Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 78 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng

CNH, HĐH

Trong 5 năm (1996- 2000) dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần XVI đã cơ bản hoàn thành: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị, nông thôn Thị xã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động của các HTX nông nghiệp chưa đạt hiệu quả cao và còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp, du lịch còn chậm, công tác xây dựng điện, đường, nước chưa đồng bộ.

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Bước sang giai đoạn 2001- 2005, với nỗ lực của mình, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt, đẩy mạnh CNH, HĐH, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, đời sống văn hóa của nhân dân Thị xã, nhất là trong việc chỉ đạo, phát triển kinh tế nông nghiệp để đạt hiệu quả cao.

Trong 5 năm (2001- 2005) tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm Thị xã đạt 9,8% (mục tiêu đại hội đề ra là 9- 10%). Tổng giá trị sản xuất ước đạt 809 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,4 triệu đồng,

tăng 8% so với mục tiêu đề ra. Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp- xây dựng: 48%; thương mại, dịch vụ, du lịch: 37%; nông- lâm nghiệp 15% [71; 4].

Giai đoạn 2001- 2005, Thị xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng. Đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng được 333 ha, chuyển đổi 33, 21 ha đất nông- lâm nghiệp sang làm công nghiêp; 328 ha sang làm thương mại- du lịch. Giá trị 1 ha đất canh tác năm 2005 đạt 26 triệu đồng, vượt 4% so với mục tiêu đại hội. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm luôn đạt 20.000 tấn. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 6.200 ha trong đó diện tích lúa là 3.700 ha. Năng suất bình quân 106 tạ/ha [71; 7].

Trong hoạt động sản xuất nông- lâm nghiệp và chăn nuôi. Đảng bộ Thị xã Sơn Tây nhanh chóng chỉ đạo nhằm có biện pháp nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và nâng cao giá trị 1 ha canh tác. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất, giao chỉ tiêu cấy lúa lai tới cán bộ, đảng viên. Ra Nghị quyết chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng cánh đồng giá trị kinh tế cao. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của HTX. Tích cực mở cửa 526 lớp huấn luyện chuyển giao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ mới cho 25 ngàn lượt người dự học. Vận động, khuyến khích nhân dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi mục đích canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật. Đã lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2000, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ổn định và bền vững.

Khuyến khích chăn nuôi bò sữa, bò lai sind, lợn hướng nạc. Quan tâm phát triển kinh tế trang trại… nhân rộng mô hình kinh tế vườn đồi, tạo cảnh quan du lịch hiệu quả, kinh tế cao. Đến năm 2005, có 74 trang trại, tăng hơn 3 lần so với năm 2000; trong đó có 11 trang trại lợn, bình quân 1 trang trại có 600 con/lứa; 30 trang trại gà, bình quân 1 trang trại có 5.700 con/lứa và 33 trang trại tổng hợp. Các trang trại đã giải quyết việc làm được hơn 700 lao động gồm cả lao động thường xuyên có việc làm và lao động lúc nông nhàn.

Nhiều trang trại thu nhập đạt 80 triệu đồng/ năm trở lên… Tỷ trọng chăn nuôi thủy sản tăng khá nhanh, đã nâng từ 27% (2000) lên 49.6 (2005) trong cơ cấu ngành nông nghiệp, các trang trại phát triển góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tới năm 2005 Thị xã có 10.108 con trâu bò, trong đó có 264 con bò sữa và 3.455 con bò lai sind; 39.642 con lợn và 451.241 con gia cầm [71; 7].

Nông- lâm nghiệp- thủy sản của Thị xã có những kết quả tích cực, ước đạt 67 tỷ đồng, tăng bình quân 4,2 %/năm. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 49,1% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng 3,8% so với năm 2000. Tổng sản lượng bình quân cây lương thực có hạt đạt 16.100 tấn/năm, giá trị canh tác năm 2005 bình quân ước đạt 32, 5 triệu đồng/ha. Tăng cường hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất, giao chỉ tiêu cấy lúa lai tới cán bộ, đảng viên.

Việc chuyển đổi mô hình, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản của Thị xã phải gắn với việc bảo vệ môi trường. Năm 2005, Thị xã có 74 trang trại chăn nuôi trên địa bàn, trong đó có 11 trang trại lợn và 30 trang trại gà, 33 trang trại tổng hợp và từ chỗ đầu tư khoảng 5-6 tỷ đồng/1 trang trại, các trang trại đã tạo việc làm cho trên 700 lao động nông thôn. Tổng đàn trâu, đàn bò là 10.178 con; đàn lợn 39.642 con; gia cầm 45.124 con.

Thị xã cũng chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho 82,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt, bão, úng. Quan tâm công tác bảo vệ rừng và phát triển cây phân tán, tăng độ che phủ toàn Thị xã.

Từ 2001- 2005, Thị xã đã chuyển đổi gần 500 ha kém hiệu quả sang phát triển các mô hình cây, con hiệu quả cao. Bên cạnh đó, diện tích rau màu phát triển mạnh với trên 1.600 ha cây rau màu các loại khắp các vùng đồi gò, ven sông Tích hoặc ven sông Hồng cho thu nhập cao. Trong đó cây rau và cây lạc cho thu nhập cao, chiếm trên 70% diện tích. Điển hình trong phát triển cây

rau màu là xã Viên sơn với gần 50 ha rau mỗi năm, trong đó có 15 ha chuyên rau cho thu nhập cao hơn cấy lúa, trồng ngô 3-4 lần. Đặc biệt, Viên Sơn còn là nơi đầu tiên xây dựng thành công mô hình rau an toàn với diện tích gần 10ha, đáp ứng được nhu cầu thị trường đô thị. Bên cạnh vùng rau màu, các vườn bưởi, cam, vải, nhãn cũng được nhân rộng với trên 170 ha (gồm cả diện tích gắn với công tác trồng rừng)…

Đảng bộ Thị xã còn ra Nghị quyết chỉ đạo xây dựng quy hoạch, phát triển vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao. Trong 5 năm (2001- 2005) Thị xã Sơn Tây đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 333 ha, chuyển 33,21 ha đất nông- lâm nghiệp sang làm đất công nghiệp và 318 ha đất sang làm thương mại, du lịch và dịch vụ. Giá trị 1 ha đất canh tác năm 2005 đạt 26 triệu đồng, vượt 4% so với mục tiêu. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm luôn đạt 20.000 tấn, khuyến khích chăn nuôi bò sữa, bò lai sind, lợn hướng nạc, đẩy mạnh kinh tế trang trại… nhân rộng mô hình kinh tế vườn đồi, tạo cảnh quan du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2005 có 74 trang trại, tăng hơn 3 lần so với năm 2000.

Thực hiện Nghị quyết số 16- NQ/TU của Thị ủy, triển khai Chỉ thị số 50- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây về lãnh đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao. Kết quả thực hiện toàn Thị xã đạt 37,5 ha ở các xã, phường: Đường Lâm, Viên Sơn, Xuân Sơn, Trung Hưng, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Sơn Đông. Hiệu quả kinh tế đạt 50-70 triệu/ha/năm. Chương trình đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất thâm canh nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích. Xây dựng cánh đồng rau an toàn 3ha ở Viên Sơn và vận động nhân dân gieo cấy đúng lịch thời vụ, đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất [77; 4].

Thực hiện những chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Thị xã, theo tinh thần Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XVI (1996) và lần thứ XVII (2000), ngành nông nghiệp của Thị xã đã có những bước chuyển biến tích cực, tạo sự

đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân hăng say hơn với lao động, sáng tạo hơn trong sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường. Tới năm 2005, nông dân trên địa bàn Thị xã không còn có hộ đói, xóa dần hộ nghèo và đang từng bước vươn tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2006- 2010 đã nhận định những khó khăn, thách thức từ đó xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong đó là kinh tế nông nghiệp.

Những thành tựu quan trọng đạt được trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước sau hơn 20 năm đổi mới (1986- 2006) đang tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển của cả nước nói chung và Thị xã nói riêng. Kinh tế của Thị xã đã có chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng, giao thông đang được đầu tư mở rộng, nâng cấp, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Thị xã được xác định là trung tâm kinh tế xã hội phía Bắc Tỉnh Hà Tây, nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hòa Lạc- Sơn Tây. Vào ngày 13/4/2006, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III. Ngày 02/08/2007, Chính phủ ban hành Quyết định số 130/2007/NĐ- CP về việc “Thành lập Thành phố Sơn Tây thuộc Tỉnh Hà Tây”. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi, là cơ sở, tiền đề để Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo, đưa nền kinh tế của Thị xã phát triển, đóng góp vào việc xây dựng đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ XVIII đã xác định mục tiêu tổng quát “khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, tập trung xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” [71; 25].

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, Đại hội đưa ra các chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân từ 15,3- 17%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 50%; thương mại- du lịch 40%; nông- lâm nghiệp 10%. Giá trị 1 ha canh tác đạt 35- 40 triệu đồng/năm [70; 26].

Với phương châm “đổi mới- đoàn kết- trí tuệ- dân chủ- trách nhiệm” Đại hội đã kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần XVII (2001- 2005) trên cơ sở đó đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong những năm 2006- 2010. Về nông nghiệp, Đại hội xác định: từng bước đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững, kết hợp với du lịch sinh thái và xây dựng bộ mặt nông thôn mới.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từng năm của nhiệm kỳ 2006- 2010, đưa ra các Quyết định, Nghị quyết, Chương trình…để chỉ đạo việc phát triển kinh tế xã hội, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII (2006-2008), kinh tế Thành phố Sơn Tây đã ổn định và tăng trưởng ở mức cao: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 15%. Tổng giá trị sản xuất đạt 3.270 tỷ đồng (theo mức giá cố định 1994). Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 8,2 triệu đồng, tăng 2,8 triệu đồng so với năm 2005. Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp, xây dựng chiếm 47,5%; thương mại- dịch vụ- du lịch chiếm 39%; nông lâm nghiệp, thủy sản13,5% [72; 1].

Giá trị sản xuất kinh tế nông- lâm nghiệp, thủy sản đạt 312 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng bình quân 5,2%/năm, đạt 113% so với mục tiêu đại hội. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 54% giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị canh tác đạt 42 triệu đồng/ha/năm, đạt 120% so với mục tiêu đại hội. Đã quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng được 152 ha. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 6.400 ha, tăng 3,8% so với

đầu nhiệm kỳ; năng suất bình quân 52 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 17.210 tấn, bằng 114,7% chỉ tiêu đại hội đề ra.

Phát triển mới 94 triệu ha tăng tổng số lên 168 trang trại với tổng diện tích lớn hơn 232 ha. Thành phố hiện có hơn 100 nhà vườn giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật hàng năm. Tập huấn 196 buổi về công tác khuyến nông cho 11.739 lượt người; đưa một số giống mới, thiết bị kỹ thuật vào sản xuất. Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn trâu bò 11.372 con (giảm 11,8% so với đầu nhiệm kỳ); đàn lợn 43.218 con (tăng 9%); đàn gia cầm 702.164 con (tăng 55,6%). Thực hiện tốt công tác thú y, phòng chống dịch bệnh ở gia súc, không để dịch bệnh lây lan thành dịch lớn, tăng cường công tác kiểm soát giết mổ động vật và vệ sinh thú y ở các chợ, các trại chăn nuôi. Củng cố hoạt động mạng lưới thú y các xã, phường [72; 3].

Ngày 11/04/2006 Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã đã thảo luận và thống nhất ra Nghị quyết về “Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thị

xã Sơn Tây giai đoạn 2006 - 2010” trên cơ sở đánh giá kết quả 5 năm thực

hiện Nghị quyết chuyên đề số16-NQ/TU ngày 23/04/2001 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã khóa XVII (2000 – 2005) về “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp giai đoạn 2001 – 2005” và tình hình thực tiễn. Nghị quyết đề ra mục

tiêu tổng quát để phát triển kinh tế nông nghiệp “Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng, hiệu quả và bền vững. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai và lao động nông thôn. Đẩy mạnh việc thực hiện CNH, HĐH trong nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình phát triển đô thị của Thị xã và khu vực” [75; 2].

Cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, Nghị quyết đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp thực hiện “cơ cấu nông, lâm nghiệp chiếm 10% trong cơ

cấu kinh tế chung của Thị xã (trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp chăn nuôi và thủy sản 60%, trồng trọt 35%, lâm nghiệp và dịch vụ 5%). Giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5%/ năm. Sản lượng lương thực ổn định ở mức 12.000 tấn. Giá trị canh tác bình quân đạt 35 – 40 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 8-10 triệu đồng/người/năm [75; 2].

Trong đó, phấn đấu chuyển đổi diện tích lúa rộc trũng, chân đất sâu sang mô hình nuôi cá, chăn nuôi thủy sản hoặc kết hợp với trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh đạt 300 ha; chuyển đổi đất nông nghiệp đồi thấp gò cao và đất lâm nghiệp sang mô hình vườn ruộng, vườn đồi và trang trại đạt 350ha.

Trong chăn nuôi tập trung phát triển đàn bò sinh sản, bò thịt, xây dựng đàn bò sind cái nền có máu ngoại cao từ 1.000 – 1.500 con. Khuyến khích phát triển chế biến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, hướng tới phát triển chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thị xã sơn tây (tỉnh hà tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996 2008) (Trang 78 - 99)