9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
2.1. CÁC ĐIỂM TRUY CẬP THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN ĐẠI HỌC TRÊN
2.1.4. Ký hiệu phân loại
Ký hiệu phân loại là kết quả của việc xử lý nội dung tài liệu thông qua các bảng phân loại và là điểm truy cập quan trọng về nội dung tài liệu. Ký hiệu phân loại đƣợc sử dụng để cung cấp sự mô tả ngắn gọn những chủ đề và mối quan hệ của chúng và cung cấp trật tự cho việc sắp xếp các tài liệu thông qua việc diễn tả các lớp hay các phân mục của nó [14, XII]. Nhƣ vậy, ngồi việc hỗ trợ tìm kiếm tài liệu trong cơ sở dữ liệu, ký hiệu phân loại cịn hỗ trợ xác định vị trí tài liệu trên giá, điều này đặc biệt hữu ích với các thƣ viện đại học tổ chức hình thức kho mở.
Trong một số khung phân loại, ký hiệu phân loại bao gồm tất các chữ cái, ở một số khung phân loại khác ký hiệu là những con số và có cả những khung phân loại cung cấp những ký hiệu kết hợp cả hai. Ký hiệu đồng nhất là loại ký hiệu chỉ sử dụng một trong hai loại ký tự trên, ngƣợc lại, các ký hiệu kết hợp đƣợc gọi là ký hiệu hỗn hợp [14, XII].
Ký hiệu phân cấp là dạng ký hiệu phản ánh trật tự theo cấu trúc của sự phân loại, trong khi đó, ký hiệu diễn đạt lại tập trung vào mối quan hệ giữa
những chủ đề phối hợp. Một đặc tính khác của của một số khung phân loại là những phƣơng tiện hỗ trợ cho bộ nhớ, có nghĩa là khi chủ đề nội dung đƣợc lặp lại nhiều lần trong khung phân loại, nó sẽ đƣợc đại diện một cách nhất quán bởi cùng một ký hiệu [14, XII].
Nếu toàn bộ nội dung của một tài liệu tập trung vào một chủ đề đã đƣợc xác định rõ thì việc phân loại là một hoạt động tƣơng đối đơn giản. Tuy nhiên, một tài liệu có thể đề cập hơn một chủ đề hay hơn một khía cạnh của chủ đề, những chủ đề khác nhau có thể cùng đƣợc xử lý nhƣ những phần của một chủ đề rộng hơn. Cán bộ thƣ viện thƣờng phải lựa chọn một chỉ số từ hai hay một vài chỉ số đại diện cho những chủ đề hay những khía cạnh khác nhau trong tài liệu [14, XII].