8. Kết cấu của luận văn
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính
2.3.1. Những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách ASXH cho người có
Trong những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của đảng ủy, chính quyền nhân dân tỉnh Thái Nguyên, công tác ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể: Công tác giảm nghèo và trợ giúp xã hội được triển khai đồng bộ, các chính sách, dự án giảm nghèo như cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, cho vay ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo… và trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời, đảm bảo theo quy định; tổ chức tối các hoạt động thăm, tặng quà tết cho đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
Các chính sách mới về bảo trợ xã hội có hiệu lực thi hành đã được hướng dẫn triển khai thực hiện.
Các cơ quan, báo chí, truyền thanh, truyền hình của tỉnh và các địa phương đã thực hiện tốt nội dung tuyên truyền qua đó nâng cao nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó các chính sách mới đã được người dân đồng tình hưởng ứng tham gia.
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách ASXH cho ngƣời có hoàn cảnh khó khăn
2.3.1. Những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách ASXH cho người có hoàn cảnh khó khăn người có hoàn cảnh khó khăn
2.3.1.1. Trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn
Sau quá trình triển khai thực hiện theo Công văn hướng dẫn số 2000/HDLN/SLĐTBXH-SYT-BHXH thì công tác quản lý, cấp phát, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế
khác còn chậm khi nhận được thẻ thì hiệu lực còn ngắn gây thiệt thòi cho người dân, cấp trùng, cấp chưa đúng đối tượng; việc thu thẻ đảm bảo tính kịp thời theo quy định hàng tháng. Chẳng hạn thực hiện quy định của nhà nước về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2012, Sở Lao động thương binh và xã hội tiến hành mua và cấp thẻ cho đối tượng ở các huyện vào 24/3/2012, sau đó các huyện tiến hành cấp phát cho người dân. Khi người dân nhận được là đầu tháng 4/2012, trong khi đó thẻ có hiệu lực từ ngày 01/2/2012. Như vậy là cơ quan đã cấp chậm cho người dân gần 2 tháng. Thủ tục xác định hộ nghèo còn rườm rà, phức tạp nên đôi khi người nghèo mắc bệnh mà chưa kịp có thẻ để có thể khám và chữa bệnh. Mặc dù toàn bộ chi phí sẽ được chi trả khi có thẻ bảo hiểm y tế nhưng trong hoàn cảnh như vậy thì họ không thể có khoản tiền ứng trước để có thể điều trị bệnh và rủi ro với họ là rất cao.
2.3.1.2.Trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
Công tác triển khai và tổ chức thực hiện chính sách TGXH thường xuyên còn nhiều khó khăn và hạn chế: mức độ bao phủ của chính sách TGXH thường xuyên chưa bảo đảm hết đối tươ g cần trợ giúp nên đã ảnh hưởng đến hiệu lực của chính sách; mức trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp, chưa phù hợp với thực tế; trợ giúp khám chữa bệnh và chỉnh hình, phục hồi chức năng cho các đối tượng thiếu hướng dẫn cụ thể; một số địa phương trong tỉnh việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo còn chưa thường xuyên liên tục, chất lượng thông tin phản ánh chưa sát với thực tế đã ảnh hưởng đến việc thực hiện tổng hợp báo cáo trên địa bàn tỉnh; các cơ sở cung cấp dic h vu TGXH của tỉnh chưa phát triển…
Trợ giúp xã hội đột xuất còn chưa kịp thời, việc xác định đối tượng trợ cấp đôi lúc còn chưa được chính xác, vẫn xảy ra nhầm lẫn.
Điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm bảo trợ xã hội còn thiếu, xuống cấp; cơ sở vật chất hiện có chưa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho đối tượng; nghiệp vụ về công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ, nhân viên còn hạn chế, ít được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng còn quá thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của đối tượng; việc huy động các nguồn lực và tăng gia lao động sản xuất tại các cơ sở bảo trợ còn hạn chế.
2.3.1.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo
Bên cạnh những kết đã đạt được, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh còn một số hạn chế:
Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định có những lệch lạc, dựa vào quan hệ thân quen đưa vào diện hộ nghèo những hộ không nằm trong tiêu chí nghèo, thậm chí bớt xén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng. Những sai phạm này thường ở cấp chính quyền cơ sở và huyện.
Quy mô các chương trình còn nhỏ, hiện tại nguồn kinh phí nhà nước và của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nói chung và người nghèo nói riêng. Số tiền chi trả, trợ cấp cho người nghèo trong các chính sách ASXH cũng chưa cao. Chẳng hạn như số người nghèo tham gia chương trình hỗ trợ học nghề trong giai đoạn 2006-2008 chỉ vào khoảng 5% so với nhu cầu. Hay như trong chính sách trợ cấp giáo dục, tỷ lệ con em người nghèo được hỗ trợ kinh phí và đồ dùng học tập vào khoảng 80% trong khi phải tạo điều kiện cho 100% con em hộ nghèo, hay chính sách cho hộ nghèo vay vốn tỷ lệ hộ được vay đạt 4,5%, kinh phí bình quân mỗi hộ được vay là 4 triệu đồng/hộ/năm. Số tiền dành cho các chương trình xã hội lại không ổn định, phụ thuộc nhiều vào kế hoạch của ngân sách Trung ương cấp hàng năm nên không đảm bảo cho yêu cầu thực hiện các chương trình ASXH của tỉnh.
Chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm: Nhu cầu đào tạo nghề và vay vốn học nghề lớn, tuy nhiên mức giải quyết của Nhà nước còn thấp do ngân sách nhà nước hạn chế, nguồn kinh phí hỗ trợ tư nhân còn ít. Mặt khác thông thông tin hỗ trợ giới thiệu việc làm còn yếu do vậy các đối tượng yếu thế có ít cơ hội tìm kiếm việc làm hơn. Đặc biệt các đối tượng người khuyết tất do sức khỏe yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ khoảng 6% người khuyết tật học hết bậc trung học phổ thông, trên 20% có trình độ trung học cơ sở), nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có. Mặt khác các doanh nghiệp còn chưa mặn mà với việc tuyển dụng người khuyết tật, còn phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và người bình thường.
Bên cạnh đó chính sách hỗ trợ tuyển dụng của nhà nước đối với các doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật còn chưa nhiều.
2.3.1.4. Cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản
Chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản còn thấp: các cơ sở y tế cơ sở, cấp huyện mặc dù đã được đầu tư, song trang thiết bị còn lạc hậu, nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng; đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm đã được tiến hành, tuy nhiên các công trình xây dựng tiến độ chậm, chất lượng công trình chưa cao.
Bảng 2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở
TT Tiêu chí đánh giá Đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc trang thiết bị 4,81% 9,37% 41,77% 37,71% 7,34
2 Danh mục thuốc chữa
bệnh 4,3% 21,52% 42,53% 22,28% 9,37%
3 Trình độ của đội ngũ
y bác sỹ 3,80% 27,09% 44,56% 19,49% 5,06% 4 Thái độ phục vụ của
( Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi đối tượng thụ hưởng chính sách )
Nhìn vào bảng thống kê kết quả điều tra bảng hỏi về chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, chúng ta thấy rằng phần lớn đối tượng được hỏi đánh giá thang điểm trung bình: cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị là 41,77%, 42,53%, trình độ của đội ngũ y bác sỹ là 44,56%, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ là 34,18%. Trong bốn tiêu chí lựa chọn đánh giá thì thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ tuyến y tế cơ sở có tỷ lệ đánh giá đạt loại tốt là cao nhất chiếm 23,54%, thấp nhất là trình độ của đội ngũ y bác sỹ. Về điểm yếu kém nhất thì danh mục thuốc chữa bệnh là tiêu chí đánh giá kém chiếm 9,37% lớn nhất so với cac tiêu chí khác. Danh mục thuốc chữa bệnh ở tuyến cơ sở còn thiếu, chưa đầy đủ.