Đánh giá chung về địa bàn nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên

3.1.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý của huyện nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 38B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh: Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cơ hội việc làm rộng mở nên có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức phát triển sản xuất, giải quyết việc làm góp phần tích cực xây dựng NTM thành công tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động;

Địa hình: Đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển các hàng hoá nông sản chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội. Có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện xây dựng NTM nhằm thực hiện nội dung về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

CSHT từng bước được cải thiện bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội là tiền đề cơ bản, quan trọng để huyện tiếp tục triển khai phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng NTM.

3.1.3.2. Khó khăn và hạn chế

- Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ, quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ, ruộng đất manh mún, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ thấp. Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, khó khăn cho việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung.

- Tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế không cao, sản xuất mang tính tự phát, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu bền vững; sản xuất chưa gắn với thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu của nông sản hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu để phát triển sản xuất chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh thái.

- CSHT kinh tế - xã hội kém; chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn đường giao thông nông thôn mặt đường còn hẹp, chủ yếu phục vụ dân sinh, chưa đảm bảo phục vụ sản xuất hàng hoá lớn.

- Khả năng huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển hạ tầng kinh tế, văn hoá còn khó khăn. Công nghiệp và ngành nghề nông thôn mới thu hút được một phần lao động phổ thông, khả năng tổ chức và quản lý sản xuất còn hạn chế.

- Vốn đầu tư vào khu vực nông thôn vừa ít, lại dàn trải, chồng lấn, một số chính sách người dân khó tiếp cận.

- Chất lượng lao động nông thôn thấp, xu hướng “Nữ hoá nông nghiệp và lão hoá dân cư nông thôn” đang xảy ra ngày càng tăng, người nông dân bị ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chậm đổi mới tư duy cách nghĩ, cách làm; khi chuyển sang cơ chế thị trường bị động, lúng túng, thậm chí còn ỉ lại.

- Xây dựng nhà ở của dân và một số công trình văn hóa phát triển tự phát, cảnh quan bị phá vỡ, nhiều nét văn hoá bị pha tạp, mai một; môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

- Đời sống vật chất của dân cư nông thôn tuy được cải thiện so với những năm trước đây, nhưng sự chênh lệch mức sống, mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư, giữa nông thôn và thị trấn. Chất lượng cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế; có những trường lớp, cơ sở văn hoá chất lượng thấp, ít cơ sở hoạt động thể dục thể thao.

- Hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn. Việc đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ công chức xã còn thấp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi phương thức sản xuất, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với tăng thu nhập và các lợi ích khác, giữa các tiềm năng, lợi thế của từng vùng với điều kiện kinh tế xã hội nhằm giải quyết tốt vấn đề khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.

3.2.1.2. Tiếp cận theo quá trình

Công cuộc xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, phức tạp và phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, do đó việc hướng dẫn xây dựng NTM sẽ phải bám theo từng giai đoạn trong quá trình đó. Sử dụng tiếp cận này sẽ giúp phân tích đầu vào, đầu ra của quá trình, các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn triển khai, giai đoạn theo dõi giám sát,...

3.2.1.3. Tiếp cận từ dưới lên

Tiếp cận từ các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, thực trạng Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những vấn đề góp phần củng cố hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chương trình NTM. Những tồn tại hạn chế; kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện chủ trương chính sách của huyện, của tỉnh về Chương trình xây dựng NTM.

3.2.1.4. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận này dựa vào lãnh đạo địa phương và chính những người dân địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích của những người có liên quan trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo địa phương đảm bảo cho việc xây dựng nông thôn mới theo đúng định hướng, mục tiêu đã định; người dân tăng được thu nhập và được an toàn và có chất lượng sống cao hơn khi thực hiện xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và các huyện: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê và phòng Thống kê của các huyện. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Cách thu thập bằng phiếu điều tra trực tiếp tập trung vào các nội dung sau: - Đối với cán bộ xã, thôn:

+ Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ? Nội dung, nguyên tắc trong xây dựng NTM ? + Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Vị trí, vai trò, chức năng của BQL xã, Ban phát triển thôn ?

+ Quy hoạch NTM, đề án xây dựng NTM. + Việc thu hút nguồn lực trong xây dựng NTM.

+ Vận động, tuyên truyền nhân dân xây dựng NTM, giám sát thực hiện. + Cách thức lôi cuốn, tạo môi trường hấp dẫn doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn...

- Đối với các hộ dân nông thôn:

+ Thông tin chung về đại diện hộ được điều tra: Tên, tuổi, địa chỉ. + 19 tiêu chí xây dựng NTM? Nội dung xây dựng NTM?

+ Nhận thức về vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Tham gia vào quy hoạch, đề án xây dựng NTM của địa phương?

+ Nguồn lực trong xây dựng NTM; khả năng, sẵn sàng đóng góp? + Cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Những nội dung trên được cụ thể hoá bằng các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế trong phiếu điều tra.

Trên địa bàn toàn huyện chọn điểm 03 xã làm mẫu nghiên cứu. Trong đó, Quang Hưng là xã điểm của huyện Phù Cừ về xây dựng nông thôn mới, là xã đầu tiên về đích nông thôn mới. Xã Đoàn Đào được chọn là xã điển hình về công tác dồn ruộng đổi thửa, hiến đất, hiến ruộng làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Xã Minh Hoàng là xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất toàn huyện, nhưng với quyết tâm của cán bộ và sự đồng long của người dân, từ vị trí cuối bảng sau ba năm thực hiện xã đã tiến lên một bậc, hoàn thành 9 tiêu chí sau ba năm xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn 3 xã điểm, các hộ được lựa chọn phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cụ thể được minh hoạ qua bảng sau:

Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra

TT

Điểm nghiên cứu Cán bộ làm công tác NTM

Đơn vị xã Tổng số hộ dân Số hộ điều tra Số cán bộ thôn Số cán bộ xã Chuyên gia 1 Quang Hưng 1.904 35 8 8 5 2 Đoàn Đào 2.777 35 7 7 3 Minh Hoàng 1.385 35 5 5 Tổng số phiếu 105 20 20 5

3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai; dân số và lao động; CSHT; kết quả phát triển các ngành kinh tế; tình hình triển khai, kết quả tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM… cũng sẽ được tiến hành thu thập từ các nguồn số liệu thống kê, báo cáo của địa phương, các phòng, ban chuyên môn ở huyện, các sở, ngành, để qua đó phân tích làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như một số nội dung thực trạng tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo thời gian của địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia (PRA)

Phương pháp này được dùng để gặp mặt và thảo luận tại xã với nhóm cán bộ xã, thảo luận tại thực địa với người nông dân.

3.2.3.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Phân tích thông tin từ những chuyên gia, những người tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, những người có liên quan về xây dựng NTM.

3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Bên cạnh các chỉ tiêu đưa ra để làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu thì các chỉ tiêu của phần kết quả nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng,

các nội dung của việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

3.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình

- Tổng nhu cầu kinh phí;

- Nguồn vốn được phân bổ, vốn huy động từ các nguồn khác

3.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tổ chức bộ máy, cách thức triển khai thực hiện Chương trình

- Số người trong BCĐ cấp huyện;

- Số người trong Tổ công tác giúp việc cho BCĐ huyện; - Số xã thành lập BQL xây dựng NTM; số người trong BQL; - Số thôn thành lập Ban phát triển thôn; số người trong Ban; - Số xã lập tổ khảo sát cấp xã, khảo sát cấp thôn;

- Kết quả khảo sát đánh giá; - Số xã lập nhiệm vụ quy hoạch;

- Số xã lấy ý kiến đóng góp cho quy hoạch, đề án; - Số quy hoạch, đề án được duyệt.

3.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG MỚI Ở HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN HƯNG YÊN

4.1.1. Khái quát chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phù Cừ

Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, CSHT nông thôn được đầu tư sửa chữa, nâng cấp như trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, đường giao thông... đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất như nhà ở, điện, nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định. Đảng bộ chính quyền từ huyện đến cơ sở đoàn kết thống nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.

Ngày 07 tháng 12 năm 2010 Chủ tịch UBND huyện đã ra quyết định thành lập BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện Phù Cừ giai đoạn 2011-2015 gồm 22 đồng chí do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, có sự kiện toàn, bổ sung thành viên BCĐ một cách kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo; đồng thời Chủ tịch UBND huyện cũng thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ để thuận lợi cho công tác điều hành do Phó trưởng phòng Nông nghiệp& PTNT làm Tổ trưởng.

BCĐ Chương trình xây dựng NTM của huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Phù Cừ 5 năm (2011-2015). Thực hiện đến năm 2014 đã hoành thành xây dựng 02 xã điểm NTM (Đoàn Đào, Quang Hưng) phấn đấu đến hết năm 2015 cơ bản đạt 05 xã NTM (Đoàn Đào, Quang Hưng, Tam Đa, Đình Cao, Nguyên Hoà) chiếm 38,5% còn lại các xã đạt từ 11 - 18 tiêu chí.

4.1.2. Thực trạng triển khai Chương trình xây dựng NTM ở huyện Phù Cừ trên các lĩnh vực trên các lĩnh vực

4.1.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình xây dựng NTM

Huyện đã thành lập BCĐ tại Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 Về việc thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới huyện Phù Cừ giai đoạn 2010-2020. Do có sự thay đổi nhân sự của một số phòng, ban trong UBND huyện, Huyện ra văn bản thay thế Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 bằng Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 15/2/2011 của UBND huyện Phù Cừ Về việc Kiện toàn, bổ sung thành viên BCĐ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Phù Cừ giai đoạn 2010-2020. Đến hết tháng 12/2011 tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình từ huyện đến thôn được kiện toàn cơ bản theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13/4/2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 4.1. Kết quả thành lập BCĐ, tổ công tác giúp việc BCĐ huyện

TT Nội dung thực hiện Số lượng

(người) Chức vụ I BCĐ thực hiện Chương trình xây

dựng NTM huyện 22

1 Trưởng ban 01 Chủ tịch UBND huyện 2 Phó Trưởng Ban thường trực 01 PCT UBND huyện

3 Thành viên 20 Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan II Tổ công tác giúp việc cho BCĐ 10

1 Tổ trưởng 01 Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT

2 Tổ phó 02 Phó ban tổ chức huyện uỷ; Phó chủ tịch hội Nông dân

2 Tổ viên 07

Cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT và các cán bộ phòng, ban liên quan

Nguồn: Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện, năm 2010

Cấp huyện: BCĐ huyện gồm 22 thành viên: Trưởng Ban là Chủ tịch UBND

Huyện, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND huyện và 20 thành viên là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan.

- Tổ công tác giúp việc BCĐ huyện gồm 9 thành viên là cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT và cán bộ các phòng, ban liên quan.

- Cấp xã: Cả 13/13 xã đều thành lập BQL xã và Ban phát triển thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)