7. Kết cấu của luận văn
2.1 Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây
Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22/05/2000 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 75-CT/TW ngày 03/07/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây về tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lần thứ XVII nhiệm kỳ 2000 – 2005 đã được tiến hành. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước trải qua 15 năm đổi mới và giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lần XVII nhiệm kỳ 2000- 2005 (11/2000). Đại hội đã thông qua báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và thống nhất với báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã khóa XVI về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn (1996 - 2000). Trong 5 năm (1996 – 2000) mặc dù còn nhiều khó khăn, xong Thị xã vẫn giữ được ổn định và có bước phát triển rõ rệt. Năm 2000, tổng giá trị công nghiệp, thương mại- dịch vụ, nông- lâm nghiệp đạt 628 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 150%, tăng bình quân 10%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 3,5 triệu đồng, tăng 32% so với năm 1996. Năm 2000 năng suất lúa bình quân đạt 50,9 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so với năm 1996. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 22.300 tấn, bằng 123% so với mục tiêu đại hội. Bình quân lương thực khẩu nông nghiệp đạt 364kg/người/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, mô hình nuôi bò sữa bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế, số hộ phát triển sản xuất theo mô hình trang trại đạt 23 trang trại [70; 4-6].
Từ những thành quả đạt được trong 5 năm (1996 - 2000) Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tiếp theo (2000 - 2005). Đại hội nhấn mạnh mục tiêu “phát triển kinh tế của Thị xã theo cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 48%; thương mại, dịch vụ, du lịch: 37%; nông lâm nghiệp 15%”. Tổng sản phẩm GDP tăng bình quân 8-10%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 5%/năm. Tổng sản lượng lương thực quy thóc là 20.000 tấn/năm. Năm 2005 bình quân 1ha thu được 25 triệu đồng, trồng cây phân tán: 100.000 cây” [70; 17-18]. Trong chăn nuôi “thực hiện chương trình sind hóa đàn bò, nuôi dê, bò sữa đạt hiệu quả kinh tế. Đến năm 2005 có 500 con bò sữa, gia cầm 400.000 con, đàn lợn 300.000 con” [70; 19].
Để thực hiện đạt kết quả những mục tiêu Đại hội đề ra, Đảng bộ đã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp đạt diện tích, năng suất, sản lượng giá trị cao, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu theo hướng tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác theo Nghị quyết số 09- NQ/CP của Chính phủ. Coi trọng khuyến nông, lịch thời vụ, khoa học kỹ thuật, các giống có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh tế VAC, khuyến khích phát triển kinh tế theo hướng trang trại và trồng các cây có giá trị kinh tế cao. Quản lý tốt hệ thống thủy nông, thủy lợi phục vụ sản xuất, sử dụng có hiệu quả diện tích ao hồ để nuôi thả cá.
Ngày 23/04/2001 Ban Chấp hành Thị ủy Sơn Tây ra Nghị quyết số 16- NQ/TU về “Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thị xã Sơn Tây
giai đoạn 2001- 2005”. Mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2005 giá trị nông
nghiệp đạt 131 tỷ đồng, chiếm 20% tỷ trọng kinh tế Thị xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5%/năm. Giá trị canh tác đạt 25 triêu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân/người trong sản xuất nông nghiệp đạt 3 triệu đồng/năm” [77; 1].
Để triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU, UBND Thị xã Sơn Tây đã xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thị xã Sơn Tây giai đoạn 2001 – 2005 với các chỉ tiêu cụ thể:
“Tổng sản lượng lương thực ổn định 20.000 tấn/năm, giảm diện tích cây lúa cả nước từ 4.000 ha xuống còn 3.200ha; cây khoai lang giảm từ 750 ha xuống còn 300 ha; cây sắn giảm từ 500 ha xuống còn 300 ha; cây lạc tăng từ 450 ha lên 700 ha; cây đỗ tương từ 500 ha lên 800 ha; cây ngô vẫn giữ ổn định ở mức 100 ha; cây rau 550 ha; cỏ chăn nuôi 100 ha; dâu tằm 300 ha; cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả 500 ha. Đẩy mạnh chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nâng cao tỷ trọng kinh tế ngành chăn nuôi; phấn đấu đưa đàn trâu bò đạt 10.500 con, trong đó bò sữa đạt 500 con, đàn lợn đạt 30.000 con, đàn gia cầm đạt 350.000 con. Đồng thời chỉ đạo phát triển ngành nghề trong nông thôn; trồng nấm, mộc nhĩ, chế biến sản phẩm…” [77; 1].
Là vùng có địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu tạo điều kiện cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng với cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Thị xã, nên để thực hiện Nghị quyết 16- NQ/TU và Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thị xã Sơn Tây giai đoạn 2001 – 2005, Đảng bộ và các ban ngành cần:
- Phát huy cao độ các tiềm năng, lợi thế của Thị xã (về đất đai, mặt nước, vị trí địa lý, kinh tế, sinh thái, nguồn lực con người, vốn…) để phát triển sản xuất phù hợp nhu cầu thị trường.
- Lựa chọn đối tượng chuyển đổi sản xuất, xây dựng các vùng cây con, sản xuất tập trung quy mô vừa và lớn nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, giá trị kinh tế cao đồng thời có sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
- Tạo nhiều việc làm tại chỗ hợp lý, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân.
- Xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, phát triển theo hướng CNH, HĐH.
- Chuyển mạnh từ hướng chú trọng số lượng, năng suất sang hướng chất lượng, hiệu quả cao… đảm bảo ổn định, bền vững.
- Kịp thời nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật để đáp dụng cụ thể vào địa bàn Sơn Tây một cách nhanh, đúng hướng, hiệu quả cao.
- Chuyển đổi mạnh theo hướng giảm diện tích lúa, màu hiệu quả thấp, tăng giá trị 1ha canh tác. Mạnh dạn đưa các mô hình mới, hiệu quả cao vào sản xuất như: trồng cỏ nuôi bò sữa, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, đặc sản, trồng dâu nuôi tằm, đẩy mạnh trồng rau sạch, rau trái vụ và rau cao cấp, khuyến khích mô hình VAC, kinh tế trang trại.
- Nâng cao tỷ trọng, cơ cấu ngành chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa, bò lai sind, nuôi cá, gà công nghiệp trứng, thịt và gà thả vườn, giống lợn nạc, tằm tơ và các con đặc sản.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác Đảng bộ Thị xã đã triển khai Chỉ thị số 50-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh Hà Tây về lãnh đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao. Năm 2005 đã triển khai ở 6 xã với diện tích 34 ha, năm 2007 là 82,3ha.
Công tác phòng chống lụt bão Thị xã tập trung tu bổ đê kè, sửa chữa trạm bơm; tiếp tục thực hiện Chị thị số 23-CT/TW về giải tỏa hành lang đê điều.
Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng XHCN Thị xã đã và đang nỗ lực phấn đấu tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện trên toàn bộ các lĩnh vực. Kinh tế của Thị xã dần dần ổn định và có xu hướng phát triển, kinh tế nhiều thành phần đã hình thành và phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh được sắp
xếp đổi mới tổ chức lại sản xuất phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt.
Những nội dung chỉ đạo trên của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây là định hướng chung nhất để từ đó trong quá trình thực hiện thủ tục có những chính sách cụ thể thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế Thị xã Sơn Tây trong giai đoạn 2001 – 2010.