Mức độ hoàn thành tiêu chí Nhà ở dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 80 - 84)

TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã chưa đạt tiêu chí Số xã đã đạt tiêu chí 1 Nhà tạm, dột nát Không 0 13/13 2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng 90% 1 12/13 Nguồn: BCĐ xây dựng NTM huyện Phù Cừ, năm 2014

Nhà ở dân cư trên địa bàn huyện Phù Cừ có sự chuyển biến nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân do nhu cầu và mức sống của người dân đang ngày càng tăng lên. Trong cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, huyện đã chỉ đạo các xã vận động nhân dân cải tạo, chỉnh trang các nhà chưa đạt chuẩn đồng thời xây mới, cải tạo các nhà tình nghĩa, hộ neo đơn trên địa bàn. Qua 3 năm thực hiện (2011-2014) toàn huyện xây mới 237 căn nhà, nâng cấp, cải tạo 456 nhà bán kiên cố với số tiền ước tính 84,8 tỷ đồng bằng nguồn vốn của dân.

Kết quả đến hết tháng 12/2014 trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát; 12/13 xã (đạt 92,3%) có nhà đạt chuẩn 4 cứng (tường cứng, cột cứng, nền cứng và mái cứng) theo tiêu chí 09.

* Tồn tại: Tập quán sản xuất tận dụng chất thải sinh hoạt trồng rau màu nên xã Minh Tiến vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu nhà vệ sinh đạt chuẩn (đạt 60%), truồng trại xa nhà (đạt 40%).

Vận động xây dựng khu chăn nuôi xa nhà ở, nâng cấp nhà vệ sinh đạt chuẩn. Phổ biến kỹ thuật “đệm lót sinh học” và sử dụng phân hữu cơ thay phân chuồng trong canh tác.

* Tiêu chí 10: Thu nhập

Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy, Đảng, sự đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế, xã hội đời sống của nhân dân Phù Cừ ngày càng được nâng cao. Huyện đã có các hoạt động phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nông thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

Đến hết năm 2014 trên địa bàn huyện đã chuyển đổi từ 30 đất trồng lúa sang cây ăn quả: 5ha xã Tam Đa sang trồng cam Canh cho giá trị gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa, 25ha xã Tam Đa sang mô hình trồng vải chín sớm cho giá trị gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Huyện còn chuyển đổi 130ha đất trồng lúa tại 4 xã: Đoàn Đào, Đình Cao, Nhật Quang, Trần Cao sang mô hình giống lúa mới (Hòa Thảo VH1, Đại Dương 2, VS1) cho giá trị gấp 1,3 lần so với giống lúa truyền thống.

Kết quả đạt được trong năm 2014 trên toàn huyện, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 5,5%; giá trị trên một ha canh tác đạt trên 85 triệu đồng. Thu nhập bình quân ước đạt 31,2 triệu đồng. Toàn huyện có 11/13 xã (đạt 84,6%) hoàn thành tiêu chí 10 (thu nhập) hai xã nghèo của huyện: Minh Hoàng, Minh Tiến có mức thu nhập bình quân năm 2014 12,5 triệu đồng không tăng so với năm 2013.

* Tồn tại:

Hai xã nghèo còn chậm chuyển đổi mô hình sản xuất. Chưa khai thác hết tiềm năng của trục giao thông 202 và 203B qua xã.

* Phương hướng

Phát triển các điểm thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp dọc tuyến giao thông qua xã. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành nghề hiện có: Mộc, hàn sì, cơ khí, xây dựng, chế biến, … ưu tiên các dự án giải quyết nhiều việc làm và thân thiện với môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào địa bàn Minh Hoàng và Minh Tiến giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân.

* Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo

Thông qua các hình thức phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, chuyển giao tiến bộ KHKT, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển các làng nghề, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn mà đời dống của người dân Phù Cừ ngày càng được nâng cao trong đó có cả hộ nghèo.

Hộ nghèo bình quân toàn huyện năm 2014 còn khoảng 4,6% (khoảng 1.062 hộ/ 23.091 hộ) giảm 1,58% so với năm 2013(năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo 6,18%, năm 2012 là 7,25%). Tính đến hết tháng 12/2014 toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chí 11 là: Quang Hưng, Đoàn Đào, Đình Cao, Minh Tân đạt (30,8%).

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Phù Cừ 2012 - 2014

Nguồn: BCĐ xây dựng NTM huyện Phù Cừ, năm 2014

* Tồn tại:

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh làm cho lượng người mất đất canh tác không tìm được việc làm.

* Phương hướng:

Hỗ trợ việc làm, khuyến khích học nghề đối với các hộ mất đất. Cần có chính sách của địa phương với các doanh nghiệp lấy đất cùng với thu nhận lao động bán đất cho doanh nghiệp.

2012 2013 2014 Năm ĐVT (%)

* Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Năm 2011 toàn huyện có 43.598 lao động trong độ tuổi lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 27.328 lao động chiếm 62,7%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 8.684 lao động chiếm 19,8%; lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 7.622 chiếm 17,5%. Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, huyện đã có các dự án đào tạo nghề, hỗ trợ vốn phát triển các mô hình kinh tế mới, cho vay thương mại phát triển các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Nhờ đó, cơ cấu lao động trên địa bàn Phù Cừ thay đổi đáng kể qua các năm. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động huyện Phù Cừ

Nguồn: BCĐ xây dựng NTM huyện Phù Cừ, năm 2014

Qua biểu đồ trên ta thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ lao đông từ ngành nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp năm 2011 tỉ lệ lao động nông nghiệp chiếm 62,7% đến năm 2014 giảm còn 41,2%. Kết quả đạt được nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh đào tạo nghề, cùng với sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp, TTCN, thương mại dịch vụ.

Huyện đã tập trung chỉ đạo UBND các xã quy vùng sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; hàng năm huyện đã tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả cao (như: sản xuất lúa chất lượng cao, giống lúa mới, cam Đường canh, chuối Tiêu hồng, nhãn Lồng Hưng Yên; cá rô đồng, Rô phi đơn tính, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, Lợn siêu nạc, bò lai siêu thịt, gà Đông Tảo...). Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn (Mỗi năm có hàng trăm lớp chuyển giao TBKT và đào tạo nghề);

17,5% 62,7% 19,8% 28,8% 29,1% 41,2% Năm 2011 Năm 2014

đồng thời các tổ chức tín dụng kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân để phát triển kinh tế hộ. Có trên 400 trang trại, gia trại mô hình VAC cho hiệu quả kinh tế cao đạt tiêu chí trang trại, có trên 150 trang trại thu trên 100 triệu đồng/năm.

Tích cực quan tâm đến việc phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân; hàng năm đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 600 lao động, giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động.

Căn cứ theo Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí xây dựng NTM, tính đến hết tháng 12/2014 trên toàn huyện có 08 xã (đạt 61,5%) có trên 90% lao động thường xuyên có việc làm.

*Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Tính đến hết năm 2014, trên toàn huyện có 29 HTX trong đó có 6 HTX tín dụng, 2 HTX dịch vụ điện và 21 HTX DV nông nghiệp hoạt động. Có 26/29 HTX hoạt động có lãi trong đó 18 HTX xếp loại khá, 3 HTX xếp loại trung bình. Đã có 10 HTX tham gia liên minh HTX; các HTX đã làm điểm chuyển đổi mô hình HTX sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012; sau khi chuyển đổi HTX hoạt động được mở rộng và nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu quả hơn.

Đánh giá mức độ hoàn thành: Toàn huyện có 13/13 xã đạt tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất (đạt 100%).

* Tiêu chí 14: Giáo dục

Xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu cho phát triển, huyện Phù Cừ luôn có các chương trình, chính sách hỗ trợ, đầu tư cở sở vật chất hạ tầng phục vụ cho giáo dục. Mức độ hoàn thành thể hiện qua bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)