Nghiêm túc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời các quan điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 113 - 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Bài học kinh nghiệm

3.2.1 Nghiêm túc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời các quan điểm

điểm chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Hà Tây, trên cơ sở nắm chắc tình hình của Thị xã, hợp với lịng dân và được nhân dân hưởng ứng.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có vai trị quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế và ổn định tình hình chính trị xã hội của đất nước.

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước kinh tế nông nghiệp luôn được đạt ở vị trí quan trọng hàng. Đại hội V của Đảng (1982) đã xác định “trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80 là tập trung sức phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp bước lên, sản xuất lớn XHCN” [30; 190].

Tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chương trình sản xuất lương thực, thực

phẩm. Đến Đại hội VII, Đảng chủ trương “phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nơng thơn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội” [19; 63].

Tiếp tục kiên trì sự nghiệp đổi mới, Đại hội VIII của Đảng chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH trong đó trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Với những thành tựu giành được trong nông nghiệp, Đại hội Đại biểu lần thứ IX của Đảng khẳng định chiến lược phát triển KTXH nước ta 10 năm (2001 - 2010) là phải đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,nông thôn và nơng dân.

Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn có vai trị quyết định đẩy nhanh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn. Đối với Thị xã Sơn Tây, nông lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, ảnh hưởng đến hơn 60% dân số trên địa bàn Thị xã. Do vậy, trong những năm (1996 - 2008) Đảng bộ Thị xã Sơn Tây luôn xác định phát triển một nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả và bền vững.

Thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã vận dụng một cách đúng đắn sáng tạo đường lối của Trung ương Đảng và chủ trương của Tỉnh ủy Hà Tây và phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã quan tâm, chú trọng tới kinh tế nơng nghiệp, nắm chắc tình hình địa phương, có những chủ trương, chính sách đầu tư cần thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đảng bộ Thị xã, HĐND và UBND Thị xã đã xây dựng đề án, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình kinh tế trang trại, tạo nên phương thức sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế nơng thơn có biến đổi quan trọng, trong đó chăn ni thủy sản phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ cao trọng cơ

cấu kinh tế nơng nghiệp thu nhập trên đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao về giá trị.

Đảng bộ, UBND Thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo các ben ngành xây dựng đề án, tổ chức thực hiện tập huấn, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý nhằm tăng năng suất lúa, cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ cấu hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, đã tổ chức thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa.

Từ những thành tựu trong nông nghiệp giai đoạn (1996 – 2008) cung cấp đủ lương thực cho người dân, đảm bảo cuộc sống, phát triển nền kinh tế nông nghiệp từ tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa thị trường. Góp phần ổn định nền kinh tế của Thị xã, giữ vững an ninh quốc phòng. Kết quả trên khẳng định từ thực tiễn cách mạng, khoa học và đúng đắn của chương trình đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)