Về phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chương mỹ (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Kết quả quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

2.3.3. Về phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn

Nhóm tiêu chí về quy hoạch: Đến hết năm 2010 toàn huyện mới có 1 xã (xã

Thụy Hương) được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đến hết năm 2012 đã có 100% số xã còn lại (29/30 xã) của

huyện Chương Mỹ hoàn thành việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng tiến độ thành phố quy định xong trong năm 2012.

Nhóm tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Khi bắt đầu xây dựng đề án nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện, qua đánh giá hiện trạng thì đây là nhóm tiêu chí đạt được ở mức độ thấp nhất, tuy nhiên sau hơn 3 năm thực hiện đã thu được kết quả như sau:

Về giao thông: Năm 2010 có 1 xã được đánh giá cơ bản đạt, chiếm 3,3%; đến

hết năm 2014 toàn huyện có 30/30 xã = 100% số xã trong huyện được đánh giá đạt và cơ bản đạt.

Về thủy lợi, đê điều: Thực hiện phương án chống hạn, phục vụ sản xuất nông

nghiệp vụ xuân, đảm bảo cấp nước làm đất tưới cho lúa và hoa màu vụ xuân, chủ động tưới tiêu nước cho sản xuất vụ mùa; chủ động phòng chống lụt, bão, úng. Quản lý các công trình được duyệt gồm 24 hạng mục; trong đó sửa chữa cơ điện 6 hạng mục, công trình thủy nông: 14 hạng mục; kinh phí là 4,9 tỷ đồng. Thường xuyên kiểm tra các công trình trước lũ, triển khai phương án chống lụt, bão, úng năm 2014, đảm bào công tác chống úng trong mùa mưa lũ. Kinh phí đầu tư xây dựng các dự án đê điều, thủy lợi trên địa bàn huyện trong 4 năm (từ năm 2010 đến năm 2014) là 325 tỷ đồng; trong đó kinh phí thành phố 308 tỷ đồng, kinh phí huyện 17 tỷ đồng; đầu tư cho các dự án lớn như: Trạm bơm tưới Phụng Châu; trạm bơm tiêu Phụ Chính; cải tạo hồ Đồng Sương. Các kè: Mỹ Lương, Hữu Văn, Xuân Mai, Hoàng Diệu, Vãn Võ, Quảng Bị; nâng cấp các tuyến đê bao Hữu Bùi đã cơ bản đáp ứng công tác phòng chống lụt, bão, úng, giảm nhẹ thiên tai và phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện.

Năm 2010 hiện trạng có 1 xã được đánh giá cơ bản đạt, chiếm 3,3%; đến hết năm 2014 toàn huyện có 7 xã đạt, chiếm 23,3%; 23 xã chưa đạt, chiếm 76,7%.

Điện nông thôn: Năm 2010 có 18 xã được đánh giá đạt và cơ bản đạt, chiếm

60%; đến hết năm 2014 toàn huyện có 14 xã đạt, chiếm 46,6%; 7 xã cơ bản đạt, chiếm 23,3%; 9 xã chưa đạt, chiếm 30%.

Trường học: Năm 2010 có 1/30 xã được đánh giá cơ bản đạt chiếm 3,3%; đến

hết năm 2014 toàn huyện đã có 3 xã đạt, chiếm 10%; 16 xã cơ bản đạt, chiếm 53,4%; 11 xã chưa đạt, chiếm 36,6%.

Cơ sở vật chất văn hoá: Năm 2010 chưa có xã nào được đánh giá đạt, cơ bản đạt; đến hết năm 2014 toàn huyện đã có 4 xã đạt, chiếm 13,3%; 1 xã cơ bản đạt chiếm 3,3%; 25 xã chưa đạt, chiếm 83,3%.

Chợ nông thôn: Năm 2010 chưa có xã nào được đánh giá đạt, cơ bản đạt; đến hết

năm 2014, qua đánh giá đã có 8 xã đạt, chiếm 26,6 %; 22 xã chưa đạt, chiếm 73,4%.

Bưu điện: năm 2010 có 15/30 xã được đánh giá đạt, cơ bản đạt chiếm 50%;

đến hết năm 2014 qua đánh giá đã có 30/30 xã đánh giá là đạt và cơ bản đạt, không có xã nào chưa đạt.

Nhà ở dân cư: Năm 2010 có 6/30 xã được đánh giá đạt, cơ bản đạt chiếm 20%;

đến hết năm 2014 qua đánh giá có 16 xã đạt, chiếm 53,3%; 9 xã cơ bản đạt chiếm 30%; 5 xã chưa đạt, chiếm 16,7%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện chương mỹ (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)