Hàm lượng Cu trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 33)

Đơn vị: mg/kg đất khô

Loại đất Số mẫu Khoảng giao động Trung bình

Đất phù sa 189 12,97 - 31,78 22,37 Nhóm đất đỏ 221 32,87 - 83,75 58,31 Nhóm đất xám 198 1,07 - 18,05 9,65 Nhóm đất cát biển 214 2,92 - 9,55 6,24 Nhóm đất mặn 226 15,52 - 68,28 41,9 Nguồn: Phạm Quang Hà (2009)

Đồng có thể tìm thấy như là đồng tự nhiên hoặc trong dạng khoáng chất. Đồng tự nhiên là một dạng polycrystal với các tinh thể riêng lẻ lớn nhất đã được ghi nhận có kích thước 4,4×3,2×3,2 cm. Đồng có mặt trong vỏ Trái Đất với hàm lượng 50 ppm (Rickwood, P. C,1981).

Đồng tạo nhiều hợp chất khác nhau với các trạng thái oxi hóa +1 và +2 mà thường được gọi theo thứ tự là cuprous và cupric. Nó khơng phản ứng với nước, nhưng phản ứng chậm với oxi trong khơng khí tạo thành một lớp oxit đồng màu nâu đen. Ngược lại với sự oxi hóa của sắt trong khơng khí ẩm, lớp oxit này sau đó sẽ ngăn cản sự ăn mòn. Một lớp màu lục của verdigris (đồng cacbonat) thường có thể bắt gặp trên các cơng trình cổ có sử dụng đồng như Tượng Nữ thần tự do, tượng bằng đồng lớn nhất trên thế giới được xây dựng dùng repoussé and chasing. Hydrogen sulfua và sulfua phản ứng với đồng tạo ra các hợp chất đồng sulfua khác nhau trên bề mặt. Trong trường hợp phản ứng với sulfua, ăn mòn đồng diễn ra khi đồng tiếp xúc với khơng khí có chứa các hợp chất sulfua (Rickett, B. I. và Payer, J. H, 1995). Các dung dịch amoni chứa oxi có thể tạo ra một phức chất hòa tan trong nước với đồng, khi phản ứng với oxi và axit clohydric để tạo thành đồng clorua và hydro peroxit bị axit hóa để tạo thành các muối đồng(II). Đồng(II) clorua và đồng phản ứng với nhau tạo thành đồng (I) clorua (Richardson and Wayne, 1997).

Đồng là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động, thực vật bậc cao. Đồng được tìm thấy trong một số loại enzym, bao gồm nhân đồng của cytochrom c oxidas, enzym chứa Cu-Zn superoxid dismutas và nó là kim loại trung tâm của chất chuyên chở oxi hemocyanin. Máu của cua móng ngựa (cua

vua) Limulus polyphemus sử dụng đồng thay vì sắt để chuyên chở oxi. Theo tiêu chuẩn RDA của Mỹ về đồng đối với người lớn khỏe mạnh là 0,9 mg/ngày. Đồng được vận chuyển chủ yếu trong máu bởi protein trong huyết tương gọi là ceruloplasmin. Đồng được hấp thụ trong ruột non và được vận chuyển tới gan bằng liên kết với albumin (Richardson and Wayne, 1997).

2.3.6. Thủy ngân (Hg)

Theo Carles et al. (2000), thủy ngân có các dạng: (i) Thủy ngân dạng

nguyên tố: không độc, trơ và được đào thải nhanh; (ii) Thủy ngân dạng hơi: rất độc, có thể đi theo đường hô hấp đi vào phổi rồi vào máu, vào não rồi gây độc cho cơ thể; (iii) Thủy ngân dạng muối vô cơ HgCl2, Hg2Cl2 ít tan, ít độc vì ở dạng hợp chất không tan; (iv) Ion thủy ngân (Hg2+): độc nhưng khó vận chuyển qua màng sinh học của tế bào. Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người: Thuỷ ngân khơng có chức năng gì cần thiết trong chuyển hố cơ thể con người và thường có rất ít trong thực phẩm rau, quả. Nếu thực phẩm có lẫn thuỷ ngân rất có tác hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy cần phải giữ để thực phẩm rau quả khơng có lẫn thuỷ ngân dù ở hàm lượng rất thấp (Báo Nhân dân, 2006). 2.3.7. Kẽm (Zn)

Kẽm chiếm khoảng 75 ppm (0,0075%) trong vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ 24. Đất chứa 5–770 ppm kẽm với giá trị trung bình 64 ppm. Nước biển chỉ chứa 30 ppb kẽm và trong khí quyển chứa 0,1–4 µg/m3.Nguyên tố này thường đi cùng với các nguyên tố kim loại thơng thường khác như đồng và chì ở dạng quặng. Kẽm là một nguyên tố ưa tạo quặng (chalcophile), nghĩa là nguyên tố có ái lực thấp với oxi và thường liên kết với lưu huỳnh để tạo ra các sulfua. Các nguyên tố ưa tạo quặng hình thành ở dạng lớp vỏ hóa cứng trong các điều kiện khử của khí quyển Trái Đất. Sphalerit là một dạng kẽm sulfua và là loại quặng chứa nhiều kẽm nhất với hàm lượng kẽm lên đến 60–62%.

Kẽm trong đất có ở trong các khống ngun sinh và trong sét. Kẽm được các chất hữu cơ và sét hấp phụ chặt, ngoài ra một ít kẽm ở dạng kết tủa dưới dạng hydroxit hoặc các muối photphat, cacbonat và silicat ở các loại đất chua nhẹ đến kiềm. Trong đó các loại đất lượng kẽm hòa tan trong nước chỉ khoảng phần tỉ, trong dung dịch amon axetat cũng rất thấp, ngoại trừ trường hợp các tác nhân như EDTA diphenyl thiocacbazon (dithizone) (Viện Nơng hóa - Thổ Nhưỡng, 1998). Kẽm có trong thành phần của các khống vật như: biotit, amphibol. Phong hóa đá và khống vật chuyển kẽm thành hợp chất hịa tan và hấp thụ ở dạng Zn2+.

Trong đất có phản ứng axit thì tính linh động của Zn2+ tăng và độ dễ tiêu cũng tăng. Hiện tượng thiếu kẽm ở đất có pH > 6 và nghèo chất hữu cơ (Phạm Quang Hà 2005). Ở Việt Nam, trong các loại đất sản xuất nông nghiệp nguyên tố Zn cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu làm nền tảng cho hệ thống canh tác cây trồng.

Tính độc của kẽm:

Đối với cây trồng: Là một trong những loại chất vi dinh dưỡng thiết yếu,

kẽm (Zn) là nguyên tố quan trọng cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng, động vật và kể cả sức khỏe con người. Kẽm thường có mặt trong đất với tỷ lệ 25 - 200 mg Zn/kg ở trọng lượng khơ, tồn tại trong khơng khí với hàm lượng 40 - 100 ng Zn/m3, có trong nước với hàm lượng 3 - 40 mg Zn/l.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tích lũy kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)