Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 32 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

2.2.1.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở nước ngoài

* Tình hình xây dựng NTM ở Hàn Quốc

Vào những năm 1960, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến nhưng tình hình hai miền Bắc- Nam vẫn đang căng thẳng, không có đủ kinh phí để đầu tư phát triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, bước vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới” (Saemaul Undong- SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Mô hình này thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, Trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em… Cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn đuợc coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trình phát triển nông thôn.

Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 1971 các dự án thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng đó bỏ ra. Nhưng đến năm 1972, chiến lược đầu tư được điều

chỉnh. Chỉ còn một nửa trong số 33 nghìn làng của năm 1971 tiếp tục đựơc hỗ trợ. Nhưng Nhà nước đã tăng cuờng đầu tư cho các làng này thêm một tấn thép và tăng lên 500 bao xi măng.

Để đánh giá kết quả của những chính sách này, dự án thực hiện việc đánh giá và xếp loại các làng theo ba nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2000 $ nếu được thăng nhóm xếp hạng, chương trình đã tạo sư chuyển biến rõ rệt trong việc phân loại các nhóm làng trong vòng 3 năm sau đó.

Con người là nhân tố quyết định

Để thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, dự án NTM chú trọng đến nhân tố con người. Trình độ văn hoá của người dân nông thôn rất thấp cho nên việc phổ biến chính sách gặp phải không ít khó khăn. Để khắc phục hạn chế này, dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương.

Trước khi tiến hành hỗ trợ vào các làng, cán bộ dự án sẽ tiến hành các điều tra xã hội học đối với ba nhóm đối tượng là: Cán bộ địa phưong, cán bộ làng và người dân. Các điều tra này cho phép cán bộ dự án biết đựơc đích xác nhu cầu hiện tại của các làng, suy nghĩ và trình độ nhận thức của lãnh đạo làng.

Dự án tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cấp làng và chính quyền địa phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ có các buổi thảo luận nhóm với chủ đề: “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước?”. Với chủ đề này, lãnh đạo làng và chính quyền địa phưong tham gia các lớp tập huấn sẽ đưa ra những ý kiến, giải pháp cho hoàn cảnh cụ thể của làng mình.

Để sự tham gia của người dân chủ động và hiệu quả, các cán bộ làng sẽ thực hiện quá trình trao đổi ý kiến với dân làng, tiếp thu ý kiến của nhân dân để điều chỉnh và phát triển chương trình thực hiện.

Dự án NTM trả lương cho cán bộ làng thay cho nhân dân như trước đây, cho nên đã khuyến khích cả lãnh đạo làng lẫn nhân dân tích cực thực hiện.

Nâng cao chất luợng cán bộ, lãnh đạo và tiếp thu ý kiến từ trong nhân dân là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao cho các dự án hỗ trợ trong mô hình “Nông thôn mới”.

nhanh chóng tại các làng mà các dự án đựơc triển khai. Sau 7 năm thực hiện, tổng chiều dài đường giao thông nội làng được tăng lên 42.000 km, đường giao thông nối các làng với nhau là 43.000 km. Hệ thống cầu cống, các công trình cung cấp nước sạch đã đựơc hoàn thiện đồng bộ.

Thay đổi lớn nhất là việc thay đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn…). Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn đựoc thay thế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn đựơc dùng điện. Các giống lúa mới có năng suất cao đựơc đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Một tác động to lớn nhất là làm tăng thu nhập của người dân. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt 824 USD/người/ năm. Nhưng năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/ năm. Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõ nét.

Đến đầu những năm 1980, bộ mặt của nông thôn Hàn Quốc đã thay đổi to lớn và toàn diện. Quá trình hiện đại hoá nông thôn đã được hoàn thành. Chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới (Xuân Quang, 2011)

* Tình hình xây dựng NTM ở Nhật Bản

Nhật Bản phong trào xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”:

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình (Tuấn Anh, 2012)

* Tình hình xây dựng NTM ở Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:

trọng nhất của kế hoạch phát triển KT - XH thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận.

- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ

quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Tuấn Anh, 2012).

2.2.1.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong nước

* Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập BCĐ xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban. Kế hoạch được thực hiện từ quý 4 - 2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương.

Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhưng các địa phương đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng.

Với tinh thần “Đồng thuận cao - Thi đua giỏi - Về đích sớm”, phong trào xây dựng NTM ở Thái Bình đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, từ đó đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đến hết tháng 12/2014, toàn tỉnh đã có 100% số xã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng NTM, quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã; 100% số xã hoàn thành lập đề án xây dựng NTM, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 99,6% số xã hoàn thành dồn điền đổi thửa (bình quân mỗi hộ 1,79 thửa, giảm 1,88 thửa). Các địa phương đã đào đắp được 17.662.511m3 bờ vùng, bờ thửa; cứng hóa 939 km kênh mương cấp 1 loại 3 và nạo vét hàng nghìn ki-lô-mét sông ngòi; xây mới, chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp 4.713,8km đường giao thông nội đồng và giao thông nông thôn; 28 trạm bơm, 248 cống đập; 20 trạm cấp nước sạch; 43 trường THCS, tiểu học, 51 trường mầm non; 27 nhà văn hóa xã, 867 nhà văn hóa thôn; 171 trạm y tế; 22 bãi xử lý rác thải; 44 chợ nông thôn; 14 trụ sở xã; 99 xã hoàn thành nâng cấp lưới điện nông thôn.

Cùng với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn các chương trình mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)