Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau tại địa bàn xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Thực trạng kln trong đất canh tác, nước tưới và các sản phẩm rau của xã Thiện

4.4.3. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau tại địa bàn xã nghiên cứu

Mẫu rau được lấy tại khu vực hục vụ hoạt động sản xuất nơng nghiệp kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu rau tại xã Thiện Phiến

STT Tên mẫu

Kim loại nặng (mg/kg) Nitrate (mg/kg)

Hg As Cd Pb

1

Rau cải canh 0,0026 0,191 0,009 0,131 3205 QĐ/BNN 99/2008 0,05 1 0,1 0,3 500

2

Rau su hào 0,0015 0,04 0,008 0,163 1997 QĐ/BNN99/2008 0,05 1 0,2 0,1 500

Nguồn: Kết quả nghiên cứu (2017) (QĐ/BNN 99/2008: Quyết định ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an tồn)

So sánh kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau với QĐ/BNN 99/2008

- Đối với nguyên tố Hg ngưỡng giới hạn cho phép đối với nguyên tố Hg: 0,05 (mg/kg) thì khơng có loại rau nào vượt ngưỡng giới hạn cho phép của quy chuẩn.

- Đối với nguyên tố As ngưỡng giới hạn cho phép đối với nguyên tố As: 1 (mg/kg). Khơng có mẫu rau nào có hàm lượng As vượt ngưỡng giới hạn cho phép của quy chuẩn.

- Đối với nguyên tố Cd được quy định thành hai loại

+ Rau ăn lá thì hàm lượng tối đa cho phép là: 0,1 (mg/kg) so sánh với mẫu rau cải mang đi phân tích thì hàm lượng Cd trong mẫu rau cải thấp hơn 11 lần so với quy chuẩn.

+ Rau ăn củ thì hàm lượng tối đa cho phép là: 0,2 (mg/kg) so sánh với mẫu rau su hào mang đi phân tích thì hàm lượng Cd trong mẫu su hào thấp hơn 25 lần so với quy chuẩn.

+ Rau ăn lá thì hàm lượng tối đa Pb cho phép là: 0,3 (mg/kg) so sánh với mẫu rau cải canh mang đi phân tích thì hàm lượng Pb thấp hơn 2 lần so với quy chuẩn.

+ Rau ăn củ thì hàm lượng tối đa Pb cho phép là: 0,1(mg/kg) so với quy chuẩn mẫu rau su hào có hàm lượng Pb cao hơn 1,6 lần so với quy chuẩn.

- Hàm lượng nitrat mang đi phân tích có hàm lượng vượt ngưỡng giới hạn cho phép cụ thể hàm lượng nitrat trong mẫu rau cải vượt hơn 6 lần, mẫu su hào vượt 4 lần cho phép của QĐ/BNN 99/2008.

Qua quá trình so sánh với QĐ/BNN 99/2008 cho thấy có mẫu rau su hào có hàm lượng Pb cao hơn 1,6 lần. Hàm lượng nitrat trong 2 mẫu rau còn cao hơn QĐ của Bộ Nông Nghiệp về sản xuất RAT. Chính vì vậy 2 mẫu rau mang đi phân tích của địa bàn chưa đủ điều kiện về sản xuất RAT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)