Chất lượng cán bộ huyệnPhù Cừ năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 98)

Diễn giải Cán bộ cấp xã Cán bộ cấp huyện Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Tổng số 293 100 76 100 2. Trình độ chuyên môn Trên đại học 0 0 3 3,9 Đại học 71 24,2 66 86,8 Cao đẳng 10 3,4 2 2,6 Trung cấp 154 52,6 2 2,6 Còn lại (Sơ cấp + khác) 58 19,8 3 3,9 3. Trình độ chính trị Cao cấp 3 1 13 17,1 Cử nhân 0 0 0 0 Trung cấp 139 47,4 11 14,5 Sơ cấp 90 30,7 52 68,4

Chưa qua bồi dưỡng 61 20,8 0 0

4. Trình độ QLNN

CVCC và TĐ 0 0 0 0

CVC và TĐ 15 5,1 3 3,9

CV và TĐ 19 6,5 27 35,5

Chưa qua bồi dưỡng 259 88,4 46 60,5

5. Phân loại chuyên viên

Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0

Chuyên viên chính 15 5,1 6 7,9

Chuyên viên 29 9,9 64 84,2

Cán sự, nhân viên 249 85 6 7,9 Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phù Cừ, năm 2014

Bên cạnh đó việc đào tạo, tập huấn về chương trình xây dựng NTM trong thời gian qua còn bất cập do sự thay đổi về lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng NTM ở các thôn. Do vậy cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thôn, xã trực tiếp tham gia xây dựng NTM là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xây dựng NTM ở cơ sở.

Kinh nghiệm rút ra thời gian qua cho thấy, đội ngũ cán bộ đặc biệt cán bộ nòng cốt ở đâu năng động, nhiệt tình, có trình độ, năng lực chuyên môn khả năng quản lý tốt thì ở đó triển khai các hoạt động xây dựng NTM đạt hiệu quả và ngược lại. Vì vậy, trong thời gian tới cần sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để thực sự đạt được yêu cầu ''cán bộ là cái gốc của mọi công việc'', để có cán bộ ngang tầm nhiệm vụ. Triển khai kịp thời, sâu sắc, toàn diện Luật Cán bộ công chức và các quy định liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ''vừa hồng vừa chuyên'' như lời Bác Hồ dạy.

4.2.3. Các tổ chức, đoàn thể xã hội

Các tổ chức, đoàn thể xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM. Qua các phong trào do MTTQ huyện tổ chức như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, người dân đã đồng tình ủng hộ, xây dựng đời sống văn hóa, đoàn kết tại nông thôn, chung sức góp công, góp của cho xây dựng NTM. Cùng với đó là các phong trào “Phong trào 3 sạch” của hội phụ nữ, phong trào “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” của hội Nông dân đã thúc đẩy các hộ dân thi đua sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao nhận thực, năng lực của người dân giác ngộ vai trò của mình trong phong trào xây dựng NTM. Hiệu quả của công tác tuyên truyền còn được thể hiện qua vai trò đặc biệt của các tổ chức Đảng cơ sở và Đoàn Thanh niên, qua đó huy động được nguồn lực như vốn, nhân lực, đất đai phục vụ cho quá trình thực hiện đề án trên địa bàn, góp phần thực hiện thành công xây dựng NTM.

4.3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÔN MỚI

4.3.1. Định hướng

* Phát huy thật tốt các nhân tố ảnh hưởng, vận động được sự chung tay góp sức của cả cộng đồng vào xây dựng NTM.

* Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

* Thiết lập bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện Chương trình vận hành một cách thông suốt, gồm những cán bộ có đủ trình độ, kỹ năng tham gia.

* Tìm cách thức tiếp cận Chương trình đúng đắn, nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn lực.

* Hệ thống hoá, bổ sung được các cơ chế chính sách liên quan, hoàn thiện và thực thi đồng bộ, hiệu quả.

4.3.2. Mục tiêu

* Hết năm 2015 phấn đấu 04 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM, gồm xã : Đình Cao, Minh Tân, Đoàn Đào, Tống Trân (chiếm 30,8% toàn huyện).

* Các xã còn lại phấn đấu đạt từ 2-3 Tiêu chí/năm; đến trước 2020 phấn đấu 6-8 xã (từ 46,2% - 61,5%) đạt chuẩn xây dựng NTM.

4.3.3. Giải pháp

4.3.3.1. Giải pháp về tổ chức, chỉ đạo

Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và quản lý của các BCĐ xây dựng NTM từ huyện đến xã, BQL xây dựng NTM xã; Ban phát triển thôn và Ban giám sát xây dựng thôn, cũng như các ngành đoàn thể từ xã đến thôn… để tổ chức, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt hiệu quả cao.

4.3.3.2. Giải pháp về quy hoạch

Tổ chức thực hiện quy hoạch cần vận dụng linh hoạt nguyên tắc “Dễ làm trước”. "Dễ làm trước" vận dụng đối với việc lựa chọn các xã để chỉ đạo làm điểm, thực hiện tập trung hỗ trợ các xã có khả năng đạt chuẩn NTM trong các giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 để tập trung chỉ đạo, thực hiện trước, theo các tiêu chí ưu tiên:

(1). Đảng bộ xã nhiều năm đạt “trong sạch, vững mạnh”. Chính quyền xã và các tổ chức chính trị - xã hội đều đạt vững mạnh.

(2). Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn đoàn kết thống nhất, có năng lực, trình độ, nhiệt tình và nhân dân đồng tình ủng hộ xây dựng NTM.

(3). Cơ sở (xã, thôn) đảm bảo được quỹ đất để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn theo tiêu chí xây dựng NTM (Đường giao thông, trường học, trạm y tế, CSVC văn hóa,...).

(4). Huy động được vốn đóng góp của cơ sở (xã, thôn) và của nhân dân (công lao động, bằng tiền, đất...) vào xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.

(5). Căn cứ vào mức độ các tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được của các xã theo kết quả rà soát tiêu chí xây dựng NTM.

"Dễ làm trước" được vận dụng trong khi thực hiện 11 nội dung xây dựng NTM, trong đó nội dung nào được người dân ủng hộ cao, sẵn sàng thực hiện làm trước. Chọn lọc những gì kế thừa được để phát huy trên nền tảng đã có không nên xây dựng mới từ đầu, ví dụ:

nhưng chưa đạt chuẩn mới thì chỉ cần lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp mà không nên xây mới.

- Đối với các công trình xây mới thì phải quy hoạch đạt chuẩn mới. Việc xây dựng phải tùy theo khả năng vốn để hoàn chỉnh dần nhưng khi quy hoạch phải đủ chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài. Ví dụ: Đường giao thông xã quy hoạch mới phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải là đường cấp 4 đồng bằng với nền đường 9m (không kể hành lang), nếu chưa đủ kinh phí làm đường thì phải cắm mốc chỉ giới, trước mắt có thể làm đường có bề rộng mặt đường 3,5m, nền đường rộng 5m và sẽ hoàn thiện dần khi có điều kiện.

"Dễ làm trước" là ưu tiên thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện.

4.3.3.3. Tuyên truyền, vận động thi đua xây dựng nông thôn mới

- Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin để phổ biến và nhân ra diện rộng.

- Phát động phong trào thi đua xây dựng NTM: Xác định xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện và các xã. Do vậy việc phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm huy động mọi nguồn lực để tập trung xây dựng nông thôn mới đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần tạo bước đột phá về phát triển KT - XH ở nông thôn.

4.3.3.4. Công tác đào tạo tập huấn

Tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến các chủ trương, chính sách mới cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ tỉnh tới thôn; đặc biệt là công tác theo dõi tổng hợp báo cáo xây dựng NTM. Nội dung tập huấn bám sát theo chương trình khung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và phù hợp với thực tiễn từng xã, thôn.

4.3.3.5. Huy động và bố trí nguồn lực

- Huy động, lồng gộp nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác như: Chương trình giảm nghèo; Chương trình Quốc gia về việc làm; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, Chương trình về văn hóa, giáo dục, đào tạo; ...

khuyến nông, khuyến công; hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; xử lý chất thải và vệ sinh môi trường, kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn,....

- Nguồn ngân sách Huyện, xã: Chủ yếu huy động các nguồn thu từ: Đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý đất dôi dư, xen kẹp, cho thuê đất; thuế…

- Nguồn dân đóng góp: Huy động sự đóng góp của người dân (về cả vốn và công lao động) là nguồn lực quan trọng để thực hiện quy hoạch. Tổ chức cho người dân học tập, tuyên truyền, phổ biến, vận động để mọi người dân hiểu và nhận thức đúng đắn về công cuộc xây dựng nông thôn mới, tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quê hương với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; tránh tình trạng áp đặt, phân bổ đóng góp theo mệnh lệnh hành chính. Kết hợp hài hòa giữa huy động đóng góp bằng tiền, hiện vật và ngày công lao động.

- Huy động vốn của các doanh nghiệp: Huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và của doanh nghiệp…để đầu tư phát triển kinh tế xã hội và xây dựng hạ tầng nông thôn cho địa phương; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

- Huy động nguồn vốn vay từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho tỉnh để phát triển đường giao thông nông thôn, CSHT nông nghiệp và CSHT làng nghề nông thôn… phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4.3.3.6. Giải pháp trên các lĩnh vực

* Khuyến khích đầu tư xây dựng cơ bản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn như: cơ chế huy động vốn góp của cộng đồng dân cư trong việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”; cơ chế khai thác quỹ đất cho đầu tư hạ tầng nông thôn; cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng do dân góp vốn, dân tự làm; cơ chế quản lý vốn ngân sách hỗ trợ cho cộng đồng xây dựng nông thôn mới; cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia cho xây dựng nông thôn mới; cơ chế ghi công tôn vinh những người thành đạt hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng văn hoá - xã hội trong nông thôn…

- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như: Cơ chế chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất; khuyến khích

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá…

- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phát triển kinh tế nông thôn như: Cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các dịch vụ công: cấp nước sạch, xây dựng quản lý chợ, thu gom rác, tưới tiêu…

* Đẩy mạnh việc tiếp nhận chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ở nông thôn

- Xây dựng chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện các đề án, dự án công nghệ cao trong các lĩnh vực sản xuất, trong đó quan tâm khuyến khích đầu tư các dự án công nghệ cao không ảnh hưởng đến môi trường vào các khu công nghiệp của huyện.

- Tăng cường mối liên kết 4 nhà để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường.

* Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Là địa phương đất chật, người đông, có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh, ruộng đất bị thu hẹp đáng kể, huyện Phù Cừ cần phải đẩy mạnh công tác dạy nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đồng thời chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Để giải quyết việc này, cần thực hiện:

- Khảo sát thực tế nhằm xác định rõ nhu cầu học nghề và ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Bổ sung, xây dựng và hoàn thiện các chính sách quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo, nhất là ở các địa phương bị thu hồi nhiều đất.

- Tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm. Hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh sau khi học nghề.

* Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, đưa sản xuất, chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Tình trạng ô nhiễm trong khu dân cư hiện nay của Phù Cừ là do hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ xen lẫn khu dân cư. Vì vậy để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi

trường xây dựng NTM, huyện cần phải:

Hỗ trợ chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư: địa phương cần quy hoạch và bố trí một số diện tích đất hợp lý (bằng nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp), lập dự án khu chăn nuôi tập trung, khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi trang trại ở ngoài khu dân cư. Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá và tách chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường sống trong nông thôn.

* Tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế ở nông thôn

Để phát huy được vai trò quan trọng của các hình thức tổ chức kinh tế tiên tiến ở nông thôn, như các tổ hợp tác, HTX; tích cực hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Để khắc phục những yếu kém của các hình thức tổ chức kinh tế như hiện nay, phải tập trung triển khai:

- Tăng cường tuyên truyền, vận động thống nhất nhận thức về các quan điểm phát triển kinh tế hợp tác và HTX, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác;

- Tư vấn, giúp đỡ các HTX lựa chọn ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến theo yêu cầu của thị trường, tạo ra nhu cầu về hợp tác. Tạo điều kiện cho các HTX vay vốn ưu đãi;

- Chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ cho khu vực kinh tế tập thể và có chính sách thu hút cán bộ quản lý và kỹ thuật về HTX làm việc đặc biệt là các kỹ sư nông nghiệp;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)