7. Kết cấu luận văn
2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Chương Mỹ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Nam Thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai, phía Đơng giáp với quận Hà Đơng, huyện Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Ứng Hồ - Mỹ Đức, phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hồ Bình), cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km.
Huyện có diện tích tự nhiên là 232,94 km2, là huyện có diện tích lớn thứ ba của thành phố Hà Nội.
Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động… nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành ba vùng rõ rệt: vùng đồi gị, vùng “Núi sót” và vùng đồng bằng với hệ thống sơng Đáy bao bọc phía Đơng huyện, sơng Tích - sơng Bùi phía Tây chảy qua và các hồ chứa nước lớn như hồ Đồng Sương, Văn Sơn, hồ Miễu… đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước từ rất sớm. Đồng thời, kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng. Dải núi rừng phía Tây của huyện thuộc các xã Hoàng Văn Thụ, Thuỷ Xuân Tiên cùng với quần thể di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương vừa là cảnh quan đẹp, có lợi thế phát triển du lịch sinh thái của huyện, vừa là tuyến phịng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đơ. Tuy nhiên, Chương Mỹ là huyện nằm trong vùng phân lũ của Trung ương, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ rừng ngang nên trong sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18 km, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5 km, có đường tỉnh lộ 419 nối liền các xã và các huyện, có chuỗi đơ thị Xn Mai - Hồ Lạc - Sơn Tây. Với ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành cầu nối giao thương kinh tế giữa
Thủ đô với các tỉnh, thành vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc, giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam.
Khí hậu Chương Mỹ mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sơng Hồng, nóng, ẩm hồ trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 28 - 290C, chế độ mưa gắn liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1.676 mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do sự khác biệt về chế độ mưa và địa hình phức tạp nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp của huyện.
Với đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình chia làm ba vùng rõ rệt đã tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật ni có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển nơng nghiệp bền vững, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của huyện.