Xuất giải pháp phù hợp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 76)

TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN CỨU

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy. Sự tích lũy kim loại nặng (Pb, Cd, As, Cu) trong rau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: loại rau, hàm lượng của các yếu tố này trong đất, nước,… vì vậy để có sản phẩm thực sự an toàn khi thu hoạch đòi hỏi phải xem xét đến từng yếu tố mới xác định được nguyên nhân chính mà từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Tại xã Thiện Phiến, kết quả điều tra hàm lượng Cu, Pb, Cd, As cho thấy: - Đất trồng rau ở các khu vực vẫn đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, hàm lượng các KLN trong đất ở tất cả các khu vực thấp vẫn đủ điều kiện cho sản xuất rau theo hướng rau an toàn.

- Hai nguồn nước tưới chủ yếu trên địa bàn xã Thiện Phiến vẫn đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, hàm lượng các KLN trong nước ở các khu vực thấp. 4.5.1. Giải pháp quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng

- Việc sử dụng hóa chất BVTV phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn với 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách.

- Tuyên truyền cho nông dân về thay đổi tập quán trồng rau có sử dụng các tác nhân gây ô nhiễm như bón phân chuồng tươi, tưới trực tiếp nước phân chuồng bị ô nhiễm, bón quá nhiều phân đạm, bón quá nhiều phân đạm, lân, kali

và vi lượng đặc biệt là phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch lần sử dụng thuốc BVTV cuối cùng đúng theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

- Tập huấn rộng rãi cho nông dân về quy trình sản xuất rau an toàn. Xây dựng các mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng tại vùng chuyên canh và các vùng sản xuất cây giống.

- Khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng thuốc BVTV sinh học thay cho thuốc hóa học thay thế dần những loại thuốc có độ độc cao đang sử dụng hiện nay sang các loại thuốc có độ độc thấp để đảm bảo an toàn đầu ra cho sản phẩm.

- Chính quyền, địa phương vận động các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kinh doanh về kinh doanh thuốc BVTV của nhà nước đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

- Ngăn chặn kịp thời các hành vi vận chuyển, tiêu thụ các loại hóa chất BVTV có trong danh mục cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong sản xuất rau trên địa bàn xã Thiện Phiến.

4.5.2. Giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự tích lũy kim loại nặng trong rau

4.5.2.1. Đối với đất nông - nghiệp

Đất trên địa bàn xã Thiện Phiến chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Có thể phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất rau nói chung. Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề tích lũy kim loại nặng trong đất.

Áp dụng các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm đất như:

- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học cho quá trình sản xuất nông nghiệp, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ ít ảnh hưởng tới môi trường đất, đặc biệt là các loại phân bón có hàm lượng kim loại nặng cao trong thành phần.

- Khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để hạn chế sự tích lũy cũng như tồn dư các nguyên tố kim loại nặng trong sản phẩm rau cũng như trong môi trường.

4.5.2.2. Đối với nước tưới nông - nghiệp

Chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm của xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ hoàn toàn có thể sử dụng được cho mục đích tưới tiêu trong sản xuất

nông nghiệp. Nhưng cũng phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tích lũy kim loại nặng trong nước. Áp dụng các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước như:

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp: Ở Thiện Phiến hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn xã, gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý chất thải, nước thải,… Vì vậy cần thiết phải quy hoạch các cơ sở đó vào khu công nghiệp tập trung. Việc quy hoạch vào khu công nghiệp tập trung vừa tiện cho việc quản lý khu công nghiệp, quản lý chất thải, nước thải lại tiện cho công tác thanh kiểm tra môi trường.

- Các phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước

- Cải tiến công nghệ sản xuất đã lạc hậu để giảm bớt lượng xả thải chất thải. Mỗi cơ sở cần có một hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành nghề sản xuất của mình. Nước thải của các nhà máy phải được xử lý sơ bộ, sau đó được đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ thải ra hệ thống sông ngòi. Thường xuyên tiến hành nạo vét kênh mương.

Ngoài ra, nguồn nước thải sau khi đã được xử lý tập trung nên tiếp tục xử lý sinh học bằng cách sử dụng các loại cây có khả năng hút Cu, Pb, Zn mạnh như: Rau ngổ, bèo tây, dừa nước,… trước khi thải ra ngoài môi trường.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Xã Thiện Phiến có điều kiện về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng rau trên địa bàn. Thiện Phiến có đủ điều kiện để phát triển thành một vùng chuyên sản xuất rau theo hướng sản xuất rau an toàn.

2. Xã Thiện Phiến có điều kiện đất đai khí hậu phù hợp với sự phát triển của rau, mặt khác nông dân cũng có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời. Hiện nay trên địa bàn xã rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế hộ gia đình của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thiện Phiến.

Diện tích rau phân bố đồng đều ở các thôn. Thôn có diện tích lớn nhất là thôn Tân Khai (20,2 ha), Lam Sơn (15,5 ha), Diệt Pháp (12,8 ha), Toàn Tiến (11,6 ha). Về năng suất rau, giữa các thôn không có sự chênh lệch nhiều. Thôn có năng suất cao nhất Tân Khai (15,33 tấn/ha), còn các thôn Lam Sơn, Diệt Pháp, Toàn Tiến năng suất nằm trong khoảng (14,07 – 14,55 tấn/ha).

3. Qua điều tra khảo sát, chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất được thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết tạm thời. Các chất thải này được phân loại và thu gom chở đi nơi khác xử lý. Nước thải của quá trình sản xuất chủ yếu là nước thải sinh hoạt cũng được thu gom nhưng mới chỉ được xử lý qua hệ thống bể phốt chưa có hệ thống triệt để trước khi đưa vào môi trường tiếp nhận. Nông nghiệp cũng là một nguyên nhân đưa kim loại nặng vào môi trường thông qua quá trình bón phân cũng như thuốc BVTV. Vì vậy cần có những khuyến cáo người dân về cách sử dụng phân bón cũng như thuốc BVTV.

4. Qua phân tích mẫu đất, nước, rau trên địa bàn xã Thiện Phiến tôi đưa ra một số kết luận sau:

Mẫu đất trên địa bàn xã Thiện Phiến vẫn đủ điều kiện cũng như đáp ứng đươc cho nhu cầu sản xuất rau trên địa bàn xã.

Mẫu nước trên đia bàn xã cụ thể là 2 mẫu nước ngầm, nước mặt không có mẫu nào vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép về chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Mẫu rau trên địa bàn đem đi phân tích: Mẫu rau cải canh, su hào

+ Mẫu rau cải canh không có nguyên tố kim loại nặng trong mẫu rau vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên hàm lượng Nitrat lại vượt 6 lần quy chuẩn

+ Mẫu rau su hào trong số các nguyên tố kim loại đem đi phân tích có nguyên tố Pb vượt ngưỡng 1,6 lần. Cũng như cải xanh, su hào cũng có hàm lượng Nitrat có hàm lượng vượt 4 lần quy chuẩn.

5. Cần quy hoạch tập trung sản xuất rau trên địa bàn thành một vùng chuyên rau không trồng xen với sản xuất lúa tránh ảnh hưởng của quá trình sản xuất lúa tới rau cũng như ngược lại. Cần có một bảng tổng hợp về lượng phân bón trên từng loại rau để tránh gây tích lũy kim loại nặng trong quá trình bón phân cho rau. Bên cạnh đó các công ty sản xuất trên địa bàn cần có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu trước khi đưa vào môi trường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất rau trên địa bàn.

5.2. KIẾN NGHỊ

Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề sử dụng đất một cách có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước, không làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đất, vừa đem lại hiệu quả kinh tế và cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của môi trường.

Đề tài mới chỉ phân tích một số kim loại trên các chủng rau chính do đó chưa thể khẳng định chính xác hàm lượng KL trên rau của toàn địa bàn xã Thiện Phiến, vì vậy cần có thêm các nghiên cứu, phân tích, đánh giá trên các chủng loại rau khác nhau để có kết luận chính xác hơn về hàm lượng KLN trên rau ở địa bàn xã Thiện Phiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài Liệu Tiếng Việt:

1. Bộ NN & PTNT (2008). Tuyển tập chỉ tiêu nông nghiệp Việt Nam, tập 3.

2. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2006). Kỹ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng phân bón. NXB Lao Động, Hà Nội.

3. Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003). Kim loại nặng (tổng số và trao đổi) trong đất nông nghiệp của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học đất, (19). Tr 167 – 173.

4. Huỳnh Thanh Hùng (2007). Khoa học đất và phân bón.

5. Lê Văn Khoa, Trịnh Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh (1996), Hóa học nông nghiệp. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Lê Huy Bá (1997). Sinh thái môi trường đất. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Văn Khoa, Lê Thị An Hằng và Phạm Minh Cương (1999). Đánh giá ô nhiễm KLN trong môi trường đất, nước, trầm tích, thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển và công ty Oriol Hanel. Tạp chí khoa học đất (11). Tr. 124 – 131.

8. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2005), Phương pháp phân tích Đất – Nước – Phân bón – Cây trồng. NXB Giáo Dục, Hà Nội. 9. Lê Đức và Trần Khắc Tiệp (2006), Giáo trình đất và bảo vệ đất. NXB Hà Nội. Tr.

201 - 204, 219.

10. Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương (2003). Công nghệ sinh học môi trường, tập 11. NXB Trường ĐH Quốc Gia T.p Hồ Chí Minh, TP. HCM. 11. Phạm Quang Hà (2005). Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn môi trường nền 2

nguyên tố trong đất đỏ Việt Nam, kết quả nghiên cứu khoa học (quyển 4) – kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng Hà Nội, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

12. Phạm Quang Hà (2006). Chất lượng đất nông nghiệp – xây dựng giới hạn tối đa cho phép hàm lượng một số KLN (Cu, Pb, Zn, Cd, As) và Nitơ trong một số nhóm đất, Đề tài đánh giá cấp ngành – 10 CTN, Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng Hà Nội. 13. Phạm Quang Hà (2009). Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nền chất lượng môi trường

đất Việt Nam cho các nhóm đất phù sa, đất đỏ, đất bạc màu, cát biển và đất mặn, Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2009, tr. 416 – 426.

14. QĐ 99/2008/BNN: Quyết định ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

15. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-63:2011. Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống cà chua.

16. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-59:2011. Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây.

17. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT. Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào.

18. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-120:2012/BNNPTNT. Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bắp cải.

19. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2001). Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trần Công Tấu và Trần Công Khánh (1998). Hiện trạng môi trường đất ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các kim loại nặng, Tạp chí môi trường (2). trang 17 – 21. 21. Tạ Thu Cúc (2003). Giáo trình “Kỹ thuật trồng rau” NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Trần Thị Kiếm (2004). Bài giảng về cây rau, Trường đại học Thủ Đức Thành phố

Hồ Chí Minh.

23. Trương Vĩnh (2007). Thống kê ứng dụng và phương pháp thí nghiệm, 2007 24. Trần Thị Thanh Hương và Lê Quốc Tuấn (2010). Cơ chế gây độc Asen và khả

năng giải độc của Asen của vi sinh vật.

25. Viện Dinh Dưỡng (2010). Vai trò quan trọng của rau tươi trong dinh dưỡng ngày 20/5/2010.

26. Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng (1998). Sổ tay phân tích Đất – Phân bón – Cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

II. Tài Liệu Tiếng Anh:

27. Adelstein, S. J.; Vallee, B. L. (1961). “Copper metabolism in man”. New England

Journal of Medicine265 (18): 892–897.

28. Agency for Toxic Substances and Disease Registry/Division of Toxicology and Environmental Medicine. 2006.

29. Brady, James E.; Holum, John R. (1996). Descriptive Chemistry of the Elements. John Wiley and Sons.

30. Carls Sanchiz, Antonio M. Gracia – Carrascosa, Augustin Pastor (2000). Heavy Metal Contents in Soft –Botton Marine Macrophytes and Sediments Along the Mediterranean Coast of Spanin, Marine Ecology, 21, pp. 1-16.

31. “Fun facts”. Horseshoe crab. University of Delaware.

32. Golub, Mari S. biên tập (2005). “Summary”. Metals, fertility, and reproductive

toxicity. Boca Raton, Fla.: Taylor and Francis. tr. 153. ISBN 9780415700405.

33. Hồ Thị Lam Trà, Kazuhiko Egashira. Status of Havey metal in Agricutural Soils of Vietnam. Plan Nutr. 2001, pp. 419-422.

34. Hu, Howard (1991). “Knowledge of diagnosis and reproductive history among survivors of childhood plumbism”. American Journal of Public Health 81.

35. Linus, Pauling (1947). General Chemistry. W.H. Freeman.

36. Needleman, Herbert L.; Schell, Alan; Bellinger, David; Leviton, Alan; Allred, Elizabeth N. (1990). “The long-term effects of exposure to low doses of lead in childhood. An 11-year follow-up report”. pp. 83-88.

37. Nancy Trautmann and Tom Richar (1996) Cornell composting Science and Engineering. Cornell Waste Management Institute ©.

38. Rickwood, P. C. (1981). “The largest crystals”.

39. Rickett, B. I.; Payer, J. H. (1995). “Composition of Copper Tarnish Products Formed in Moist Air with Trace Levels of Pollutant Gas: Hydrogen Sulfide and Sulfur Dioxide/Hydrogen Sulfide”. Journal of the Electrochemical

Society 142 (11). pp. 3723–3728.

40. Richardson, Wayne (1997). Handbook of copper compounds and applications. New York: Marcel Dekker.

41. Roger Tim Haug. Compost Engineering principles and practice. Techomic publishing Co. NC.

42. Schoeters, Greet; Den Hond, Elly; Dhooge, Willem; Van Larebeke, Nik; Leijs, Marike (2008). “Endocrine Disruptors and Abnormalities of Pubertal Development”. pp. 168-175.

43. 42.Vernet, J.P. ( Edited) 1991. Heavy Metals in the Environment Elssevier, Amsterdam – London – NewYork – Tokyo. pp. 42-47.

44. Needleman, Herbert L.; Schell, Alan; Bellinger, David; Leviton, Alan; Allred, Elizabeth N. (1990). “The long-term effects of exposure to low doses of lead in childhood. An 11-year follow-up report”. New England Journal of

III. Tài Liệu Mạng Internet:

45. Hiệp hội rau quả Việt Nam (2015) Tình hình xuất khẩu rau quả năm 2015 và dự báo năm 2016. 46. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xuat-khau-rau-qua-nam-2017-dan- dau-cac-mat-hang-nong-san-130876.html 47. http://tuaf.edu.vn/ttncmnphiabac/bai-viet/ky-thuat-san-xuat-cai-xanh-cai-ngot-an- toan-15482.html 48. https://hacheco.vn/phan-bon-chua-kem-va-anh-huong-cua-kem-doi-voi-su-phat- trien-cua-cay-trong-a302.html 49. https://nongnghiepvui.com/ki-thuat-trong-rau-kinh-gioi.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra nông hộ

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG

_______________________

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Địa điểm: xã Thiện Phiến,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)