Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 50 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nông nghiệp từ

1.3.2 Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của

của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (1996- 2000)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 10 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới, tình hình kinh tế xã hội của đất nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thực hiện Chỉ thị số 51- CT/TW ngày 09/03/1995 của Ban Bí thư TW Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về tổ chức Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lần thứ XVI đã được tổ chức. Đại hội xem xét đánh giá tình hình, kết quả đã đạt được, chưa đạt được và những thiếu sót tồn tại trong việc lãnh đạo chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần XV để rút ra những bài học kinh nghiệm cho nhiệm kỳ XVI và để tiếp tục đẩy mạnh và phát triển kinh tế chính trị của Thị xã, Đại hội đã tán thành phương hướng, mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp chính của nhiệm kỳ XVI (1996- 2000)

Đại hội nhấn mạnh, trong 5 năm tới, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây quyết tâm phấn đấu đạt và vượt những chỉ tiêu: “phấn đấu đến năm 2000, giá trị nông-lâm nghiệp đạt 164 tỷ đồng chiếm 25% trong cơ cấu kinh tế, tăng bình quân hàng năm 12%; giữ vững sản lượng lương thực trên 19.000 tấn/

năm. Đưa vụ đơng lên 60% diện tích đất canh tác. Giữ vững phát triển đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh hoạt động kinh tế VAC, sinh vật cảnh, phát triển chăn nuôi dê, bị sữa và ni con đặc sản. Hồn thành kế hoạch trồng cây tập trung và cây phân tán, kết hợp trồng cây lấy gỗ và cây ăn quả. Phấn đấu đến năm 2000 mức thu nhập bình quân đầu người 5 triệu đồng, tương đương 700 USD. Giảm số hộ nghèo xuống cịn 3%, khơng có hộ đói” [4; 126-127].

Nhằm đạt được những mục tiêu đề ra và tạo sự chuyển biến tích cực trên mọi mặt đời sống xã hội thì Đảng ủy và UBND Thị xã đã chỉ đạo các phòng, ban đề ra các giải pháp lớn để phát triển kinh tế xã hội của Thị xã trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời phân công người giám sát, kiểm tra việc thực hiện đó, đã chú trọng tới việc phát triển kinh tế để củng cố vững chắc tiềm lực và phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã tập trung chỉ đạo tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Qua quá trình chỉ đạo thực hiện, kinh tế Thị xã trong 5 năm (1996- 2000) có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2000, tổng giá trị công nghiệp- thương mại, dịch vụ và nông- lâm ngư nghiệp đạt 628 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 150%, tăng bình quân 10%/năm, so với mục tiêu Đại hội bằng 96%. GDP đạt 271 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 120%, tăng bình quân 4%/năm, so với mục tiêu Đại hội bằng 70% [70; 3].

Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 3,5 triệu đồng, tăng 32% so với năm 1996. Năm 2000, năng suất lúa bình quân đạt 50,9 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so với năm 1996. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 22.300 tấn, bằng 123% so với mục tiêu Đại hội. Bình quân lương thực khẩu nông nghiệp đạt 364kg/người/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, mơ hình ni bị sữa bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế, số hộ phát triển sản xuất theo mơ hình trang trại đạt 23 trang trại [4; 137].

Cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH, HĐH. Mặc dù trong thời gian này Thị xã Sơn Tây cịn gặp nhiều khó khăn, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp gây bão, lũ, hạn hán lớn, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, Tuy nhiên, các cấp, các ngành và nhân dân Thị xã đã nỗ lực phấn đấu, phát huy kết quả đạt được, tranh thủ lợi thế và huy động mọi nguồn vốn để phát triển nhanh theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; thương mại- du lịch- dịch vụ; nông- lâm ngư nghiệp nhằm xây dựng Thị xã Sơn Tây văn minh, giàu đẹp.

Trong 5 năm (1996- 2000) qua quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND Thị xã; sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh vào điều kiện cụ thể của Thị xã, đã phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng sẵn có, đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm hoàn thành những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nhiệm kỳ (1996- 2000). Quá trình lãnh đạo phát triển kinh nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây thể hiện trên nội dung:

*Chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế:

Trong quá trình chỉ đạo sản xuất nông- lâm nghiệp đã chuyển biến nhận thức; gắn phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh sản xuất lương thực gắn với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con, gia súc theo hướng tăng dần các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, coi trọng công tác khuyến nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Kiện tồn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Ban Quản lý HTX, các dịch vụ về điện, thủy lợi, giống, phân bón cơ bản đáp ứng được nhu cầu của hộ nông dân.

Mặc dù nhiều năm thời tiết phức tạp gây hạn hán kéo dài hoặc mưa nhiều gây úng ngập một số diện tích. Song có sự chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành từ Thị xã đến cơ sở sản xuất nông- lâm nghiệp vẫn giữ vững và phát triển, các chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp đều đạt cao. Đảng bộ đã tập

trung lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo cho kinh tế phát triển đúng hướng, trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành đều tăng lên: công nghiệp- xây dựng tăng 15%; nông – lâm nghiệp tăng 12%; thương mại- dịch vụ- du lịch tăng 15%/năm. Cơ cấu kinh tế của Thị xã bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng trong ngành công nghiệp, dịch vụ từ 42,8% (1996) lên 51,4% (2000); ngành nông- lâm nghiệp giảm từ 57,2% (1996) xuống còn 49,6% (2000). Tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm thường xuyên của Thị xã Sơn Tây trong nhóm ngành nơng – lâm nghiệp giảm từ 63,4% (1996) xuống còn 58,7% (2000). Ngược lại, tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm thường xun trong nhóm ngành cơng nghiệp- xây dựng và thương mại- du lịch- dịch vụ tăng từ 36,6% (1996) lên 41,3% (2000). Thu nhập bình quân 5 triệu đồng, tương đương 700 USD/năm. Đây là hướng đi tốt giúp cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, phát huy và sử dụng hết tiềm năng sẵn có của địa phương đẻ phát triển kinh tế xã hội của tồn Thị xã, cơ cấu kinh tế nơng- lâm nghiệp nông thôn chuyển dịch đúng hướng, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế nói chung và nền kinh tế của Thị xã nói riêng.

Kinh tế nông nghiệp của Thị xã có vai trị quan trọng với 6 xã và 6 phường sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ đã chỉ đạo phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII) và chương trình nơng nghiệp của Tỉnh. Coi trọng sản xuất vụ chiêm, vụ mùa, vụ đông (vụ đông gieo trồng đạt 50% diện tích đất canh tác), phát triển chăn ni gia súc, gia cầm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ bản giống lúa cũ bằng giống mới năng suất cao; tích cực thực hiện khuyến nơng, thủy lợi, phòng trừ dịch bệnh nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao.

Giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp năm 2000 đạt 105 tỷ đồng, so với 1996 bằng 140%, tăng bình quân 8%/năm, bằng 64% so với mục tiêu đại hội. Bình qn lương thực khẩu nơng nghiệp đạt 364kg/người/năm. Đây là thành

tích quan trọng trong việc thực hiện chương trình lương thực của Thị xã [70; 5].

Cơ cấu kinh tế nông- lâm nghiệp, nông thôn chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiêp- dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp không chỉ cung cấp cho đời sống nhân dân trong địa bàn Thị xã mà còn xuất khẩu ra bên ngồi, phát triển nơng- lâm nghiệp dựa trên tiềm năng của Thị xã, sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất và chất lượng nơng sản, từ đó làm nâng cao đời sống của người nơng dân.

Dưới sự lãnh đạo của các ấp ủy Đảng, trong những năm 1996- 2000, kinh tế xã hội của Thị xã đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2000, tổng giá trị công nghiệp- thương mại, dịch vụ và nông lâm nghiệp đạt 628 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 120%, tăng bình quân 10%/năm, so với mục tiêu đại hội bằng 96%. GDP đạt đạt 271 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 120%, tăng bình quân 4%/năm, so với mục tiêu đại hội bằng 70%. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2000 đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 1996. Năm 2000, năng suất lúa bình quân đạt 50,9 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so với năm 1996. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 22.300 tấn, bằng 123% so với mục tiêu đại hội đề ra. Bình quân lương thực khẩu nông nghiệp đạt 364 kg/người/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, mơ hình ni bị sữa bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế, số hộ phát triển sản xuất theo mơ hình trang trại đạt 23 trang trại [70; 5].

Chăn nuôi được giữ vững và phát triển. Năm 2000, đàn trâu bị 9.533 con (trong đó đàn bị là 5.628 con và 80% được sind hóa), so với mục tiêu đại hội đạt 95,3%, so với năm 1996 tăng 895 con, đảm bảo đủ sức kéo phục vụ sản xuất. Đàn lợn: 25.300 con, bằng 104%, gia cầm: 320.000 con, bằng 160% so với năm 1996, bước đầu nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế (hiện nay có 53 con) [70; 6].

Tích cực trồng rừng và cây phân tán, từ năm 1996- 2000 đã trồng được 320ha rừng tập trung, bằng 109,3% và 357.700 cây phân tán bằng 90% mục tiêu đại hội đặt ra. Kinh tế VAC, nuôi thả cá, sinh vật cảnh và các cây có giá trị: vải, nhãn, na… phát triển khá, từ đó góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân như ở các xã: Trung Sơn Trầm, Cổ Đông, Thanh Mỹ…Một số sản xuất theo mơ hình kinh tế trang trại (hiện nay Thị xã có 23 trang trại) [70; 6].

Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội đề ra. Kết quả 14/14 mục tiêu đều đạt được và vượt, trong đó 13 mục tiêu vượt từ 3% đến 127%. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã tập trung sắp xếp tổ chức sản xuất, mở rộng liên doanh, liên kết, tăng cường đầu tư công nghệ mới, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm… nên hiệu quả kinh tế tăng cao.

Cơ cấu kinh tế trong thời gian này góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân, sự tăng cao lao động ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ lao động ngành nông nghiệp chứng tỏ lao động ngày càng có trình độ kỹ thuật cao, nhận thức của người dân tích cực và đó là sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng đã quan tâm hơn tới đời sống nhân dân, tới sự phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, số lao động lúc nông nhàn được sử dụng, lập ra các cơ sở, xí nghiệp sản xuất nơng nghiệp, khôi phục các ngành nghề truyền thống.

* Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Để nền kinh tế xã hội của Thị xã nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng phát triển vượt bậc, Thị xã đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng năng xuất, sản lượng những cây con, giống có giá trị cao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni để thích hợp với điều kiện từng địa phương. Đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng của

cây trồng, vật nuôi, áp dụng luân canh tăng vụ phù hợp, thực hiện tốt và có hiệu quả mối liên hệ giữa Nhà nước- nhà nông- nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, tạo cho nơng dân có niềm tin trong sản xuất nơng nghiệp.

Trong 5 năm (1996- 2000) việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất có hiệu quả thiết thực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện ở việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, các giống lúa tiến bộ có năng suất cao chiếm tỷ trên 80% diện tích gieo cấy. Đồng thời, chỉ đạo trồng các loại cây màu như: sắn, lạc, ngô, đậu tương… nhằm tận dụng tối đa diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất và thực hiện chỉ tiêu sản lượng lương thực hàng năm.

Cùng với việc vận dụng kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, năm 1999 Thị xã đã có phương án triển khai thực hiện 4 chương trình phát triển nơng- lâm nghiệp đến năm 2000, phong trào phát triển kinh tế gia đình gắn với chương trình VAC ngày càng được mở rộng. Nhiều hộ gia đình đã tiến hành cải tạo, quy hoạch lại vườn đồi, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã thực sự trở thành nguồn thu nhập lớn trong nơng thơn và ở cả các phường, góp phần tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, Đảng bộ Thị xã xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo, khuyến khích phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ, triển khai một số dự án trong nông- lâm nghiệp…Trong 5 năm (1996- 2000) giải quyết việc làm cho hơn 5.500 lao động. Hộ đói nghèo giảm từ 6,2% (1996) xuống cịn 3,86% (2000). Trong đó hộ đói là 172 hộ, bằng 0,67%; hộ nghèo là 821 hộ, bằng 3,19% [70; 8]. Từ kết quả đó, đã khẳng định người nơng dân Sơn Tây có thể làm giàu trên đất đồi gò.

Tiếp tục đưa giống mới, kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất nông nghiệp. Các loại giống như: lúa Q5, Khang dân cho năng suất cao, sắn cao sản HN124 của ngoại vẫn được phát triển trên diện tích rộng. Chỉ đạo trồng các

loại cây màu vụ xuân, trong đó có các loại cây: sắn, lạc, đậu tương, ngơ, khoai lang, các loại dưa và rau cho năng suất, chất lượng cao.

Để đảm bảo cho các cây, con phát triển thì cịn cần chú trọng cơng tác bảo vệ thực vật, tích cực diệt chuột, diệt sâu đảm bảo năng suất cây trồng và nâng cao sản lượng lương thực.

Tình hình chăn ni được duy trì và phát triển, hệ thống thú y được kiện toàn từ Thị xã đến xã, phường nên đã thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra. Đến năm 2000, tổng đàn trâu bị có 9.533 con (trong đó đàn bị có 5.628 con, tăng 895 con so với năm 1996). Đàn lợn có 25.300 con, bằng 104%; gia cầm có 320.000 con, bằng 160% so với năm 1996.

Bên cạnh đó, thực hiện chương tình cải tạo đàn bị theo hướng sind hóa và sữa hóa. Cùng hãng Neslei cho vay với lãi suất thấp để ni bị sữa cho 12 hộ giá trị 60 triệu đồng. Bước đầu đã có sản lượng sữa thu hoạch bình quân mỗi tháng từ 15,5- 2 tấn sữa. Tiếp tục thực hiện giống gia cầm mới như: gà thả vườn 882 được 150 con; ngan Pháp được 65 con giao cho các xã Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Trung Hưng. Các con thủy sản, đặc sản như: cá, baba, ếch… vẫn được phát triển [92; 3].

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp làm cho tăng năng suất và chất lượng nông sản, cải thiện cuộc sống và tăng thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)