Phân bổ mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 51 - 74)

TT

Điểm nghiên cứu Cán bộ làm công tác NTM

Đơn vị xã Tổng số hộ dân Số hộ điều tra Số cán bộ thôn Số cán bộ xã Chuyên gia 1 Quang Hưng 1.904 35 8 8 5 2 Đoàn Đào 2.777 35 7 7 3 Minh Hoàng 1.385 35 5 5 Tổng số phiếu 105 20 20 5

3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai; dân số và lao động; CSHT; kết quả phát triển các ngành kinh tế; tình hình triển khai, kết quả tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM… cũng sẽ được tiến hành thu thập từ các nguồn số liệu thống kê, báo cáo của địa phương, các phòng, ban chuyên môn ở huyện, các sở, ngành, để qua đó phân tích làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như một số nội dung thực trạng tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo thời gian của địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia (PRA)

Phương pháp này được dùng để gặp mặt và thảo luận tại xã với nhóm cán bộ xã, thảo luận tại thực địa với người nông dân.

3.2.3.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Phân tích thông tin từ những chuyên gia, những người tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, những người có liên quan về xây dựng NTM.

3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Bên cạnh các chỉ tiêu đưa ra để làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu thì các chỉ tiêu của phần kết quả nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng,

các nội dung của việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

3.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình

- Tổng nhu cầu kinh phí;

- Nguồn vốn được phân bổ, vốn huy động từ các nguồn khác

3.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tổ chức bộ máy, cách thức triển khai thực hiện Chương trình

- Số người trong BCĐ cấp huyện;

- Số người trong Tổ công tác giúp việc cho BCĐ huyện; - Số xã thành lập BQL xây dựng NTM; số người trong BQL; - Số thôn thành lập Ban phát triển thôn; số người trong Ban; - Số xã lập tổ khảo sát cấp xã, khảo sát cấp thôn;

- Kết quả khảo sát đánh giá; - Số xã lập nhiệm vụ quy hoạch;

- Số xã lấy ý kiến đóng góp cho quy hoạch, đề án; - Số quy hoạch, đề án được duyệt.

3.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG MỚI Ở HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN HƯNG YÊN

4.1.1. Khái quát chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phù Cừ

Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, CSHT nông thôn được đầu tư sửa chữa, nâng cấp như trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, đường giao thông... đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất như nhà ở, điện, nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định. Đảng bộ chính quyền từ huyện đến cơ sở đoàn kết thống nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.

Ngày 07 tháng 12 năm 2010 Chủ tịch UBND huyện đã ra quyết định thành lập BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện Phù Cừ giai đoạn 2011-2015 gồm 22 đồng chí do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, có sự kiện toàn, bổ sung thành viên BCĐ một cách kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo; đồng thời Chủ tịch UBND huyện cũng thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ để thuận lợi cho công tác điều hành do Phó trưởng phòng Nông nghiệp& PTNT làm Tổ trưởng.

BCĐ Chương trình xây dựng NTM của huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Phù Cừ 5 năm (2011-2015). Thực hiện đến năm 2014 đã hoành thành xây dựng 02 xã điểm NTM (Đoàn Đào, Quang Hưng) phấn đấu đến hết năm 2015 cơ bản đạt 05 xã NTM (Đoàn Đào, Quang Hưng, Tam Đa, Đình Cao, Nguyên Hoà) chiếm 38,5% còn lại các xã đạt từ 11 - 18 tiêu chí.

4.1.2. Thực trạng triển khai Chương trình xây dựng NTM ở huyện Phù Cừ trên các lĩnh vực trên các lĩnh vực

4.1.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình xây dựng NTM

Huyện đã thành lập BCĐ tại Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 Về việc thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới huyện Phù Cừ giai đoạn 2010-2020. Do có sự thay đổi nhân sự của một số phòng, ban trong UBND huyện, Huyện ra văn bản thay thế Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 bằng Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 15/2/2011 của UBND huyện Phù Cừ Về việc Kiện toàn, bổ sung thành viên BCĐ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Phù Cừ giai đoạn 2010-2020. Đến hết tháng 12/2011 tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình từ huyện đến thôn được kiện toàn cơ bản theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13/4/2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 4.1. Kết quả thành lập BCĐ, tổ công tác giúp việc BCĐ huyện

TT Nội dung thực hiện Số lượng

(người) Chức vụ I BCĐ thực hiện Chương trình xây

dựng NTM huyện 22

1 Trưởng ban 01 Chủ tịch UBND huyện 2 Phó Trưởng Ban thường trực 01 PCT UBND huyện

3 Thành viên 20 Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan II Tổ công tác giúp việc cho BCĐ 10

1 Tổ trưởng 01 Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT

2 Tổ phó 02 Phó ban tổ chức huyện uỷ; Phó chủ tịch hội Nông dân

2 Tổ viên 07

Cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT và các cán bộ phòng, ban liên quan

Nguồn: Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện, năm 2010

Cấp huyện: BCĐ huyện gồm 22 thành viên: Trưởng Ban là Chủ tịch UBND

Huyện, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND huyện và 20 thành viên là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan.

- Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện gồm 9 thành viên là cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT và cán bộ các phòng, ban liên quan.

- Cấp xã: Cả 13/13 xã đều thành lập BQL xã và Ban phát triển thôn.

Bảng 4.2. Thành lập BQL xây dựng NTM xã và Ban phát triển thôn

TT Nội dung thực hiện

Số xã thành lập Số lượng (người) Chức vụ I BQL xây dựng NTM cấp xã 13/13 10 – 12

1 Trưởng ban 01 Chủ tịch UBND 2 Phó Trưởng ban 01 Phó Chủ tịch UBND 3 Thành viên 8-10 Trưởng các ban, ngành,

đoàn thể, Trưởng thôn II Ban phát triển thôn

(51 thôn) 13/13 5-6

Trưởng ban 01 Trưởng thôn Thành viên 04-05

Trưởng các tổ chức đoàn thể, người có năng lực, uy tín ở thôn

Nguồn: Số liệu tổng hợp BQL các xã trên địa bàn huyện Phù Cừ, năm 2010

- BQL xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó ban là Phó Chủ tịch UBND xã, thành viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể, trưởng thôn.

- Ban phát triển thôn, do Trưởng thôn làm làm Trưởng ban; thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và có năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng dân cư trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận.

* Hạn chế của Bộ máy thực hiện chương trình XD NTM

Các phòng ban, ngành ở huyện vào cuộc thiếu đồng bộ, còn chung chung trong việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn huyện với việc thực hiện xây dựng chương trình nông thôn mới.

Việc triển khai thực hiện chương trình chỉ tập trung chủ yếu ở cơ quan Thường trực (Phòng nông nghiệp và PTNT), các thành viên khác trong BCĐ huyện thiếu kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các địa phương theo địa bàn được phân công. Cơ quan Thường trực BCĐ của huyện còn thiếu lãnh đạo chuyên trách dẫn đến công tác tham mưu chỉ đạo, công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình còn nhiều lúng túng, chưa kịp thời.

Đảng ủy các xã chưa chỉ đạo việc phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể quần chúng, chưa quan tâm chỉ đạo các đoàn thể quần chúng triển khai lồng ghép các cuộc vận động lớn của đoàn thể với xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ủy ban nhân dân các xã chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ bản, chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện các tiêu chí còn lại, nhất là các tiêu chí chưa cần nhiều đến kinh phí như tiêu chí 13,16,18 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

4.1.2.2. Công tác Quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM

a) Xây dựng quy hoạch NTM của xã

Quy hoạch là khâu đột phá quan trọng và là tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí quốc gia NTM nên đòi hỏi công tác quy hoạch phải đi trước một bước làm tiền đề cho công tác lập đề án, dự án đầu tư xây dựng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển CSHT, định hướng khu dân cư. Vì vậy, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các xã triển khai thực hiện công tác quy hoạch.

Bảng 4.3. Trình tự lập quy hoạch xã NTM

TT Trình tự thực hiện Đơn vị thực hiện

1 Ban hành nghị quyết về XD NTM Đảng ủy xã

2 Lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn Chủ đầu tư (UBND xã) và đơn vị tư vấn 3 Lập nhiệm vụ quy hoạch UBND xã

4 Thiết kế các phương án quy hoạch Đơn vị tư vấn

5 Lấy ý kiến tham gia

Chủ đầu tư, Đơn vị tư vấn, Các ban, ngành đoàn thể

Người dân và cộng đồng dân cư 6 Thẩm định quy hoạch Phòng Kinh tế và Hạ tầng 7 Thỏa thuận quy hoạch Sở Xây dựng

8 Phê duyệt quy hoạch UBND huyện Phù Cừ 9 Công khai quy hoạch UBND xã

Nguồn: Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện, năm 2010

Trước tiên Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về xây dựng NTM, giao UBND xã là chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn đồng thời lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

Sau khi ký hợp đồng với UBND xã, đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng (trên cơ sở báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng của xã) tìm hiểu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện giai đoạn 2011 - 2015 tấm nhìn đến 2020 để viết thuyết minh và thiết kế các phương án quy hoạch đảm bảo đúng trình tự,

nội dung theo Thông tư số 13/2011/TTLT-BSD-BNNPTNT-BTN& môi trường, ngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM.

Sau khi hoàn thành dự thảo đồ án quy hoạch, đơn vị tư vấn đã tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ chủ chốt, trưởng các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để tiếp thu ý kiến tiếp tục hoàn thiện; sau đó đơn vị tư vấn kết hợp với BQL xã xuống tận các thôn để tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia đóng góp vào nội dung, phương án quy hoạch xã NTM.

Tổng hợp tiếp thu ý kiến của người dân và cộng đồng dân cư, các đơn vị tư vấn tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện thuyết minh và các bản vẽ quy hoạch khu trung tâm xã, quy hoạch phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội, quy hoạch khu dân cư để nộp cho phòng Công thương huyện thẩm định;

UBND huyện đã giao cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện tiến hành thẩm định đồ án quy hoạch của các xã. Sau khi có ý kiến thẩm định, đơn vị tư vấn, UBND các xã tiếp tục điều chỉnh và gửi lại cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét.

Tiếp đó, UBND huyện tổ chức hội nghị thỏa thuận quy hoạch với Sở Xây dựng và Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh. Tiếp thu ý kiến tại hội nghị thỏa thuận, đơn vị tư vấn điều chỉnh hoàn thiện và nộp cho UBND huyện phê duyệt.

b) Lập đề án xây dựng NTM của xã

Lập đề án xây dựng NTM là bước 4 trong 7 bước xây dựng NTM. Huyện ủy, UBND đã chỉ đạo các xã song song với việc lập quy hoạch xã NTM tổ chức lập đề án với mục tiêu yêu cầu các xã hoàn thành trong tháng 12/2011. Tuy nhiên phải tuân thủ theo đúng trình tự các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Việc thực hiện quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 4.3 sau:

Việc lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM cấp xã được thực hiện theo 3 bước với các nội dung:

Bước 1. Chuẩn bị: Đảng ủy xã tổ chức hội nghị bàn về các nội dung liên quan đến việc lập đề án từ đó ban hành nghị quyết về xây dựng đề án NTM xã giai đoạn 2011 - 2015 và giao nhiệm vụ cho UBND, BQL xã triển khai thực hiện.

Bảng 4.4. Tình hình tổ chức thực hiện lập đề án NTM cấp xã

TT Nội dung Đơn vị thực hiện

Bước 1 Chuẩn bị

Ban hành Nghị quyết về xây dựng Đề án NTM xã giai đoạn 2011 – 2015 Đảng ủy xã Bước 2 Viết đề án Chủ trì lập đề án BQL xây dựng NTM xã Xây dựng đề án

Chủ đầu tư hoặc thuê tư vấn Hoàn chỉnh dự thảo

- Lấy ý kiến tham gia vào dự thảo đề án

- Chỉnh sửa và hoàn thiện dự án

- Người dân và cộng đồng dân cư - Các tổ chức chính trị xã hội ở thôn - Các ban, ngành, đoàn thể ở xã Bước 3 Thẩm định, phê duyệt đề án

Thông qua HĐND xã Hội đồng nhân dân xã

Thẩm định Các phòng ban chuyên môn huyện Thỏa thuận Văn phòng điều phối Chương trình

xây dựng NTM tỉnh Phê duyệt UBND huyện

Nguồn: Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện, năm 2010

Bước 2. Viết đề án:

- BQL xây dựng NTM xã là đơn vị chủ trì lập đề án sẽ là chủ đầu tư có thể tự viết đề án nếu không có đủ năng lực trình độ có thể thuê tư vấn.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá thực trạng của xã, BQL xã tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã về vị trí địa lý, đất đai, nguồn vốn, tiềm năng ....và những khó khăn so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia NTM như: Có bao nhiêu tiêu chí đạt, mức đạt như thế nào; những tiêu chí nào chưa đạt, ...làm cơ sở để viết dự thảo thuyết minh đề án. Nội dung thuyết minh đề án thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp cũng như nguồn vốn thực hiện chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 51 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)