Ảnh hưởngcủa nguồn mẫu đến sự sinh trưởng của mẫu đưa vào nuôi cấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống lan hoàng thảo vôi đỏ dendrobium jan orinstein red and white (Trang 47 - 48)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ảnh hưởngcủa nguồn mẫu đến sự sinh trưởng của mẫu đưa vào nuôi cấy

MẪU ĐƯA VÀO NUÔI CẤY

Kết quả nghiên cứu khử trùng các nguồn mẫu khác nhau cho thấy các nguồn mẫu khác nhau thì tỉ lệ tạo mẫu vô trùng là khác nhau. Đặc biệt, khả năng và tỉ lệ phát sinh hình thái của mẫu sau này là khác nhau. Vì vậy, thí nghiệm đưa ra bảng so sánh ảnh hưởng của nguồn mẫu đến tỉ lệ sống sót và sinh trưởng của mẫu nuôi cấy vô trùng. Từ đó tìm ra được bộ phận nào của cây là nguồn mẫu đưa vào nuôi cấy in vitro tốt nhất. Kết quả so sánh sinh trưởng in vitro lan hoàng thảo Vôi Đỏ từ các nguồn mẫu khác nhau được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến sinh trưởng của mẫu nuôi cấy

Nguồn mẫu Tỉ lệ

sống (%) Nhận xét

Lá non 34,0 Mẫu có màu xanh nhưng dễ chết

Chồi đỉnh 50,0 Mẫu có màu xanh, một phần lá bị chết, rất lâu mới hồi

phục

Đoạn thân 46,7 Mẫu có màu xanh tươi lâu

Đoạn thân (khử kết hợp)

73,3 Mẫu màu xanh tươi lâu, sau 2 tuần các mắt bắt đầu nhú chồi mới, protocorm.

Kết quả quan sát mẫu sau 2 tuần nuôi cấy cho thấy các nguồn mẫu được đưa vào có tỉ lệ sống đạt từ 34 – 73,3%. Trong đó:

 Khử trùng mẫu đoạn thân đạt 73,3% mẫu sống, nguyên nhân có thể đoạn thân bánh tẻ của cây đang tuổi phát triển có sức sống tốt kết hợp với phương pháp khử trùng kết hợp H2O2 15% trong 5 phút kết hợn với HgCl2 0,1% trong 10 phút cho kết quả tỉ lệ mẫu sống đạt cao. Các mẫu đưa từ đoạn thân có màu xanh tươi lâu, sau 2 tuần các mắt bắt đầu nhú chồi mới, protocorm. Theo quan sát và tổng hợp ở bảng 4.4 thì mẫu đoạn thân là nguồn mẫu tốt nhất để đưa vào nuôi cấy và phương pháp khử trùng phù hợp cho tỷ lệ mẫu sông cao, có khả năng phát sinh nhiều loại hình thái khác nhau, thời gian nuôi cấy nhanh, đặc biệt nếu lấy được các đỉnh sinh trưởng để nuôi cấy riêng thì đảm bảo sạch bệnh.

 Mẫu chồi đỉnh có tỉ lệ sống chỉ đạt 50%, nguyên nhân có thể mầm bật lên lá non sinh trưởng vượt qua ngưỡng bọc lấy đỉnh sinh trưởng, khi rửa và khử trùng đã không sạch ở các kẽ lá nên tỉ lệ mẫu sống thấp. Mẫu sau 2 tuần có màu xanh nhưng một phần lá bị chết, hồi phục sau vài tháng. Để khắc phục, thí nghiệm đã bóc tách lớp lá chỉ để phần đỉnh sinh trưởng nhưng thời gian phát sinh hình thái và chất lượng mẫu sau phát sinh kém hơn so với đưa mẫu từ đoạn thân.

 Mẫu lá non tỉ lệ mẫu sống đạt thấp nhất 34%, nguyên nhân có thể mẫu lá dễ bị chết khi khử trùng thời gian dài và dễ nhiễm khi khử trùng thời gian ngắn. Mẫu lá sau khử trùng có màu xanh nhưng viền lá dễ bị tổn thương, vàng úa và chết, khó phát sinh hình thái.

Như vậy, nguồn mẫu là đoạn thân bánh tẻ được khử trùng bằng H2O2 (15%) trong 5 phút, tráng nước cất và khử trùng bằng HgCl2 (0,1%) trong 10 phút đạt 73,3% mẫu sống và bật chồi tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống lan hoàng thảo vôi đỏ dendrobium jan orinstein red and white (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)