Nhận thức của người dân về NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 95 - 98)

Nội dung Tổng

số

Biết rõ Chưa rõ Không biết Số lượng % Số lượng % Số lượng % 19 tiêu chí đánh giá NTM 105 96 91 9 9 0 0 Nội dung xây dựng NTM 105 93 89 12 11 0 0 Người dân tham gia quy

hoạch, đề án, quyết định công việc thực hiện xây dựng NTM

105 96 91 9 9 0 0

Việc huy động nguồn vốn 105 92 88 13 12 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2014

Qua bảng trên ta thấy, vai trò chủ thể của người dân trong phong trào xây dựng NTM ở Phù Cừ được thể hiện rõ. Người dân nắm rõ được nội dung của

chương trình (trên 95% lượng người được hỏi nắm rõ), trực tiếp tham gia vào quy hoạch đề án và quyết định công việc xây dựng NTM.

4.2.1.2. Sự đóng góp của người dân xây dựng NTM

Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM thể hiện trực tiếp qua ngày công lao động, Nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình mà các hộ luôn hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động như: Dồn ruộng đổi thửa, hiến đất, xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng… Nhờ vậy, huyện tiết kiệm được một nguồn kinh phí không hề nhỏ cho xây dựng NTM. Người dân tham gia đều phục cho các hoạt động xây dựng địa phương, xây dựng đường xá cho chính bản thân họ, tham gia giám sát thi công, tiến độ hoàn thành các công trình. Nhờ đó địa phương vừa tiết kiệm về kinh phí mà chất lượng, tiến độ cũng được đảm bảo. Quan trọng hơn, vai trò làm chủ của người dân được nâng cao, củng cố niềm tin của người dân vào cộng đồng, vào xây dựng NTM.

Bảng 4.17. Nguồn lực dân đóng góp xây dựng NTM (2011-2014)

STT Đất ở (m2) Góp đất NN (Ha) Đào đắp (m3) Ngày công (công) Kinh phí làm GT và TL (triệu đ) 1 Quang Hưng 22,10 150.000 15.000 2.500 2 Đoàn Đào 2.850 11,54 141.839 20.000 3.661 3 Đình Cao 32,63 154.659 20.000 4.000 4 Minh Tân 0,00 24.067 5.000 129 5 Tống Trân 14,40 44.340 14.000 4.095,7 6 Phan Sào Nam 25,97 105.266 15.000 600 7 Nguyên Hòa 10,40 79.926 10.000 678,3 8 Tam Đa 16,37 91.754 15.000 2.184,8 9 Tống Phan 0,23 96.447 17.000 2.643,1 10 Nhật Quang 9,40 75.724 10.000 950 11 Tiên Tiến 13,37 74.361 10.000 1.537 12 Minh Hoàng 24,80 162,840 15.000 2.305,5 13 Minh Tiến 17,68 154,629 14.000 285 Cộng 2.850 198,89 1.355.852 165.000 25.569.4

4.2.2. Trình độ năng lực của cán bộ huyện, xã

Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chương trình xây dựng NTM có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện. Do đó năng lực quản lý, điều hành việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới. Việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở phải luôn gắn chặt với vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở vì cán bộ chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền nước ta. Họ vừa là người đại diện của dân trong quản lý nhà nước, vừa là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện quyền hành pháp và quản lý cũng như tiến hành các chương trình KT - XH ở địa phương. Phần lớn họ giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị; trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý có sự chuyển biến và được nâng lên một bước. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đủ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

Chất lượng cán bộ huyện, xã được thể hiện qua bảng 4.18. như sau:

Đội ngũ cán bộ của huyện Phù Cừ nhìn chung còn nhiều bất cập, nhất là cấp xã. Hiện nay, đội ngũ cán bộ xã phổ biến là trung cấp (chiếm 52,6%) và sơ cấp chuyên môn (19,8%). Đến năm 2014, cấp xã chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học, trình độ đại học chỉ mới đạt 24,2%. Về trình độ chính trị, mới chỉ có khoảng 47.4% có trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp là 30.7 % , duy chỉ có 03 cán bộ huyện điều động về làm cán bộ xã chiếm 1% có trình độ cao cấp lý luận chính trị, còn lại là chưa qua một khóa chính trị nào. Về quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ xã cũng chỉ có mới 11,6% đã qua các lớp 01 hoặc 03 tháng.

Đối với đội ngũ cán bộ cấp huyện, đến nay số cán bộ có chuyên môn trên đại học mới chỉ chiếm 3,9%; về trình độ chính trị: Cao cấp chiếm 17,1%; Trung cấp chiếm 14,5% và trình độ sơ cấp đang chiếm 68,4%.

Kết quả điều tra trên cho ta thấy năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế nên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM có lúc còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, công tác đôn đốc, kiểm tra chưa thường xuyên, sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các ban ngành của xã với thôn chưa được gắn kết, còn rời ràc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)