chiều rộng, chủ yếu là gia công, công nghiệp chế biến chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Khu vực này cũng là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, nên từ cuối năm 2007 đã có xu hướng tăng trưởng chậm lại, có khoảng thời gian giảm sâu, đến giữa năm 2009 sản xuất công nghiệp và xây dựng mới có sự phục hồi.
Ngành dịch vụ: Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, mặc dù chịu ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 21%.
Ngành Nông - lâm nghiệp - thủy sản: Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh, … ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đã phát triển với tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,14% mặc dù không đạt mục tiêu đề ra song trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ cho nhu cầu đô thị hóa, phát triển công nghiệp thì mức tăng trưởng trên là đáng khích lệ; đặc biệt ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng khá, đạt bình quân trên 8%, chăn nuôi đã bắt đầu phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp tuy mức chuyển dịch cơ cấu nội ngành còn chưa rõ nét song bước đầu đã đem lại một số kết quả nhất định.
Kinh tế nông thôn và đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện hơn trước, việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã có tác động tích cực đến việc phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Về phát triển xã hội: Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy và học ngày càng được cải thiện, nâng cấp, công tác giáo dục vùng sâu, vùng xa được quan tâm nhiều hơn.
Hầu hết các xã đã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Năm 2010, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 82%, 100% số xã/phường đã đạt và giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tiêu chuẩn quốc gia, có 80% số xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên ngày càng được hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Đến nay tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 91,15%, giáo viên tiểu học là 97,02 %, giáo viên trung học cơ sở là 97,16%, giáo viên trung học phổ thông là 95,12%. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được tăng cường.
Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ trong lĩnh vực đào tạo Đại học, Trung học và Dạy nghề. Với hệ thống giáo dục đào tạo dạy nghề phong phú cả về số lượng và cấp trình độ. Trong giai đoạn 2001 - 2008 đã đào tạo bình quân hàng năm khoảng 21 vạn lao động, cung cấp lao động có chuyên môn kỹ thuật cho không những trong tỉnh mà còn cho các tỉnh khác, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế -xã hội của tỉnh trong thời gian qua cũng như tạo tiền đề cho thành công của thời kỳ tới.
Về y tế, hiện tại địa bàn tỉnh có 212 cơ sở y tế trên 3.500 giường bệnh, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong số này có 16 bệnh viện và 14 phòng khám đa khoa khu vực. Hầu hết các chỉ tiêu y tế của tỉnh được cải thiện rõ rệt trong những năm qua và cơn hơn mức bình quân toàn vùng.
Hoạt động văn hóa thể thao, thông tin tuyên truyền rộng khắp và có chiều sâu sơn trước đây. Công tác thông tin có hiện quả, hoạt động phát thanh truyền hình đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh và địa phương để tổ chức, tuyên truyền được cải tiến cho phù hợp, chất lượng, nội dung thông tin ngày càng được nâng cao. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư được đẩy mạnh. Hết năm 2011, có trên 50% số làng bản đạt tiêu chuẩn làng bản văn hóa và trên 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Hầu hết các xã/ phường/ thị trấn trong tỉnh đều có địa điểm hoạt động vui chơi, giải trí,… góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương. Hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng, toàn bộ các huyện /thị trong tỉnh đều đã có bưu cục huyện/thị, 100% các xã có bưu điện văn hóa xã. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh, các dịch vụ viễn thông hiện đại được đưa vào và sử dụng rộng rãi.