Ảnh hưởngcủa nồng độ nước dừa tới sinh trưởng của cây con in vitro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống lan hoàng thảo vôi đỏ dendrobium jan orinstein red and white (Trang 59 - 64)

của cây con in vitro

Kết quả cây sinh trưởng sau 3 tháng cho thấy: việc bổ sung nước dừa với nồng độ thích hợp vào môi trường nuôi cấy đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân chồi và chất lượng chồi, nuôi cấy trên môi trường có bổ sung nước dừa cho chồi xanh đậm và khoẻ cây hơn, nhìn chung cây sinh trưởng tốt trên môi trường bổ sung 100ml nước dừa/l môi trường. Phân tích sự biến thiên sinh trưởng ở các công thức cho thấy: trên môi trường không bổ sung nước dừa cây sinh trưởng kém hơn so với có bổ sung, sự sinh trưởng này tăng dần lên khi bổ sung vào 50ml nước dừa/l môi trường, đạt sinh trưởng tốt nhất khi bổ sung 100ml nước dừa/l môi trường. Khi đó, trung bình mỗi cây có 7,6 lá, chiều dài lá đạt 1,57cm, chiều rộng lá đạt 0,6cm và số rễ trung bình là 5,6 và chiều dài rễ là 4,65cm. Nếu bổ sung vào

môi trường quá nhiều nước dừa cũng ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của cây khi đó cây xanh mướt, lả khi đưa ra ngoài vườn ươm dễ bị chết.

4.7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY CON CHĂM SÓC CÂY CON

4.7.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số b ện pháp huấn luyện cây con trong bình trước khi ra ngôi cây con

Cây in vitro được nuôi cấy trong phòng trong một thời gian dài với các điều kiện nhân tạo, khi đưa cây ngay ra ngoài vườn ươm cây dễ bị sốc do chưa kịp thời thích nghi với điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,... Vì vậy, cần phải có quá trình huấn luyện cây, để cây thích nghi với môi trường tự nhiên một cách từ từ. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp huấn luyện cây con được thể hiện qua bảng 4.14:

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số biện pháp huấn luyện cây con trước khi ra ngôi

Công thức Tỷ lệ sống (%) Xuất hiện rễ mới sau (ngày) Chiều cao cây(cm) Đường kính cây(cm) Tỷ lệ thối bệnh cây con (%) CT1(Đ/C) 58,42 12 4,87 2,57 22,4 CT2 65,31 12 6,23 3,04 18,1 CT3 74,46 10 6,31 3,68 11,6 CT4 82,52 8 7,25 4,57 5,2 CV% 2,71 1,39 LSD5% 0,75 0,55 Ghi chú:

Công thức 1 (CT1): Đưa cây trực tiếp ra vườn ươm.

Công thức 2 (CT): Để bình cây 3 ngày ở hành lang trước khi rửa và trồng cây Công thức 3 (CT3): Để bình cây 3 ở hành lang + 3 ngày ở nhà lướitrước khi rửa và trồng cây Công thức 4 (CT4): Bình cây để ở hành lang 3 ngày sau đó mang ra nhà lưới mở nắp bình 3 ngày trước

khi rửa và trồng cây

Qua kết quả bảng 4.14 cho thấy, ở các công thức khác nhau cho kết quả về tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng khác nhau.

Tỷ lệ sống ở công thức 4 cao hơn hẳn công thức đối chứng, công thức 2 và công thức 3, khi đó tỷ lệ sống đạt 82,52%, thời gian xuất hiện rễ mới đầu tiên, nhanh nhất ở công thức 4 là 8 ngày, kích thước cây lớn nhất và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất.

Như vậy, huấn luyện cây trước khi ra ngôi bằng cách để bình cây ở hành lang 3 ngày sau đó mang ra ngoài nhà lưới mở nắp bình 3 ngày trước khi ra ngôi thì cho tỷ lệ sống cao, nhanh ra rễ mới chỉ sau 8 ngày, cây sinh trưởng khỏe

mạnh. Sở dĩ có điều này là do cây in vitro rất nhạy cảm với các yếu tố ngoài môi trường, chỉ một tác động nhỏ cũng làm thay đổi quá trình sinh trưởng của cây, do vậy trước khi thay đổi môi trường sống của cây từ tối ưu trong phòng thí nghiệm ra môi trường tự nhiên ngoài nhà lưới cần tạo điều kiện thích nghi dần dần tránh gây sốc cho cây.

4.7.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của g á thể đến s nh trưởng và phát tr ển trong giai đoạn cây con

Hoàng thảo Vôi Đỏ là loài sống khí sinh, hấp thụ dinh dưỡng qua thân, lá, tuy nhiên giá thể được cho là thành phần rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng bén rễ và phát triển của cây, đặc biệt trong giai đoạn cây con mới ra ngôi. Giá thể thoát nước nhưng có khả năng giữ ẩm tốt là yêu cầu tiên quyết để trồng lan. Bên cạnh đó đối với cây mới ra ngôi, bộ rễ còn khá yếu, do vậy các thành phần giá thể cần phù hợp để bộ rễ đeo bám, là chỗ dựa vững chắc cho cây. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần giá thể khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây Vôi đỏ trong giai đoạn cây con, chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của giá thể đến sự ra rễ trong giai đoạn cây con Đơn vị:cm CT Ngày ra rễ sau trồng (ngày) Tổng số rễ (sau 6 tháng trồng) Chiều dài rễ (Sau 6 tháng trồng) Đường kính rễ (Sau 6 tháng trồng) Vỏ thông 7 14,2 7,62 0,51 Rong biển 5 11,7 5,16 0,39 Than củi(ĐC) 8 8,6 4,82 0,28 CV% - 3,2 4,5 2,1 LSD 5% - 2,25 2,33 0,08

Các loại giá thể tham gia thí nghiệm đã ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng ra rễ của lan con sau in vitro, cụ thể là:

Ngày ra rễ sau trồng:

Các công thức thí nghiệm có thời gian ra rễ từ 5- 8 ngày sau trồng. Trong đó công thức sử dụng rong biển có thời gian ra rễ ngắn nhất (5 ngày), công thức sử dụng vỏ thông có thời gian ra rễ dài hơn (7 ngày) và công thức sử dụng than củi có thời gian ra rễ dài nhất (8 ngày). Cây sau in vitro có bộ rễ rất yếu, lượng lông hút ít nên khả năng hút nước kém. Nhưng nếu trồng trong giá thể không thoát nước tốt thì cây bị úng, gây thối rễ. Giá thể vỏ thông là vật liệu thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được độ ẩm , đảm bảo lượng nước cung cấp

đủ cho cây từ đó kích thích sự phân hóa rễ nhanh hơn so với các loại giá thể khác tham gia thí nghiệm.

Tổng số rễ:

Tuy ở công thức sử dụng vật liệu trồng là rong biển làm xuất hiện rễ sớm nhất nhưng số lượng rễ có được sau 6 tháng trồng chỉ đạt 11,7 rễ, thấp hơn đáng kể so công thức sử dụng giá thể là vỏ thông (14,2 rễ) và số rễ ít nhất ở công thức trồng bằng than củi (8,6 rễ). Các sai khác này đều có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở mức LSD 5%. Sở dĩ có sự sai khác này là do giá thể rong biển tuy giữ nước tốt, ban đầu kích thích sự phân hóa rễ sớm nhưng loại vật liệu này lại thoát nước kém, trong khi hoàng thảo Vôi Đỏ là loài lan khí sinh, ưa ẩm và sợ úng, bộ rễ mẫn cảm cao với độ ẩm của giá thể. Vỏ thông là loại vật liệu tuy chậm thấm nước nhưng giữ nước tốt và đảm bảo duy trì độ thông thoáng vừa phải cho bộ rễ cây con hô hấp. Công thức đối chứng sử dụng vật liệu than củi được người trồng lan áp dụng khá nhiều do vật liệu rẻ, hạn chế cây chết do úng nhưng lại thường xuyên bị khô do thoát nước nhanh do vậy ở công thức này sự phân hóa rễ diễn ra chậm và số lượng rễ cũng ít hơn các công thức khác.

- Kích thước rễ:

Công thức sử dụng giá thể vỏ thông không chỉ cho số lượng rễ đạt nhiều nhất mà còn cho kích thước rễ đạt tốt nhất. Cụ thể chiều dài rễ ở công thức này đạt 7,62 cm, đường kính rễ đạt 0,51 cm cao hơn ở mức ý nghĩa thống kê so với công thức sử dụng giá thể rong biển với chiều dài rễ đạt 5,15 cm, đường kính rễ đạt 0,39 cm và công thức sử dụng than củi với chiều dài rễ là 4,82 cm và đường kính rễ chỉ đạt 0,28 cm.

Như vậy, rong biển là loại giá thể giúp cây ra rễ sớm nhất nhưng vỏ thông lại là loại giá thể mà bộ rễ cây in vitro sinh trưởng tốt nhất. Ở giai đoạn này cây lan còn khá yếu và rất mẫn cảm do điều kiện sống thay đổi đột ngột, đặc biệt bộ rễ còn chưa phát triển hoàn thiện với lượng lông hút thấp, khả năng hút và giữ nước kém. Khi sử dụng giá thể than củi như ở công thức đối chứng, rễ cây chưa có khả năng đâm sâu, đeo bám để hút nước bên trong, do vậy bộ rễ thường xuyên bị khô, cây thiếu nước, trong khi không thể bổ sung nước bằng việc tưới cây liên tục vì ảnh hưởng đến bộ lá và dễ phát sinh sâu bệnh. Giá thể rong biển giữ nước tốt nhưng thoát nước kém, đầu rễ thường bị thối đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt của mùa xuân do độ ẩm cao, rễ hô hấp kém nên sinh trưởng chậm hơn. Vỏ thông là loại vật liệu chứa nhiều khoáng chất, giữ ẩm tốt và đảm bảo thông thoáng, giúp

cây luôn duy trì được độ ẩm, chất nhầy ở đầu rễ không bị khô tạo điều kiện cho bộ rễ đâm sâu và phát triển tốt.

Khi nghiên cứu tiếp ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng thân lá cây lan in vitro, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.16

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng chiều cao và đường kính thân trong giai đoạn cây con

Đơn vị: cm CT 0 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 120 ngày sau trồng 180 ngày sau trồng CC ĐK CC ĐK CC ĐK CC ĐK Thân mới Vỏ thông 4,93 0,22 5,33 0,28 6,01 0,39 7,98 0,55 5,2 Rong biển 5,01 0,18 5,24 0,22 5,45 0,24 5,82 0,29 4,6 Than củi (ĐC) 4,98 0,24 5,19 0,25 5,30 0,22 5,76 0,32 3,2 CV% - - 2,7 3,6 4,2 4,2 4,4 4,6 3,2 LSD 5% - - 1,72 0,31 1,86 0,17 2,05 0,22 0,52

Kết quả ở bảng 4.16 cho thấy các loại loại giá thể tham gia thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân và số thân mới của cây lan hoàng thảo Vôi Đỏ.

- Về chiều cao cây:

Sau 60 ngày trồng, chiều cao cây ở hai công thức sử dụng giá thể là vỏ thông và rong biển đã đạt được lần lượt là 5,33 cm và 5,24 cm, cao hơn so với công thức sử dụng than củi (5,19 cm). Sau 120 ngày trồng, chiều cao cây ở cả 3 công thức đều tăng trưởng mạnh hơn ở giai đoạn trước, công thức dùng vỏ thông đạt chiều cao cây là cao nhất (6,01 cm), tiếp đến là công thức sử dụng rong biển (5,45 cm), cuối cùng là công thức sử dụng than củi (5,30 cm). Có thể giải thích điều này do đây là thời điểm thời tiết nắng ấm, nhiệt độ tăng cao hơn thích hợp cho cây sinh trưởng mạnh, sự sai khác về chiều cao cây trong giai đoạn này đã thể hiện rõ rệt ở cả 3 công thức với mức ý nghĩa LSD0,05. Sau 180 ngày trồng công thức sử dụng giá thể vỏ thông cho chiều cao cây tăng vượt trội so với các công thức khác (7,98 cm), trong khi công thức sử dụng rong biển có chiều cây đạt 5,82 cm và công thức sử dụng than củi (đối chứng) chiều cao cây chỉ đạt 5,76 cm.

Về đường kính cây:

như chỉ tiêu chiều cao cây. Sau 180 ngày bố trí thí nghiệm, công thức sử dụng giá thể vỏ thông cho kết quả về đường kính thân đạt cao nhất (0,55 cm), tiếp đến là công thức sử dụng giá thể than củi (0,32 cm) công thức sử dụng rong biển cho kết quả kém nhất (1,73 cm). Sự sai khác về đường kính thân giữa các công thức sau 180 ngày theo dõi là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Về số thân mới:

Hoàng thảo Vôi đỏ thuộc nhóm lan đa thân, cây sinh trưởng luôn có xu hướng mọc thêm nhiều giả hành mới, do vậy cần theo dõi sự tăng trưởng của cây liên tục để xác định thời điểm cần tách và thay chậu cho cây. Theo dõi số lượng thân mới mọc thêm sau 180 ngày trồng cây in vitro chúng tôi nhận thấy ở công thức sử dụng giá thể vỏ thông số thân mới mọc thêm nhiều nhất (5,2 thân), công thức sử dụng rong biển là 4,6 thân và công thức đối chứng sử dụng giá thể than củi cho số lượng thân mới ít nhất, chỉ đạt 3,2 thân, thấp hơn đáng kể so với 2 công thức trên.

Như vậy xét về các chỉ tiêu theo dõi sự sinh trưởng của thân lan hoàng thảo Vôi đỏ đều cho thấy giá thể vỏ thông cho kết quả tốt nhất về chiều cao cây, đường kính thân và số lượng thân mới, tiếp đến là giá thể rong biển, giá thể than củi cho kết quả kém nhất. Các sai khác này giữa các công thức đều rất rõ rệt và có ý nghĩ thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống lan hoàng thảo vôi đỏ dendrobium jan orinstein red and white (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)