Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 70 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hà Tây lần thứ XIII (tháng 12/2000) khẳng định: Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Hà Tây sát cánh cùng với cả nước thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đề ra chủ trương “Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH, trọng tâm là áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh chuyển dịch cơ cấu, nhiệm vụ để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất” [87; 37].

Xác định sản xuất nông nghiệp trong Tỉnh những năm tới vẫn giữ vị trí quan trọng để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Đại hội đề ra phương hướng “trước hết chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, các thành phần kinh tế đều phát triển. Trong đó, kinh tế quốc doanh, HTX phát triển và giữ vai trò nền tảng” [87; 337].

Để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và thực hiện tốt phương hướng đề ra, cần thực hiện tốt các giải pháp sau: “Tăng cường đầu tư khâu giống cây trồng, nhằm đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng, đảm bảo để giống tốt đưa vào sản xuất. Quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo có giá trị cao, vùng cây công nghiệp, cây thành phẩm, rau sạch gắn với quy hoạch sử dụng hợp lý đất đồi gò, đất bãi, vườn tạp để phát triển cây công nghiệp phù hợp với từng vùng. Đẩy mạnh sản xuất vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ chính chiếm 60% diện tích lúa màu với những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Phát triển tài nguyên rừng, nâng

cao độ che phủ rừng lên 30% năm 2005. Hình thành việc giao đất, giao rừng, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp nông nghiệp” [82; 60].

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII và Nghị quyết TW 5 (khóa IX) của Đảng về “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010” Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã đề ra Chương trình số 24-CTr/TU, ngày 20/04/2002 Đảng bộ Tỉnh đánh giá những kết quả đạt được “Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên, đến nay Tỉnh đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%, đảm bảo an ninh lương thực, tỷ suất hàng hóa ngày một cao... Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào trong sản xuất. Mức độ cơ giới hóa các khâu canh tác ngày càng cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn năm 2001 đạt 1.700 tỷ đồng (riêng 120 làng nghề đạt 1.045 tỷ)” [89; 2].

Từ đó, Đảng bộ thông qua chương trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 với mục tiêu tổng quát “Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Xây dựng nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” [89; 4].

Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, trong Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần XIII Tỉnh ủy Hà Tây chỉ đạo tập trung cao độ thực hiện Thông báo số 40-TB/TU ngày 15/01/2001 về triển khai thực hiện chương trình kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2001 – 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định bền vững. Thực hiện được mục tiêu giữ vững sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 1 triệu tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt trên 400kg. Giá trị thu được trên 1ha canh tác đạt 28 triệu

đồng/năm trở lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp tốc độ tăng bình quân 4- 5%/năm. Đồng thời, tiếp tục quán triệt đường lối đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; thực hiện Nghị quyết TW 7-NQ/TW (khóa IX) ngày 17/04/2003 Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 06-NQ/TU về tăng cường quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Tỉnh.

Ngày 14/09/2003, Tỉnh ủy Hà Tây ra chỉ thị về lãnh đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên và Đề án xây dựng cánh đồng giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên giai đoạn 2003 – 2010 nhằm nâng cao giá trị thu được trên 1 đơn vị diện tích canh tác.

“Cánh đồng 50 triệu” là sự tiếp tục của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với tốc độ phát triển cao hơn nữa. Nhằm tạo nên một bước đột phá về hiệu quả sản xuất nông nghiệp tỉnh trên đơn vị diện tích sử dụng đất tăng khối lượng và giá trị nông sản, hàng hóa, nâng cao thu nhập của người nông dân, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đây được coi là một chủ trương lớn trong phát triển nông nghiệp, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, phải huy động nhiều nguồn nhân lực và vật lực. Không chỉ áp dụng máy móc, mà cần linh hoạt chỉ đạo trong một nền nông nghiệp đa canh.

Thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp và nông thôn”, Đảng bộ luôn quan tâm đẩy mạnh công tác

khuyến nông. Đây là cầu nối vững chắc giữa tiến bộ kỹ thuật với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các mô hình trình diễn theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm phục vụ đắc lực chương trình cung cấp cây trồng, vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII (2005 - 2010) đã đề ra mục tiêu cho sự phát triển của giai đoạn này “Đảng bộ nhân dân trong Tỉnh phấn đấu nâng

cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức Đảng; phát huy sức mạnh tập thể của toàn dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện… Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hóa đạt giá trị cao, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích canh tác, tạo bước phát triển cao, bền vững, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển đồng bộ các ngành và các lĩnh vực [42; 38].

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần XIV về phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2005 – 2010. Tháng 03/2006 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy để thông qua “Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Tây giai đoạn năm 2006 – 2010 theo hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất hàng hóa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và bền vững”.

Trung ương đề ra quan điểm để phát triển nông nghiệp nông thôn phải phù hợp với các quy hoạch phát triển của Trung ương, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của Tỉnh, phù hợp với quá trình phân công và hợp tác sản xuất của “vùng”. Phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phù hợp với các yêu cầu hội nhập, cạnh tranh kinh tế quốc tế nhằm nhanh chóng làm giàu và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn; làm tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và rút ngắn chênh lệch giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn.

Những quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về kinh tế nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới là điều kiện và tiền đề để các địa phương trong nước nói chung và Đảng bộ Thị xã Sơn Tây nói riêng chỉ đạo, lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương, tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người.

Những chủ trương, chính sách và những giải pháp cụ thể hướng vào phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa ổn định và bền vững theo hướng CNH, HĐH.

2.2 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây (2001- 1008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)