7. Kết cấu của luận văn
2.1 Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ
Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp
2.1.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn những năm 1996- 2000 đã chứng tỏ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là đúng đắn, sựa lựa chọn bước đi phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để phát huy những thành tựu đạt được, tiếp tục khai thác những tiềm năng, nguồn lực to lớn trong nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động phát triển kinh tế xã hội, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong CNH, HĐH nông nghiệp nơng thơn. Đại hội Đảng bộ tồn quốc lần IX của Đảng chủ trương trong những năm 2001 – 2005 cần phải tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Đại hội lần IX của Đảng là đại hội của trí tuệ- dân chủ- đồn kết- đổi mới. Đây là thời điểm có ý nghĩa quan trọng: Thế kỷ XX kết thúc, thế kỷ XXI bắt đầu; toàn Đảng, toàn dân trải qua năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991 – 2000 và 15 năm đổi mới.
Đại hội xác định đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ 2001-2010, trong đó nơng nghiệp nơng thơn được quan tâm đặc biệt. Đại hội khẳng định “Đẩy nhanh CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu, thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu lao động tạo việc làm, thu hút nguồn lao động nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp…phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn” [25; 171].
Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải xây dựng, phát triển nền kinh tế toàn diện phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành 1 đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại rút ngắn thời gian tiến hành CNH, HĐH.
Định hướng về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đối với từng khu vực nông thôn như: khu vực nông thôn đồng bằng, khu vực nông thôn trung
du, miền núi, khu vực biển đảo. Đại hội IX còn xác định định hướng lớn để phát triển sản xuất trong những năm 2001 – 2005 đối với từng vùng, từng khu kinh tế nông thôn. Những định hướng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư ở từng khu vực, từng vùng; đồng thời thể hiện bước đối mới tư duy về phương thức lãnh đạo đối với nông nghiệp nông thôn trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, tránh áp đặt chủ quan duy ý chí, nhưng vẫn đảm bảo cho các ngành, các vùng kinh tế nông nghiệp nông thôn năng động, sáng tạo trong xác định hình thức, bước đi của sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, vùng sinh thái, khai thác và phát huy thế mạnh ở địa phương để phát triển sản xuất với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tồn quốc lần thứ IX, ngày 28- 02-2001, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 63 – CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên
cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn”, trong đó, chú trọng ứng dụng cơng nghệ gen, công
nghệ tế bào, công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra nhiều nơng sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của đời sống xã hội. Bên cạnh đó cịn nâng cao giá trị của nơng sản hàng hóa xuất khẩu trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Việc ứng dụng những thành tựu KHCN mới để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn là sự kế thừa và kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố truyền thống với hiện đại, đây là một trong những nguyên nhân quyết định sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, ngày 18/03/2002 về “Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng
thơn thời kỳ 2001 - 2010” đã xác định nội dung tổng quát: “CNH, HĐH nông
nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu KHCN, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh những nơng sản hàng hóa trên thị trường” [27]. Lần đầu tiên Đảng ta ra Nghị quyết chuyên đề về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển với các thành phần kinh tế. Nghị quyết đề ra những quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thể hiện.
Thứ 1: CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Thứ 2: Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn
nhân lực cá nhân, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mơ lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ mơi trường, phịng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.
Thứ 3: Dựa vào nội lực là chính đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn
lực bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế; trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ, sản xuất hàng hóa các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Thứ 4: Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình
CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn.
Thứ 5: Kết hợp chặt chẽ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với xây
dựng tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân [27]. Nghị quyết Trung ương V có nội dung toàn diện và sâu sắc, thể hiện một tầm nhìn bao quát rộng và lâu dài. Nghị quyết có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững đất nước thời kỳ 2001 – 2010.
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, ngày 04/6/2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 68/2002/QĐ-Ttg về “Chương trình hành
động nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn thời kỳ 2001 - 2010” với nội dung: tạo thêm việc làm và tăng nhanh thu
nhập cho dân cư khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo với khu vực đô thị và tao dựng bộ mặt nông thôn mới trong thời kỳ CNH, HĐH.
Tháng 1/2003, Hội nghị Trung ương lần 7 khóa IX đã đề ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Hội nghị xác định những quan điểm cơ bản
về đổi mới chế độ sử dụng đất đai với từng loại đất, đồng thời xác định về nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý đất đai của Nhà nước, xây dựng các chính sách giao đất, thuê đất sản xuất, tạo điều kiện về đất đai để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển.
Nghị quyết TW 9 khóa IX (01/2004) xác định chủ trương “Chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với bảo vệ môi trường”[28; 198], đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tại Đại hội lần thứ X (tháng 04/2006) Đảng ta khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp- nông dân- nơng thơn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững” [29; 190- 191]. Đẩy mạnh hơn CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn trong đó phải chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn tạo giá trị gia tăng ngày càng cao, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất, khuyến khích đổi điền, đổi ruộng cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất.
Đại hội lần X chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức. Bước quan trọng của CNH, HĐH đất nước là phải tiếp tục “Đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân” [29; 29].
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức vào sản xuất, đưa nông nghiệp nơng thơn phát triển lên trình độ mới. Đây là điểm mới trong định hướng phát triển nền kinh tế xã hội. Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất làm chuyển nền kinh tế dựa vào lao động và tài nguyên là chủ yếu sang nền kinh tế dựa vào trí tuệ con người, thúc đẩy nhanh sự phát triển đất nước.
Từ năm 1986 đến năm 2006, 20 năm đổi mới Đảng ta có bước phát triển vượt bậc tư duy về chính trị, kinh tế xã hội. Cùng với xác định mơ hình, con đường đi lên CNXH ở nước ta, chủ trương của Đảng đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó, bước đi có ý nghĩa quyết định của q trình này là phải đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Gắn phát triển kinh tế tri thức với CNH, HĐH đất nước, nhất là về kinh tế xã hội, điều đó cũng có ý nghĩa phải tận dụng thành tựu khoa học công nghệ, kinh tế tri thức để đẩy nhanh hơn nữa đối với CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn giải quyết mối quan hệ nông thôn và nhân dân, đảm bảo sự ổn định, bền vững về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Tháng 07/2008, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 7 (khóa X) tiếp tục khẳng định cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Trong q trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN: Nông nghiệp là cơ sở- nông thôn là địa bàn- nông dân là lực lượng đảm bảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết TW 7 khóa X về nơng nghiệp và kinh tế nông nghiệp đề ra: từ nay đến 2020 không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nơng thơn, hài hịa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng có nhiều khó khăn, nơng dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được đảm bảo. Hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [34].
Trên nền tảng những chủ trương, đường lối của Đảng đã tạo điều kiện, nền tảng để chỉ đạo tiếp tục xây dựng các đề án, chương trình hành động trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong kinh tế nông nghiệp.
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hà Tây lần thứ XIII (tháng 12/2000) khẳng định: Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Hà Tây sát cánh cùng với cả nước thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đề ra chủ trương “Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH, trọng tâm là áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh chuyển dịch cơ cấu, nhiệm vụ để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất” [87; 37].
Xác định sản xuất nông nghiệp trong Tỉnh những năm tới vẫn giữ vị trí quan trọng để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Đại hội đề ra phương hướng “trước hết chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, các thành phần kinh tế đều phát triển. Trong đó, kinh tế quốc doanh, HTX phát triển và giữ vai trò nền tảng” [87; 337].
Để phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện và thực hiện tốt phương hướng đề ra, cần thực hiện tốt các giải pháp sau: “Tăng cường đầu tư khâu giống cây trồng, nhằm đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng, đảm bảo để giống tốt đưa vào sản xuất. Quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo có giá trị cao, vùng cây công nghiệp, cây thành phẩm, rau sạch gắn với quy hoạch sử dụng hợp lý đất đồi gò, đất bãi, vườn tạp để phát triển cây công nghiệp phù hợp với từng vùng. Đẩy mạnh sản xuất vụ đông, đưa vụ đơng trở thành vụ chính chiếm 60% diện tích lúa màu với những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Phát triển tài nguyên rừng, nâng
cao độ che phủ rừng lên 30% năm 2005. Hình thành việc giao đất, giao rừng, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp nông nghiệp” [82; 60].
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII và Nghị quyết TW 5 (khóa IX) của Đảng về “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010” Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã đề ra Chương trình số 24-CTr/TU, ngày 20/04/2002 Đảng bộ Tỉnh đánh giá những kết quả đạt được “Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên, đến nay Tỉnh đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%, đảm bảo an ninh lương thực, tỷ suất hàng hóa ngày một cao... Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào trong sản xuất. Mức độ cơ giới hóa các khâu canh tác ngày càng cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn năm 2001 đạt 1.700 tỷ đồng (riêng 120 làng nghề đạt 1.045 tỷ)” [89; 2].
Từ đó, Đảng bộ thơng qua chương trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông