sản xuất nông nghiệp của xã Thiện Phiến
- Thuận lợi
+ Địa hình xã Thiện Phiến bằng phẳng, đất đai phù hợp để trồng nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại rau.
+ Có đường Quốc lộ 39A đi qua địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương buôn bán, xuất hàng hóa đi các địa phương khác một cách thuận tiện.
+ Do có lượng mưa hằng năm lớn nên có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cũng như nuôi thả thủy sản.
+ Nguồn lao động dồi dào góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
+ Được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển thế mạnh của địa phương. Trong đó cây rau đang được rất quan tâm.
- Khó khăn
+ Tuy có lượng mưa lớn hằng năm nhưng phân bố không đều tập trung nhiều nhất vào mùa mưa gây ngập úng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của người dân. + Mùa xuân độ ẩm cao trời âm u tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất cây trồng cũng như các loại rau màu trên địa bàn xã.
+ Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng chủ yếu là những người có tuổi, lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
+ Cơ sở vật chất tuy có những thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thiếu nhiều chưa đồng bộ đặc biệt là hệ thống kênh mương dẫn nước cung cấp nước cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu đặc biệt là cán bộ môi trường vẫn còn thiếu chuyên môn thường là kiêm nhiệm ở những vị trí khác qua.
4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI XÃ THIỆN PHIẾN, HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau tại xã Thiện Phiến
Thiện Phiến có điều kiện khí hậụ, đất đai thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau, mặt khác nông dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ rất lâu đời. Hiện nay cây rau là cây trồng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Thiện Phiến. Cơ cấu rau hiện nay của Thiện Phiến rất đa dạng phục vụ mùa nào thức đấy của người tiêu thụ: su hào, bắp cải, cải canh, cà chua, cải đông dư, đậu đỗ các loại…
Bảng 4.1. Hình thức canh tác các loại rau chính tại xã Thiện Phiến
Loại
rau Mùa vụ Thuốc BVTV
Phân bón Phân chuồng Hóa học Bắp cải Trồng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10
Sử dụng các thuốc trừ sâu như: Oncol 20EC, Actara 25WG, Anvil 5SC, Poner 40TB, Ammate 150SC, Delfin 32G. Phân chuồng, hữu cơ sinh học Lân, Kali, NPK Su hào Trồng vụ đông xuân
Sử dụng các thuốc trừ sâu như: Oncol 20EC, Actara 25WG, Staner 20WP, Poner 40TB, Sokupi 0.36AS.
Phân chuồng Ure, Lân, Kali Rau gia vị Trồng quanh năm
Sử dụng các thuốc trừ sâu như: BT, VT-BT, Dipel, Delfin, Amectin, Acmenovate, Thiamectin, Cenatari
Phân chuồng Ure, Lân, Kali Cải canh Trồng quanh năm
Sử dụng các thuốc trừ sâu như: Poner 40TB, Oncol 20EC, Actara 25WG, Oshin 20WP Phân chuồng, hữu cơ sinh học Lân, Kali Cà chua Trồng quanh năm
Sử dụng các thuốc trừ sâu như: Oshin 20WP, Bismerthiazol, Mancozeb, Abamectin, Plutel 1.8EC, Antixo 200WP, Silsau 1.8EC, Radiant 60SC
Phân chuồng, hữu cơ sinh học Lân, Kali, NPK Rau khác (đậu tương, xà lách, súp lơ) Trồng quanh năm
Sử dụng các thuốc trừ sâu như: Poner 40TB, Trichoderma, Aliette 800WG, Delfin 32G, Amectin, Biobus 100WP, Forwanil 75WP, Kasunran 47WP, Anvil 5SC, Callihex 5SC, Angun 5ME, Sokupi 0.36AS, Ammate 150SC, Cavil 50SC, Somec 2SL Phân chuồng, hữu cơ sinh học Ure, Lân, Kali
Năm 2015 trên địa bàn xã có một số đơn vị về khảo sát để triển khai chương trình rau an toàn. Nhưng không thành công do diện tích sản xuất trên địa bàn manh mún không quy hoạch được tập trung thành một vùng lớn, không cách ly được với khu sản xuất lúa hằng năm. Nên chương trình không thể triển khai được trên địa bàn xã. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của từng đơn vị trên địa bàn xã Thiện Phiến được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của từng đơn vị trên địa bàn xã Thiện Phiến
Đơn vị Các thôn Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Tổng 60,1 14,55 879,64 Thôn Toàn Tiến 12 14,07 168,89 Thôn Tân Khai 19,4 15,33 297,35 Thôn Diệt Pháp 13 14,23 185,03 Thôn Lam Sơn 15,7 14,55 228,37
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Số liệu bảng 4.2 cho thấy diện tích trồng rau tại thôn Tân Khai là lớn nhất với 19,4 ha do Tân Khai là thôn có số hộ cũng như nhân khẩu đông nhất xã. Lam Sơn với diện tích trồng 15,7 ha, thôn Diệt Pháp 13 ha, thôn Toàn Tiến 12 ha. Về năng suất, giữa các thôn không có sự chênh lệch nhiều về năng suất, năng suất của các thôn giao động trong khoảng 14,23 – 15,33 tấn/ha.
Bảng 4.3. Diện tích các loại rau chính ở xã Thiện Phiến
Tổng Rau gia vị Su hào Cải canh Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Các thôn 60,1 14,55 879,64 4,2 4,1 17,22 14,3 15,62 223,37 13,2 15,65534 206,65
Thôn Toàn Tiến 12 14,07 168,89 0,8 2,8 2,24 2,4 15,27 36,66 2 15,69 31,38
Thôn Tân Khai 19,4 15,33 297,35 1 5,6 5,6 5,3 16,66 88,31 4,8 16,38 78,64
Thôn Diệt Pháp 13 14,23 185,03 0,9 3,2 2,88 3,1 14,72 45,63 3,1 15,83 49,07
Thôn Lam Sơn 15,7 14,55 228,37 1,5 4,8 7,2 3,5 15,83 55,40 3,3 14,72 48,57
Tổng Bắp cải Cà chua Rau khác Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Các thôn 60,1 14,55 879,64 11,2 20,97 234,82 8,3 21,24 176,33 8,9 9,68 86,19
Thôn Toàn Tiến 12 14,07 168,89 2,5 20,27 50,68 1,5 20,27 30,41 2,8 10,14 28,38
Thôn Tân Khai 19,4 15,33 297,35 3,2 21,11 67,54 2,8 22,22 62,20 2,3 10,00 22,99
Thôn Diệt Pháp 13 14,23 185,03 2,7 21,66 58,48 1,5 20,83 31,24 1,7 9,16 15,58
Thôn Lam Sơn 15,7 14,55 228,37 2,8 20,83 58,32 2,5 21,66 54,15 2,1 9,44 19,83
Ở xã Thiện Phiến su hào là cây được trồng nhiều nhất với diện tích 14,3 ha chiếm 23,79% diện tích trồng rau trên địa bàn toàn xã, thôn Tân Khai là thôn có diện tích cao nhất với 5,3 ha tiếp theo là thôn Lam Sơn với 3,5 ha, thôn Diệt Pháp 3,1 ha và thôn Toàn Tiến với 2,4 ha. Năng suất trung bình trên địa bàn xã đạt 15,62 tấn/ha, cao nhất là thôn Tân Khai là 16,66 tấn/ha, thôn Diệt Pháp năng suất thấp nhất với 14,72 tấn/ha. Năng suất su hào trên địa bàn toàn xã đạt 223,37 tấn cao nhất thôn Tân Khai (88,32 tấn) thấp nhất thôn Toàn Tiến (33,66 tấn).
Đứng thứ 2 về diện tích là cây cải canh với 13,2 ha tổng diện tích trồng cải canh trên địa bàn toàn xã. Thôn Tân Khai là thôn có diện tích trồng lớn nhất (4,8 ha), thôn Toàn Tiến có diện tích thấp nhất (2 ha). Năng suất trung bình trên địa bàn xã đối với cải canh 15,65 tấn/ha, năng suất cao nhất là thôn Tân Khai (16,38 tấn), thôn Lam Sơn thấp nhất (14,72 tấn). Năng suất cải canh trên địa bàn toàn xã đạt 205,65 tấn.
Đứng thứ 3 về diện tích trồng là bắp cải với 11,2 ha, thôn Tân Khai có diện tích lớn nhất với 3,2 ha, Lam Sơn 2,8 ha, Diệt Pháp 2,7 ha, Toàn tiến 2,5 ha. Năng suất trung bình trên địa bàn xã 20,97 tấn. Thôn có năng suất cao nhất 21,66 tấn/ha, thôn Toàn Tiến có năng suất thấp nhất trong 4 thôn 20,27 tấn/ha. Tổng năng suất của xã đạt 234,82 tấn. Tiếp theo là cây cà chua với diện tích 8,3 ha, thôn Tân Khai, Lam Sơn là 2 thôn có diện tich trồng cao nhất với diện tích lần lượt là 2,8 ha và 2,5 ha còn thôn Diệt Pháp và Toàn Tiến đều có diện tích là 1,5 ha. Năng suất trung bình của cà chua trên địa bàn đạt 21,24 tấn/ha. Tổng năng suất cà chua trên địa bàn 176,33 tấn. Thôn Tân Khai là thôn có sản lượng cao nhất (62,2 tấn), thôn Toàn Tiến có sản lượng thấp nhất trong 4 thôn 30,41 tấn.
Cây rau gia vị chủ yếu là hành, tỏi… với diện tích là 4,2 ha chiếm 7% tổng diện tích trồng rau, thôn Lam Sơn có diện tích lớn nhất 1,5 ha, thôn Toàn Tiến có diện tích thấp nhất 0,8 ha. Năng suất trung bình của toàn xã đạt 4,1 tấn/ha tổng sản lượng toàn xã đạt 17,22 tấn. Thôn Lam Sơn có sản lượng cao nhất (7,8 tấn), thấp nhất là Toàn Tiến (2,8 tấn). Ngoài các cây rau chính kể trên ở xã Thiện Phiến còn trồng khá nhiều loại rau khác như xà lách, súp lơ, đậu tương… với tổng diện tích được thống kê là 8,9 ha chiếm 14,9% diện tích trồng rau của cả xã, năng suất trung bình 9,68 tấn/ha. Tổng sản lượng 86,19 tấn.
4.3. NGUỒN PHÁT SINH KLN TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI XÃ THIỆN PHIẾN THIỆN PHIẾN
4.3.1. Hoạt động công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn xã có 22 doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên địa bàn xã Thiện Phiến các cơ sở hoạt động thuộc loại hình sản xuất: (i) Xây dựng sản xuất vật liệu xây dựng và gia công cơ khí; (ii) Sản xuất đồ gỗ xây dựng; (iii) Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; (iv) Ngành diệt may.
Bảng 4.4. Các ngành sản xuất của các doanh nghiệp tại xã Thiện Phiến
TT Loại hình sản xuất Tên một số cơ sở sản xuất lớn
1
Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và gia
công cơ khí
Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Đức Tuấn Hưng Yên, Công ty TNHH vật liệu xây dựng Mạnh Hưng, Công ty TNHH thương mại 27/7 Trần Tuấn Đạt, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phong Anh, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Đức Thành, Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Nguyên Hùng, Công ty TNHH khoáng sản An Đại Phát, Công ty cổ phần Hoàng Gia Phương Đông, Công ty TNHH Kim Thủy Hưng, Công ty TNHH Thiên Sơn Hưng Yên, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hải Nam, Công ty TNHH Trọng Khôi, Công ty cổ phần cơ khí và thương mại Hưng Yên 2 Sản xuất đồ gỗ xây dựng Công ty TNHH Mai Thành Vinh, Công ty TNHH
thương mại xuất nhập khẩu Việt Trường 3 Sản xuất thuốc, hóa
dược và dược liệu Công ty TNHH sinh học Thảo Linh Xanh
4 Ngành dệt may
Công ty TNHH dịch vụ và thương mại công nghiệp Trường Phúc, Công ty TNHH may Việt Cường Hưng Yên, Công ty TNHH may mặc Hùng Cường, Công ty TNHH may Gia Phát Hưng Yên, Công ty TNHH Đường May Vàng, Công ty cổ phần may QTC Hưng Yên, Công ty TNHH may mặc Việt Cường, Công ty TNHH thương mại may Đức Anh, Công ty cổ phần đay Hoàng Đạt, Công ty TNHH Huyền Dung
Chất thải của các cơ sở đang hoạt động trên địa bàn xã Thiện Phiến, Tiên Lữ chủ yếu là chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, khí thải do đốt nhiên liệu. Qua điều tra khảo sát trên địa bàn xã, chất thải rắn được thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết tạm thời sau đó được phân loại và đưa đi xử lý ở nơi khác. Chất thải sinh hoạt và chất thải không độc hại có khả năng dễ cháy được đốt ngay tại chỗ, một phần được các doanh nghiệp hợp đồng với công ty môi trường và đô thị Hưng Yên chở đi xử lý. Các doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại thì có công ty riêng chuyên về xử lý CTNH chở về xử lý ở nơi riêng biệt.
Khí thải cũng được các doanh nghiệp lọc qua hệ thống lọc bụi trước khi được thải ra môi trường nên nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do khí thải được giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó trên địa bàn xã không có doanh nghiệp hoạt động các lĩnh lực đặc thù nên không có doanh nghiệp nào phát sinh khí thải độc hại. Chủ yếu là do đốt nguyên liệu, gas. Trong quá trình vận hành sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã phát sinh ra nước thải từ các khâu sản xuất khác nhau. Nước thải bao gồm: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Trên địa bàn xã chủ yếu tập trung các cơ sở doanh nghiệp may mặc, xây dựng ít các doanh nghiệp gia công cơ khí, sản xuất sắt thép nên nguồn nước thải chứa KLN không đáng kể.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất cũng như quá trình nấu ăn hằng ngày của công ty cũng như các doanh nghiệp. Theo nguyên tắc tất cả các nước thải sản xuất phải đưa vào khu xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường nhưng trong quá trình khảo sát thực địa chúng tôi thấy hầu như tất cả các doanh nghiệp hiện nay không có hệ thống xử lý nước thải mà được thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Nước thải từ các cống thải của các doanh nghiệp sản xuất có màu đen, mùi hôi, tanh khó chịu. Đây có thể là nguồn phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường.
Bảng 4.5. Thống kê nguồn thải tại một số cơ sở sản xuất tại Thiện Phiến
Loại hình
sản xuất Tên một số cơ sở sản xuất lớn
Nguồn thải Nước thải (m3/ngày) Chất thải rắn (kg/ngày) Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và gia công cơ khí
Công ty TNHH vật liệu xây dựng Mạnh Hưng 7 20 Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Đức Tuấn
Hưng Yên 5 15
Công ty TNHH thương mại 27/7 Trần Tuấn Đạt 2 8 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương
mại dịch vụ Đức Thành 3 10 Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Nguyên Hùng 2 7 Công ty TNHH khoáng sản An Đại Phát 7 15 Công ty cổ phần cơ khí và thương mại Hưng Yên 19 27 Công ty TNHH Kim Thủy Hưng 19 35 Công ty cổ phần Hoàng Gia Phương Đông 5 10 Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hải Nam 5 20 Công ty TNHH Thiên Sơn Hưng Yên 19 30 Sản xuất
đồ gỗ xây dựng
Công ty TNHH Mai Thành Vinh 12 18 Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu
Việt Trường 12 50
Sản xuất thuốc, hóa
dược và dược liệu
Công ty TNHH sinh học Thảo Linh Xanh 7 15
Ngành dệt may
Công ty TNHH dịch vụ và thương mại công
nghiệp Trường Phúc 10 35 Công ty TNHH may Việt Cường Hưng Yên 14 24 Công ty TNHH may mặc Hùng Cường 13 30 Công ty TNHH may Gia Phát Hưng Yên 6 41 Công ty cổ phần may QTC Hưng Yên 7 41 Công ty TNHH thương mại may Đức Anh 9 70 Công ty cổ phần đay Hoàng Đạt 6 70 Công ty TNHH Huyền Dung 7 300
Hoạt động công nghiệp trên địa bàn xã phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt đi qua hệ thống hầm biogas không chứa kim loại nặng nên nguồn thải do công nghiệp ít ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp cũng như tích lũy của kim loại nặng trong sản phẩm rau.
4.3.2. Hoạt động nông nghiệp
4.3.2.1. Sử dụng phân bón phân bón
Sản xuất rau với đặc thù thâm canh cao và tốc độ quay vòng lớn so với nhiều loại cây trồng khác vì vậy các hộ nông dân rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc. Trên cơ sở kết quả điều tra về chủng loại rau, diện tích, để đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Thiện Phiến chúng tôi tiến hành theo dõi quy trình sản xuất của một số loại rau chính được áp dụng trong quá trình sản xuất, phạm vi điều tra các hộ sản tại 4 thôn nghiên cứu của Thiện Phiến, chúng tôi thu được kết quả tại bảng 4.6:
Bảng 4.6. Mức phân bón cho một số cây trồng chính
Cây trồng Phân chuồng
(tấn/ha)
Phân khoáng (Kg/ha)
N P2O5 K2O Bắp cải 19,44 93,3072 371,01 206,6 QCVN 01-120 : 2013/BNNPTNT 20 - 25 120 - 150 80 - 100 75 - 90 Su hào 15 194,39 111,08 41,655 QCVN 01-88 : 2012/BNNPTNT 13 - 15 100 – 120 60 – 90 100 Rau gia vị 3,7 82,5 74,2 85,3