Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Phù Cừ nằm ở phía đông nam tỉnh Hưng Yên. Huyện có vị trí địa lí quan trọng: phía bắc giáp huyện Ân Thi, phía nam giáp huyện Hưng Hà (Thái Bình), phía đông giáp huyện Thanh Miện (Hải Dương), phía tây giáp huyện Tiên Lữ. Huyện nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 38B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh, thuận tiện trong việc giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, xã hội với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đông bắc của Tổ quốc.

Thực hiện Nghị định số 17-CP, ngày 24 - 02 - 1997 của Chính phủ về việc chia tách huyện Phù Tiên thành 2 huyện Tiên Lữ và Phù Cừ theo địa giới hành chính cũ. Căn cứ Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện Phù Tiên ngày 12 - 3 - 1997 và Quyết định số 70-QĐ/TU ngày 16 - 4 - 1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về việc thành lập Đảng bộ huyện Phù Cừ.

Ngày 01 - 5 - 1997 huyện Phù Cừ chính thức tái lập đi vào hoạt động. Ngày 02 - 5 - 1997, huyện Phù Cừ trọng thể tổ chức lễ tái lập huyện sau 20 năm hợp nhất. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với Đảng bộ và nhân dân Phù Cừ trong sự nghiệp đổi mới nhằm phát huy nhân lực - trí lực - tài lực và truyền thống vẻ vang để làm giàu đẹp quê hương trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Toàn huyện Phù Cừ có 13 xã và 01 thị trấn với 54 thôn, huyện lỵ ngày nay là khu vực thị tứ Trần Cao, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 39B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh. Diện tích đất tự nhiên 9.600ha; dân số trên 78 nghìn người (năm 2014 trên 84 nghìn người) ; mật độ dân số 812 người/km2; với hơn 90% dân số sống ở nông thôn và hơn 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; diện tích đất nông nghiệp 5.600ha; bình quân diện tích đất nông nghiệp 718m2/người (Phòng thống kê huyệnPhù Cừ, 2014).

Phù Cừ có địa hình tương đối phẳng, cốt đất trũng thuộc diện nhất nhì trong tỉnh. Nơi cao nhất tại đống Lang thôn Đoàn Đào là +3,09 m so với mặt nước biển. Nơi trũng nhất thuộc xã Minh Tiến là +1,5 m so với mặt nước biển.

Do độ dốc không đều, nghiêng thoải về phía đông bắc, đông và nam nên dọc theo sông Cửu An và sông Luộc thường trũng như các xã: Nguyên Hòa, Tống Trân, Minh Tiến và khu lòng chảo xã Minh Tân. Mặt khác có hệ thống đê điều của sông Luộc, sông Cửu An, sông Kẻ Sặt làm cho việc tiêu úng, cải tạo đồng ruộng rất khó khăn vất vả so với nhiều huyện trong tỉnh.

Đất canh tác có độ phì tương đối cao, do trước kia được sông Hồng và sông Luộc bồi đắp phù sa, có một số diện tích pha cát non hoặc bị úng thủy lâu ngày lại sinh ra chua. Do đó, có một số diện tích đất canh tác bị thôi chua, bạc điền, nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Qua điều tra về nông hóa thổ nhưỡng, đất canh tác có 6.155,78 ha được phân thành 5 nhóm:

+ Nhóm I (hai vụ lúa) là 1.330,81 ha.

+ Nhóm II (hai vụ lúa và một vụ đông)là 1.498,58 ha. + Nhóm III (cây ăn quả lâu năm) là 1.726,75 ha. + Nhóm IV (khu chăn nuôi tập trung) là 1.118,7 ha. + Nhóm V (nuôi trồng thủy sản) là 480,94 ha.

Khí hậu Phù Cừ mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

Với những điều kiện tự nhiên đó, huyện Phù Cừ có lợi thế phát triển nông nghiệp: cây lúa là cây lương thực chính, một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đay, lạc và đặc biệt cây rau màu vụ đông, cùng một số loại cây trồng, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển, đa dạng đảm bảo phục vụ nhu cầu cho nhân dân và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong vùng và xuất khẩu.

Về sông ngòi, huyện Phù Cừ có hệ thống sông ngòi toả rộng trên đồng đất địa phương. Phía Bắc có sông Kẻ Sặt (nhân dân thường gọi là sông tây Kẻ Sặt) chảy

vào thôn Tần Tranh xã Minh Tân cho đến thôn Viên Quang xã Quang Hưng làm thành ngã ba sông, hợp với sông Cửu An từ địa phận xã Phan Sào Nam, Minh Tân, Quang Hưng rồi chạy dọc theo phía đông của huyện dài trên 10 km đến xã Tam Đa. Chính dòng sông này làm thành đường phân giới tự nhiên với huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Dọc theo phía Nam là dòng sông Luộc chảy từ địa phận thôn Võng Phan xã Tống Trân đến xã Nguyên Hoà với chiều dài 11 km, làm thành đường phân giới tự nhiên với huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Dọc theo triền sông Luộc, sông Cửu An và sông Tây Kẻ Sặt có hệ thống đê điều bao bọc, nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ đã dày công xây đắp, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho những làng quê.

Về giao thông đường bộ, có quốc lộ 38B chạy từ tây sang đông, nối thành phố Hưng Yên với thành phố Hải Dương, trong đó có 9,5 km đi qua các xã Đoàn Đào, Trần Cao và Quang Hưng. Đường 201 xuất phát từ đê Võng Phan xã Tống Trân đến cầu Tràng xã Quang Hưng dài 14 km. Đường 203 đi qua địa bàn của huyện dài 3 km, trên đoạn từ cầu Vóc đến điểm lưỡi A hợp với đường 202 dài 15 km từ đê La Tiến xã Nguyên Hoà đến thôn Tần Tiến xã Minh Tân. Quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân trong huyện đã nâng cấp những con đường nhỏ thời xưa và đắp mới nhiều đoạn, hình thành trục đường 202B dài 8 km giải quyết giao thông từ xã Đình Cao đi xã Minh Tân. Đường 203B dài 7 km từ Đông Cáp đến xã Minh Hoàng. Những con đường trên hợp thành tuyến giao thông trọng yếu của huyện. Ngoài ra còn hệ thống giao thông nông thôn đang được nâng cấp bằng vật liệu cứng, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn đổi mới (Phòng Tài nguyên môi trường huyện Phù Cừ, 2014)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ Phù Cừ, ta có thể xuất phát theo đường bộ hoặc đường thủy lên Hà Nội, ra Hải Phòng và tới các tỉnh được thuận tiện. Với địa thế đó, Phù Cừ xứng đáng là cầu nối phía Đông của tỉnh, có vị trí quan trọng về quân sự trong các cuộc chiến tranh giữ nước, thuận tiện trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với các địa phương và khu vực.

Cùng với nghề nông, các xã trong huyện có nghề thợ xây, thợ mộc, đan lát, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, thợ rèn, chế biến nông sản và một số nghề phụ khác đã bổ sung cho nền kinh tế tự cung, tự cấp thời xưa. Trong sự nghiệp đổi mới, nghề truyền thống hưng thịnh và phát triển thêm một số nghề mới với quy mô lớn trên phạm vi toàn huyện. Xã Quang Hưng và Minh Tân nổi tiếng về sản xuất gạch ngói, nung vôi, mở xưởng gỗ, vận tải thủy - bộ đường xa. Hầu hết các xã phát triển

những trạm xay xát nhỏ, chế biến sản phẩm nông nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu làm phong phú kinh tế nông thôn.

Từ sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển tạo tiền đề cho thương nghiệp, giao lưu kinh tế. Từ xa xưa, các xã ven sông Luộc, sông Cửu An đã xuất hiện những thương thuyền buôn bán lúa gạo, tơ lụa và sản phẩm của địa phương giao lưu với thị trường Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh. Chợ nông thôn phát triển ở nhiều làng - xã, mà trung tâm là các chợ Cao thuộc xã Đình Cao, chợ Từa ở xã Trần Cao, chợ Tràng thuộc xã Quang Hưng. Ngày nay, những trung tâm buôn bán đó vẫn còn giữ được truyền thống, phát triển đa dạng, phong phú thúc đẩy giao lưu kinh tế của địa phương và khu vực.

Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương các xã - thôn đang vững bước trên con đường đổi mới, tiếp bước kiến tạo xóm thôn của cha ông thuở trước, xây dựng nông thôn ngày thêm giàu đẹp. Hệ thống điện - đường - trường - trạm của các xã trong huyện đang được nâng cấp và từng bước hoàn thiện xây dựng nông thôn đổi mới. Những thành tựu về kinh tế xã hội mang lại đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương. Bộ mặt nông thôn đang đổi thay từng ngày, sự nghiệp y tế - giáo dục phát triển, toàn dân được phổ cập cấp I, trong đó có 80% dân số có trình độ cấp II và cấp III. Con em nhân dân lao động được trí thức hoá ở trình độ cao, có 25% dân số đạt trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học (Phòng Tài chính kế hoạch huyện Phù Cừ, 2014).

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên

3.1.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý của huyện nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 38B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh: Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cơ hội việc làm rộng mở nên có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức phát triển sản xuất, giải quyết việc làm góp phần tích cực xây dựng NTM thành công tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động;

Địa hình: Đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển các hàng hoá nông sản chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội. Có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện xây dựng NTM nhằm thực hiện nội dung về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

CSHT từng bước được cải thiện bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội là tiền đề cơ bản, quan trọng để huyện tiếp tục triển khai phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng NTM.

3.1.3.2. Khó khăn và hạn chế

- Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ, quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ, ruộng đất manh mún, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ thấp. Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, khó khăn cho việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung.

- Tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế không cao, sản xuất mang tính tự phát, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu bền vững; sản xuất chưa gắn với thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu của nông sản hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu để phát triển sản xuất chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh thái.

- CSHT kinh tế - xã hội kém; chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn đường giao thông nông thôn mặt đường còn hẹp, chủ yếu phục vụ dân sinh, chưa đảm bảo phục vụ sản xuất hàng hoá lớn.

- Khả năng huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển hạ tầng kinh tế, văn hoá còn khó khăn. Công nghiệp và ngành nghề nông thôn mới thu hút được một phần lao động phổ thông, khả năng tổ chức và quản lý sản xuất còn hạn chế.

- Vốn đầu tư vào khu vực nông thôn vừa ít, lại dàn trải, chồng lấn, một số chính sách người dân khó tiếp cận.

- Chất lượng lao động nông thôn thấp, xu hướng “Nữ hoá nông nghiệp và lão hoá dân cư nông thôn” đang xảy ra ngày càng tăng, người nông dân bị ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chậm đổi mới tư duy cách nghĩ, cách làm; khi chuyển sang cơ chế thị trường bị động, lúng túng, thậm chí còn ỉ lại.

- Xây dựng nhà ở của dân và một số công trình văn hóa phát triển tự phát, cảnh quan bị phá vỡ, nhiều nét văn hoá bị pha tạp, mai một; môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

- Đời sống vật chất của dân cư nông thôn tuy được cải thiện so với những năm trước đây, nhưng sự chênh lệch mức sống, mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư, giữa nông thôn và thị trấn. Chất lượng cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế; có những trường lớp, cơ sở văn hoá chất lượng thấp, ít cơ sở hoạt động thể dục thể thao.

- Hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn. Việc đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ công chức xã còn thấp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi phương thức sản xuất, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với tăng thu nhập và các lợi ích khác, giữa các tiềm năng, lợi thế của từng vùng với điều kiện kinh tế xã hội nhằm giải quyết tốt vấn đề khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.

3.2.1.2. Tiếp cận theo quá trình

Công cuộc xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, phức tạp và phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, do đó việc hướng dẫn xây dựng NTM sẽ phải bám theo từng giai đoạn trong quá trình đó. Sử dụng tiếp cận này sẽ giúp phân tích đầu vào, đầu ra của quá trình, các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn triển khai, giai đoạn theo dõi giám sát,...

3.2.1.3. Tiếp cận từ dưới lên

Tiếp cận từ các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, thực trạng Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những vấn đề góp phần củng cố hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chương trình NTM. Những tồn tại hạn chế; kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện chủ trương chính sách của huyện, của tỉnh về Chương trình xây dựng NTM.

3.2.1.4. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận này dựa vào lãnh đạo địa phương và chính những người dân địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích của những người có liên quan trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo địa phương đảm bảo cho việc xây dựng nông thôn mới theo đúng định hướng, mục tiêu đã định; người dân tăng được thu nhập và được an toàn và có chất lượng sống cao hơn khi thực hiện xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và các huyện: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê và phòng Thống kê của các huyện. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)