7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ huyện Chƣơng Mỹ lãnh
3.2.1. Cần nhận thức đúng về xây dựng nông thôn mới đó là sự nghiệp của chính ngườ
chính người nông dân
Xác định chương trình được thực hiện theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”,“Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, nên việc huy
động nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới đang là vấn đề được cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện đặc biệt quan tâm.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó
vạn lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, để thực hiện thành công chương trình cần phải huy
động được sức mạnh của toàn thể nhân dân, coi cộng đồng dân cư là chủ thể trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới, cấp uỷ và chính quyền huyện đã có nhận thức đúng về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình. Các công trình, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới đều là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Vì vậy, để sát thực với người nông dân thì khâu đầu tiên hết sức quan trọng và có tính lâu dài là khi tiến hành lập các quy hoạch về nông thôn mới, người dân phải được tham gia bàn bạc, nêu ý kiến đóng góp, và sau đó được tham gia đầu tư xây dựng công trình, thì việc giám sát khối lượng, chất lượng công trình sẽ được chặt chẽ và đảm bảo. Từ nhận thức đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến những chủ trương, chính sách cũng phải thực hiện rộng khắp và đến tận người dân, giúp người dân hiểu được những ích lợi của việc xây dựng nông thôn mới dành cho họ.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện về xây dựng nông thôn mới, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tổ chức tốt việc triển khai học tập nghị quyết, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai; nhiều địa phương đã
thành lập các tiểu ban tuyên truyền, quy hoạch, xây dựng đề án…Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện, xã đã xây dựng chương trình tuyên truyền tới đoàn viên, hội viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của chương trình thông qua nhiều hình thức như: phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến các thôn xóm, khu dân cư; tổ chức các hội nghị chuyên đề về phát huy vai trò của thanh niên trong chung sức xây dựng nông thôn mới; tổ chức hội thảo của Liên đoàn lao động, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh; treo băng rôn, khẩu hiệu…
Thông qua hình thức tuyên truyền vận động của các cấp các ngành, cơ quan đoàn thể cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bước đầu đã huy động được sự hưởng ứng, đồng thuận của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Qua đó đã khơi dậy được tinh thần tự giác, ý thức làm chủ của nhân dân, tạo không khí phấn khởi thi đua trong nhân dân. Điển hình như nhiều hộ gia đình hiến đất làm nhà văn hoá, làm đường, làm trường học, nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng trong xây dựng các công trình nông thôn mới…
Tuy vậy, công tác tuyên truyền mới chỉ đến được cán bộ cốt cán chưa đến được với đông đảo người dân. Một số cán bộ chưa hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, cách làm của địa phương dẫn đên tư tưởng coi chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình đầu tư, chưa quan tâm đến triển khai thực hiện các tiêu chí cần ít tiền. Chưa chú trọng đến lập các dự án phát triển sản xuất; chưa quan tâm phát huy nội lực của địa phương nhất là cộng đồng dân cư, một bộ phận không nhỏ hội viên, đoàn viên còn mơ hồ về nội dung, quan điểm, mục tiêu về xây dựng nông thôn mới… Thêm vào đó, nhiều thói quen trong lao động sản xuất sinh hoạt trước đây của người dân vẫn chưa được thay đổi. Văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên đôi lúc còn chậm.
Do vậy, để khắc phục những hạn chế trên công tác tuyên truyền phải được triển khai liên tục, đồng bộ, sinh động, phong phú, kịp thời thiết thực nhằm cung cấp đầy đủ thông tin tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thực hiện theo hình thức “cầm tay chỉ việc” là chính.