Hàm lượng Zn trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 35)

Đơn vị: mg/kg đất khô

Loại đất Số mẫu Khoảng giao động Trung bình

Đất phù sa 190 31,63 - 121,65 76,64 Nhóm đất đỏ 215 7,48 - 190,63 99,05 Nhóm đất xám 198 4,92 - 40,78 22,85 Nhóm đất cát biển 211 <47,21 18,99 Nhóm đất mặn 229 63,73 - 103,20 83,47 Nguồn Phạm Quang Hà (2009)

Kẽm là một nguyên tố thiết yếu đối với nhiều chức năng sinh lý của cây trồng, làm duy trì tính tồn vẹn chức năng của màng sinh học thực vật và hỗ trợ q trình tổng hợp chất protein. Kẽm đóng một vai trị hết sức quan trọng trong tồn bộ q trình: quang hợp, tổng hợp protein và hình thành đường, sinh sản và tạo hạt giống, ngồi ra nó cịn điều chỉnh độ tăng trưởng, bảo vệ chống các loại dịch bệnh.

Nếu cây trồng không được cung cấp đủ kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khiến năng suất và chất lượng cây trồng giảm. Tình trạng thiếu kẽm ở cây trồng được thể hiện ở những biểu hiện dễ nhận thấy như: thân cây phát triển còi cọc, cây thấp, mắc bệnh úa vàng, lá cây có hình dạng cịi cọc khác thường. Những biểu hiện này thay đổi tùy theo từng loại cây trồng và chỉ thể hiện rõ ở những cây trồng bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Trong những trường hợp thiếu kẽm

ở mức độ thấp, năng suất cây trồng có thể giảm đến 20% hoặc nhiều hơn mặc dù cây trồng khơng có những triệu chứng rõ ràng.

Đối với con người: Zn là dinh dưỡng thiết yếu nó sẽ gây ra các chứng

bệnh nếu thiếu hụt cũng như dư thừa. Trong cơ thể con người, Zn thường tích tụ chủ yếu trong gan, là bộ phận tích tụ chính của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể, khoảng 2g Zn được thận lọc mỗi ngày. Zn cịn có khả năng gây ung thư đột biến, gây ngộ độc thần kinh, sự nhạy cảm, sự sinh sản, gây độc đến hệ miễn nhiễm. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu trứng như bệnh liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu trứng khác.

Kẽm là thành phần tự nhiên của thức ăn và cần thiết cho đời sống con người. Một khẩu phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0,17 đến 0,25 mg Zn/kg thể trọng. Nói chung, tất cả các loại động vật đều chịu đựng được kẽm, kim loại mà ít gây độc nếu hàm lượng thấp và khẩu phần ăn chứa nhiều đồng, sắt và chịu tác động tương hỗ giữa các yếu tố khác. Do có giới hạn bảo đảm chắc chắn giữa nồng độ kẽm có trong khẩu phần ăn bình thường hàng ngày, với liều lượng kẽm có thể gây ngộ độc do tích luỹ, cho nên với hàm lượng kẽm được quy định giới hạn trong thức ăn (từ 5 đến 10 ppm) không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngộ độc do kẽm cũng là ngộ độc do cấp tính, do ăn nhầm phải một lượng lớn kẽm (5-10g ZNSO4 hoặc 3-5ZnCl2) có thể gây chết người với triệu chứng như có vị kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, ỉa chảy, mồ hôi lạnh, mạch đập khẽ, chết sau 10 đến 48 giây (Báo Nhân dân, 2006).

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ơ NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.4.1. Nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới

Việc nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở trên thế giới đã được tiến hành từ rất sớm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, KLN có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đất, thơng thường hàm lượng kim loại hình thành trong đá macma lớn hơn trong đá trầm tích. Sự phát thải của các nguyên tố KLN vào trong môi trường do các hoạt động của con người (khai khống, cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp…) lớn hơn rất nhiều so với hoạt động của các quá trình tự nhiên (núi lửa, động đất, sạt lở...).

Mỗi năm thế giới mất đi 25 tỷ tấn đất mặt do bị rửa trơi, xói mịn. Khoảng 2 tỷ ha đất nông nghiệp và trồng cỏ trên thế giới đã và đang mất đi khả năng sản

xuất do q trình xa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa. Trước sức ép ngày càng lớn về nhu cầu lượng thực cũng như rau quả các loại của con người, người nông dân đã lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất và nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)