Các chính sách xã hội nói chung và ASXH nói riêng trong giai đoạn hiện nay thể hiện thông qua cương lĩnh, nghị quyết chuyên đề, các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, dài hạn và các chương trình mục tiêu quốc
gia như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, Nghị quyết Hội nghị làn thứ 5 khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Chiến lược ASXH Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 của Bộ Chính trị…Trong đó trọng tâm là những quan điểm được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ khóa XI: “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. An sinh cho người có hoàn cảnh khó khăn phải hướng tới đảm bảo sự ổn định xã hội và sự phát triển bền vững
Chính sách cho người có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận hợp thành chính sách ASXH trong tổng thể chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, do vậy quá trình đổi mới và phát triển chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn phải dựa trên cơ sở gắn liền và phù hơp với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bản thân kinh tế thị trường tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế, song cũng tích tụ các nguyên nhân gây nên các vấn đề xã hội bức xúc, trong đó một bộ phận dân cư, người lao động gặp phải, rơi vào tình trạng khó khăn trong cuộc sống. ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn phải là hợp phần quan trọng, cái sàn (giá đỡ) cuối của hệ hống ASXH và là một trong những công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư để bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội.
3.2.2.2. ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn cần đặt trong mối quan hệ tương tác với tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ, phải phù hợp
với quá trình tăng trưởng kinh tế, mức độ biến động thu nhập, mức độ cải thiện điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư mà mặt bằng của nó là thu nhập và mức sống bình quân của hộ gia đình. Phát triển hệ thống chính sách ASXH cho gười có hoàn cảnh khó khăn phải phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Như vậy, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo các mục tiêu đề ra như trên thì chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh cũng phải được quan tâm đúng mức như mở rộng diện đối tượng, tăng mức hỗ trợ, phát triển các mô hình trợ giúp … để bảo đảm phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội theo đà phát triển nhanh của tỉnh.
3.2.2.3. Chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn phải bảo đảm sự tương đồng với các chính sách xã hội khác của tỉnh
Chính sách ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với điều kiện ngân sách để bảo đảm khả năng thực thi chính sách, nhưng cũng cần phù hợp với mặt bằng chung của các chính sách xã hội khác của tỉnh . Cần nghiên cứu xây dựng mức sống tối thiểu của dân cư trong tỉnh. Từ đó, xây dựng các hệ số tính toán để xác định mức chuẩn trợ cấp xã hội, tiền lương tối thiểu, lương hưu, trợ cấp BHXH, chính sách người có công, chuẩn xác định hộ nghèo ở nông thôn, hộ thu nhập thấp ở thành thị…ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn phải bảo đảm hài hòa với chính sách xã hội khác của tỉnh trên cả tiêu chí xác định đối tượng, chế độ trợ giúp và mức trợ giúp cụ thể, tạo thành mặt bằng chính sách xã hội, hạn chế sự bất bình đẳng giữa các chính sách.
3.2.2.4. Từng bước nâng cao chất lượng chính sách, đảm bảo thực hiện quyền cho đối tượng được hưởng lợi
Đánh giá thực trạng chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả và tác động của chính sách chưa cao là do mức trợ cấp thấp,
hệ số trợ cấp các nhóm chưa phù hợp theo nhu cầu của đối tượng. Vì vậy, cần có phương án điều chỉnh mức trợ cấp và hệ số trợ cấp cho phù hợp, đồng thời phải điều chỉnh từng năm theo mức độ tăng giá và tốc độ phát triển kinh tế. Ngoài ra cũng cần có hệ số phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể theo hoàn cảnh khó khăn, tuổi, điều kiện kinh tế.
Chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn phải luôn quán triệt hai chức năng cơ bản đó là bảo vệ an toàn cuộc sống và trợ giúp phát triển. Phải coi trợ giúp phát triển là nhân tố cơ bản, là nội dung quan trọng hàng đầu.
3.3. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH đối với ngƣời có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên trong ASXH đối với ngƣời có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
3.3.1. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hệ thống chính sách ASXH thống nhất, đồng bộ hiệu quả
Đảng bộ, chính quyền tỉnh giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở những chính sách nhà nước ban hành, Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhận thức đầy đủ, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động sao cho mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với đặc thù của địa phương mình, tránh rập khuôn máy móc. Xây dựng chương trình hành động là khâu quan trọng quyết định sự thành công trong việc thực thi một chính sách, xây dựng được kế hoạch chương trình hoạt động một cách đúng đắn, thống nhất, đồng bộ đã là bước đầu đạt được thành công trong việc thực thi chính sách.
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về ASXH xã hội về ASXH
3.3.2.1. Thực hiện tuyên truyền giáo dục về ASXH
Chiến dịch truyền thông là những biện pháp thông thường để thực hiện tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ASXH. Biện pháp này rất thích hợp khi có các chương trình ASXH mới hoặc khi một chương trình ASXH đang thực
hiện có bước phát triển lớn hay mở rộng. Đặc biệt, có thể thực hiện các chiến dịch truyền thông để tập trung các nỗ lực thông tin vào các mảng, các vấn đề ASXH mà người dân chưa nắm rõ và mong muốn được giải thích. Chẳng hạn điều kiện để vay vốn làm ăn; khả năng thanh toán của quỹ BHXH dài hạn; cơ chế tài chính của các chương trình ASXH (BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, xóa đói giảm nghèo).
Việc thực hiện chuyến dịch truyền thông có thể huy động tất cả các phương tiện như báo, đài, ti vi, panoo, áp phích, tờ rơi,… thậm chí có thể thiết kế các cuộc tọa đàm, các buổi thuyết trình cho các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng và ở nhiều cấp khác nhau.
Mỗi chiến dịch truyền thông đều phải được thiết kế tỉ mỉ để có thể triển khai đồng bộ và có hiệu quả cao. Các tổ chức, các bộ phận, các cá nhân tham gia chiến dịch truyền thông đều phải được huấn luyện bài bản đê nhận thức rõ về mục tiêu của chiến dịch và để nắm vững được các thông tin cần truyền tải, truyền đạt.
Mặc dù không phải là tổ chức kinh doanh nhưng các cơ quan ASXH cũng phải thực hiện các hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên không phải giống như quảng cáo của các tổ chức kinh doanh, mục đích cao nhất của cơ quan ASXH khi thực hiện quảng cáo là thông tin và giáo dục nhận thức về ASXH. Hoạt động quảng cáo của cơ quan ASXH có thể là thường xuyên, định kỳ hoặc được tiến hành như một phần của chiến dịch truyền thông.
Cũng như bất kỳ một hoạt động quảng cáo nào, nội dung quảng cáo của cơ quan về ASXH có thể là một phương thức hoạt động mới, về một thay đổi tiến bộ nào đó trong chế độ và quyền lợi của người được hưởng; về hình ảnh của chính cơ quan ASXH… Phù hợp với từng nội dung quảng cáo, từng đối tượng nhận thông tin, cấp độ quảng cáo mà phương tiện quảng cáo có thể là báo trí, đài phát thanh truyền hình, áp phích, phương tiện giao thông công cộng, tờ rơi…
3.3.2.2. Phát triển các kênh thông tin về ASXH
Nâng cao nhận thức về ASXH không chỉ dừng lại ở việc thông tin tuyên truyền về ASXH mà còn phải tạo điều kiện cho công chúng nói chung và các đối tượng có liên quan một niềm tin vào hoạt động của các chương trình ASXH. Điều này chỉ thực hiện được khi cơ chế thông tin của các chương trình ASXH đảm bảo tính minh bạch và người dân có khả năng tiếp cận được các thông tin mà họ cần một cách chủ động. Phát triển các kênh thông tin khác nhau là biện pháp được nhiều nước cân nhắc lựa chọn.
Xây dựng trang web thông tin: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới. Do vậy, việc thiết kế và xây dựng các trang web sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chương trình ASXH. Bởi vì, các trang web này là một kênh giao tiếp ở diện rộng và đạt được nhiều mục đích: tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ…
Điểm cần lưu ý khi thiết kế các trang web là phải đảm bảo cho dễ tìm kiếm thông tin và gần gũi với công chúng; Hình thành các địa điểm cung cấp thông tin.
Cùng với các trang thông tin điện tử thì các chương trình ASXH có thể hình thành thêm các địa chỉ cung cấp thông tin theo nhiều hình thức khác nhau như: ki ốt thông tin, bản thông tin hướng dẫn, các văn phòng giao dịch. Chẳng hạn để tăng sự hiểu biết của người dân về một chương trình ASXH nào đó thì có thể đặt các bản thông tin hướng dẫn về chương trình ASXH đó tại các điểm nhiều người qua lại như các siêu thị, sân ga, hội chợ… Mặc dù các bản thông tin hướng dẫn chỉ cung cấp thông tin mang tính thời điểm, nhưng biện pháp này cũng khá thuận tiện cho người dân và ít tốn kém chi phí. Thậm chí có thể phát triển các bàn thông tin hướng dẫn này thành một phương tiện truyền thông lưu động, có thể chuyển thông tin đến những nơi xa xôi, hẻo lánh, ít có cơ hội tiếp cận thông tin qua các kênh khác.
Công bố các báo cáo tài chính định kỳ: Các chương trình ASXH thường lập và gửi các báo cáo tài chính lên cơ quan chức năng có thẩm quyền theo chế độ báo cáo. Tuy nhiên, theo cơ chế thông tin minh bạch, các chương trình này vẫn có thể cung cấp cho công chúng các báo cáo tài chính hợp pháp. Nếu thực hiện được kênh thông tin này thì hiệu quả của việc nâng cao hiểu biết cũng như niềm tin của công chúng vào các chương trình ASXH sẽ cao hơn rất nhiều. Bởi vì, rốt cuộc tất cả mọi người dân đều quan tâm tới vấn đề tài chính của chương trình dù đó là người được hưởng quyền lợi ASXH hay là người đóng góp cho các chương trình ASXH. Điều cần lưu ý khi phát triển kênh thông tin này là các báo cáo tài chính phải đảm bảo cung cấp các thông tin cho công chúng một cách chính xác và nhất quán, đồng thời phải dễ hiểu.
3.3.3. Tăng cường huy động nguồn lực cho các chương trình ASXH
3.3.3.1. Huy động các nguồn lực trong tỉnh và ngoài tỉnh
Tăng cường nguồn lực cho chương trình giảm nghèo và chương trình 135 theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, đặc biệt ưu tiên cho các huyện nghèo và hộ rất nghèo. Tổ chức thực hiện chế độ trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của chính phủ và Quyết định số 08/QĐ-UBND tỉnh. Nghiên cứu điều chính chuẩn nghèo và trợ cấp xã hội phù hợp để áp dụng cho giai đoạn tiếp theo. Điều chỉnh hợp nhất lộ trình tăng lương theo đề án cho cán bộ nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp.
Tỉnh có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ thiết thực cải thiện đời sống vật chất cho người lao động nhất là lao động nghèo, lao động là người tàn tật và gia đình gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Cụ thể như: khuyến khích thành lập các doanh nghiệp xã hội, thứ nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu
của cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có HIV/AIDS...). Thứ hai, tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm. Ngoài ra tỉnh có thể có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện như: ưu tiên cơ hội đầu tư, kinh doanh vào tỉnh, hỗ trợ về thuế cho những doanh nghiệp tham gia làm từ thiện, doanh nghiệp nhận người lao động khuyết tật vào làm việc…
Huy động nguồn lực theo cơ chế đa nguồn, nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương bố trí thì ngân sách địa phương phải bố trí tối thiểu là 1% tổng chi phí ngân sách hàng năm của các địa phương để thực hiện chương trình; huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân, vận động tài trợ quốc tế của các tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ. Về phân bổ nguồn lực, tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã miền núi, có tỷ lệ nghèo đói, người có hoàn cảnh khó khăn cao và đảm bảo công bằng giữa các huyện có điều kiện ngang nhau.
Trong quá trình soạn lập ngân sách hàng năm. Tỉnh Thái Nguyên cần đưa vào các khoản cho dành cho ASXH. Các khoản chi này được ước tính trên cơ sở số người thụ hưởng đói với mỗi chương trình ASXH và cần một kế hoạch chi tiêu phải đảm bảo phân bổ nguồn lực để các chương trình ASXH được thực hiện liên tục. Tỷ trọng chi cho ASXH nên chiếm khoảng 1% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh. Tổng kết và báo cáo tình hình cụ thể về tình hình các đối tượng nghèo đói, yếu thế ở địa phương, trình lên Trung ương xin cấp thêm kinh phí thực hiện ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn. Cần có sự trình bày rõ ràng về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương so với cả nước và thực trạng vấn đề ASXH đối với người có hoàn cảnh khó khăn để chính phủ có sự ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các chương trình ASXH của tỉnh.
Đối với các khoản đóng góp của doanh nghiệp: Tỉnh Thái Nguyên phải có cơ chế giám sát việc các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ về ASXH đối với người lao động, cụ thể là bảo hiểm y tế, BHXH, và các loại trợ cấp: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thai sản…Sở Lao động thương binh và xã hội định kỳ hàng tháng kiểm tra việc đóng bảo hiểm y tế và BHXH của doanh nghiệp. Cuối năm kiểm tra bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để năm rõ liệu doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ các khoản bảo hiểm cho