Tình hình kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây trƣớc năm 1996

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 29 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Tình hình kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây trƣớc năm 1996

Cuối năm 1985, sau những cải cách về giá- lương- tiền thì tình hình kinh tế trong cả nước có biến động khơng thuận lợi, sự mất cân đối giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu trở nên gay gắt, giá cả thị trường tăng nhanh. Bên cạnh đó, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khơng có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào đầu những năm 90 đã tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Trước tình hình đó, tháng 12/1986, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI được tổ chức ở Hà Nội, đây là một điểm mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu công cuộc đổi mới của Đảng, nhằm “đổi mới về quản lý kinh tế nhằm tiến tới xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị và cá nhân người lao động”. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nhân dân đã đạt được; đồng thời chỉ ra những khuyết điểm trên tất cả các mặt kinh tế xã hội, đời sống nhân dân khó khăn gay gắt, tiêu cực xã hội phát triển.

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, Đại hội đã đề ra chủ trương đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào ba chương trình kinh tế lớn “lương thực thực phẩm- hàng tiêu dùng- hàng xuất khẩu”. Đường lối đổi mới và ba chương trình kinh tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI như một luồng sinh khí mới, động viên mạnh mẽ tinh thần lao động hăng say, sáng tạo của nhân dân cả nước. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đề ta, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hà Sơn Bình về phát triển kinh tế xã hội, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây bước vào thời kỳ đổi mới với niềm tin và sức mạnh mới.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã vận dụng các Nghị quyết của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương nhất là vấn đề kinh tế nông nghiệp của Thị xã.

Tháng 9/1986, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ XIII đã được triệu tập. Sau khi thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ XII, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1986-1988 và phương hướng đến năm 1990 theo cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp- dịch vụ xuất khẩu với những nhiệm vụ trung tâm là “ổn định phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng và sử dụng tốt cơ sở vật chất hiện có, tổ chức tốt, phân phối lưu thông, mở rộng xuất khẩu, ổn định từng bước đời sống cho nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, cung cấp ổn định những mặt hàng định lượng cho cán bộ, công nhân viên chức”.[4;95]

Tháng 4/1987, Thị ủy, UBND Thị xã đã chỉ đạo thực hiện mơ hình quản lý kinh tế theo hình thức Hợp tác xã (HTX) nông – cơng- thương- tín (thống nhất từ 3 HTX: nơng nghiệp- mua bán- tín dụng) và lấy HTX Đường Lâm làm đơn vị điểm. Qua một thời gian hoạt động, hình thức HTX nơng- cơng- thương- tín được thừa nhận là mơ hình phát huy được tính năng động trong tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, tiềm năng nhiều mặt đạt được hiểu quả kinh tế tốt. Nơng nghiệp có điều kiện để phát triển, mua bán mở rộng được kinh doanh và tín dụng phát huy được hiệu quả, phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống của bà con xã viên. Thực tiễn và kinh nghiệm của HTX Đường Lâm là cơ sở để mở rộng mơ hình HTX nơng- cơng- thương- tín ra tồn xã.

Tháng 4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10- NQ/BCT (thường gọi là Nghị quyết khốn 10) nhằm giải phóng sức sản xuất, gắn việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất với cải tạo XHCN, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, “chuyển nền kinh tế

nước ta cịn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp ở nhiều vùng sang sản xuất hàng hóa”. [23]

Bước vào vụ đơng xn 1988, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, sau khi làm điểm ở HTX Đường Lâm, Thị ủy Sơn Tây đã chỉ đạo tất cả các HTX nơng nghiệp điều thực hiện khốn gọn cho hộ gia đình cả cây lúa và các cây, con, ngành nghề khác. Gắn khoán với kế hoạch sản xuất và phân phối ngay từ đầu. Tuy mới là bước đầu, song thực tiễn đã khẳng định tính đúng đắn, sức thuyết phục mạnh mẽ đối với chủ trương mới của Đảng.

Đảng bộ Thị xã đã có những chỉ đạo phù hợp thực hiện Chỉ thị 100 và thi hành Chỉ thị 12 của Thành ủy Hà Nội và Thị ủy Sơn Tây về “Khoán sản

phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các HTX sản xuất nông nghiệp” [36; 215], phương thức khoán sản phẩm mới đã khơi dậy tiềm năng

lao động và trách nhiệm của bà con xã viên trước các khâu công việc được giao, động viên được phong trào lao động, sản xuất ở nơng thơn, khuyến khích được mọi người hăng hái lao động, chất lượng công việc được tốt hơn, xã viên chủ động đầu tư về lao động, phân bón, dụng cụ, sức kéo….vào sản xuất.

Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết, kết quả đã thể hiện rõ nét: nông dân yên tâm phấn khởi sản xuất, chấm dứt được tình trạng trả bớt ruộng khốn (gần 200ha); khai thác được tiềm năng đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của cả ba khu vực để tập trung đầu tư vào sản xuất, thực hiện có hiệu quả chương trình lương thực- thực phẩm đã đề ra: năng suất lúa năm 1988 so với năm 1986 tăng 2,2 tạ/ha; sản lượng lương thực đạt 12.820 tấn/12.000 tấn kế hoạch, tăng 12,6%; thịt lợn đạt 480 tấn/450 tấn kế hoạch. Đời sống của nơng dân giảm bớt khó khăn, mức ăn từ 14kg nâng lên 17,3kg/người/tháng. Bộ máy quản lý HTX được kiện toàn theo hướng gọn nhẹ (giảm 42%).

“Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khóa IV) và nghị quyết số 10- NQ/BCT khóa VI là hai mốc lớn, góp phần rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trên con đường phát triển của nông nghiệp, nơng thơn nước ta”[20; 4].

Nhìn chung, trên mặt trận nông nghiệp ở thời kỳ này bước đầu đã có sự chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, nhất là tiềm năng đất đai, chưa tự giải quyết cân đối được lương thực cho nông dân, thu nhập 3 lợi ích chưa hài hịa. Nhiều HTX không thống nhất điều hành được theo kế hoạch. Ngoài ra, đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí của ngành trong cơ cấu kinh tế, cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng kể cả các cơng trình thủy lợi trọng điểm của Thị xã. Vật tư kỹ thuật cũng chưa có dự trữ chiến lược, cung ứng khơng kịp yêu cầu sản xuất. Nhiều HTX lúc này còn nặng tư tưởng bao cấp, còn lúng túng trong sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ xã viên chưa làm sâu rộng. Sản xuất màu, sản xuất lương thực tăng chậm, một số cây cơng nghiệp như: mía, sắn, lạc và các ngành thủ cơng trong nông thôn giảm sút. Sản xuất nông nghiệp cịn nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình, ngành chăn ni trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng chưa cao, đặc biệt là chăn ni bị dựa trên thế mạnh các đồng cỏ ngoại vi Thị xã.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986) cùng với những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước với sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy Hà Nội đã động viên Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây quyết tâm phấn đấu đạt những mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm đầu của cơng cuộc đổi mới, cơ chế mới cịn đang hình thành thể nghiệm, chưa đồng bộ, hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn tốn tại kéo dài, do vậy hoạt động kinh tế của Thị xã vẫn cịn những khó khăn. Song với những định hướng đúng đắn của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã từng bước làm bật dậy những tiềm năng của xã hội nói chung và của Thị xã Sơn Tây nói riêng.

Cơng cuộc đổi mới của Đảng đã đem lại cho tồn xã hội bầu khơng khí dân chủ, sống động, làm phong phú không chỉ hàng hóa tiêu dùng mà còn khơi dậy nhiều năng lực tư duy sáng tạo của đất nước. Cuộc sống của nhân dân sau những năm đầu đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn và chính vì thế nó đã từng bước đi vào cuộc sống và thể hiện sinh động trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thị xã Sơn Tây mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng với thắng lợi bước đầu đạt được đã củng cố niềm tin và thúc đẩy cán bộ, đảng viên và nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XIV.

Qua 4 năm đổi mới (1986- 1990), đất nước ta đã có một số thành tựu, song vẫn chưa thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Đứng trước tình hình đó, tháng 6/1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII được tổ chức ở Hà Nội. Đại hội đã tốt lên một tinh thần “trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương và đoàn kết”. Đây là một Đại hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu như ở Đại hội VI đề ra phương hướng đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thì Đại hội VII có nhiệm vụ trọng đại không chỉ tổng kết thực tiễn Nghị quyết Đại hội VI trên cơ sở đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (1991- 1995), mà cịn thơng qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; bên cạnh đó cịn vạch ra hệ thống những quan niệm, phương hướng cơ bản, bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Sau Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII, một khí thế mới sơi nổi, rộng khắp trong tồn xã hội với quyết tâm cao, tràn đầy tin tưởng để biến Nghị quyết Đại hội thành hiện thực. Hịa chung với khí thế của cả nước, Đại biểu và nhân dân Thị xã Sơn Tây đã dấy lên phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực xã hội chào mừng thành cơng của Đại hội, đồng thời lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XV (vòng 2).

Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XV xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ (1991- 1995). Nghị quyết của Đại hội nhấn mạnh “quán triệt sâu sắc những tư tưởng, quan điểm cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây quyết tâm phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội đề ra, từng bước ổn định và phát triển sản xuất theo cơ cấu kinh tế: công- nông- thương nghiệp- dịch vụ- xuất khẩu và du lịch” [4; 109].

Tháng 10/1991, theo Nghị quyết của Chính phủ, Thị xã Sơn Tây cùng với một số huyện tái nhập về Tỉnh Hà Tây. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hà Tây, mặc dù tình hình thế giới lúc này có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều khó khăn, nhưng với khí thế và quyết tâm mới, đặc biệt có Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII soi sáng, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong báo cáo Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Thị xã nêu rõ “trước những thử thách mới, trong 2 năm qua Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Thông qua việc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Thị ủy, Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt được những kết quả tương đối toàn diện, tạo được bước chuyển dịch tích cực trên mọi lĩnh vực, tạo lịng tin về cơng cuộc đổi mới trong Đảng và trong nhân dân” [37; 4]. Phát huy kết quả đạt được, những năm tiếp theo Đảng bộ tiếp tục đề ra những nhiệm vụ và các chỉ tiêu mà trong phương hướng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ đề ra.

Tại Hội nghị Đại hội Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa XV (3/1994) đã tổng kết lại quá trình nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tính đến năm 1993, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 15,665 tỷ đồng/10,862 tỷ đồng chiếm 114% chỉ tiêu. Tổng sản

lượng lương thực quy thóc đạt 16.444 tấn/14.500 tấn, bằng 113%. Mức lương thực bình qn khẩu nơng nghiệp đạt 24,2 kg/20 kg/tháng, bằng 121% . Sản lượng lợn hơi đạt 1.360 tấn/140 tấn, bằng 97%. Đàn trâu bò đạt 8.109 con/8.000 con, chiếm 101% chỉ tiêu đại hội. Tổng thu ngân sách đạt 7,215 tỷ đồng bằng 144%.

Đảng bộ phấn đấu chỉ đạo sử dụng hiệu quả đất đai, tích cực trồng cây có giá trị kinh tế cao, đổi mới công tác quản lý của HTX, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phấn đấu năm 1994 đạt sản lượng lương thực quy ra thóc là 17.500 tấn/năm; năm 1995 đạt 18.000 tấn/năm; chủ động trong việc thay giống đàn gia súc, gia cầm có sản lượng thịt cao. Hàng năm trồng 100 ha rừng tập trung.

Để những người nông dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình, thực hiện Luật đất đai và Kết luận 41 của Tỉnh ủy Hà Tây về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ruộng, đất lâu dài cho hộ nông dân (10/1992), sau khi rút kinh nghiệm của xã điển hình Thanh Mỹ; Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo triển khai bước hai (giao ruộng trên thực địa) ra tất cả các xã. 13/13 HTX nơng nghiệp đã hồn thành việc giao ruộng đất đến hộ nông dân, đảm bảo đúng luật, giữ được ổn định và đồn kết trong nơng thơn, tạo bước chuyển mới trong nông nghiệp.

Từng bước đổi mới cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật đến hộ nơng dân, kiện tồn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Ban Quản lý Hợp tác xã. Cơng tác khuyến nơng có cố gắng phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy, diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng. Tổng sản lượng nông nghiệp quy thóc đạt cao so với nhiều năm qua. Năm 1992, đạt 16.560 tấn, năm 1993 mặc dù vụ xuân mất mùa nhưng sản lượng cả năm đạt 16.444 tấn (Tăng 2,7% so với kế hoạch), riêng vụ mùa năng suất đạt 39 tạ/ha, cao nhất từ trước tới nay, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hàng năm cho nơng nghiệp. Đàn lợn, trâu bị được ổn định và phát

triển. Trong 2 năm đã trồng được 238 ha rừng tập trung, hoàn thành kế hoạch trồng rừng tập trung và cây phân tán, tỷ lệ sống cao.

Thực hiện Nghị quyết số 5- NQ/TW về phát triển và xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo chặt chẽ, lấy 2 xã Đường Lâm và Trung Sơn Trầm làm điểm trước khi phát ra diện. Qua thực hiện Nghị quyết này, bộ mặt của nơng thơn đã có sự thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng được tăng cường một bước: 40 km đường nông thôn được xây dựng và nâng cấp (trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)