Ảnh hưởngcủa môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của mẫu nuôi cấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống lan hoàng thảo vôi đỏ dendrobium jan orinstein red and white (Trang 48 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Ảnh hưởngcủa môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của mẫu nuôi cấy

CỦA MẪU NUÔI CẤY

Có nhiều loại môi trường nền khoáng khác nhau đã được sử dụng cho nuôi cấy mô tế bào thực vật. Các loại nền khoáng khác nhau có hàm lượng khoáng đa lượng, vi lượng và vitamin khác nhau và do đó cũng có ảnh hưởng khác nhau tới sự sinh trưởng và phát triển trong điều kiện in vitro của mỗi loài cây nhất định. Môi trường nền được sử dụng phổ biến nhất là MS (Murashige và Skoog, 1962) do hầu hết các loài cây đều có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt trên môi trường có bổ sung nền khoáng này. Tuy nhiên, để xác định được môi trường nào thích hợp cho cây lan hoàng thảo Vôi đỏ để tối ưu hóa quy trình nuôi cấy.

Sau khi xác định được nguồn vật liệu vô trùng tốt nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản lên khả năng tạo protocorm, nguồn vật liệu sử dụng trong thí nghiêm này là mẫu đoạn thân được xác định ở thí nghiệm trước. Thí nghiệm được tiến hành với 4 loại môi trường phổ biến được dùng trong nuôi cấy in vitro hoa lan: môi trường VW (Vacine và Went, 1949), VW1 là môi trường VW tăng gấp đôi lượng KNO3 và NH4SO4, VW2 là môi trường VW1 bổ sung thêm vitamin của môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) và MS/2 (môi trường MS giảm đi 1 nửa). Kết quả được quan sát sau 6 tuần, thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản lên khả năng tạo protocorm sau 6 tuần nuôi cấy

CT Môi trường Hệ số nhân protocorm (lần)

1 VW 2,9 2 VW1 1,3 3 VW2 1,6 4 MS/2 1,6 CV% 0,7 LSD5% 0,32

Hình 4.3. Ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản lên khả năng nhân protocorm sau 6 tuần nuôi cấy

VW MS/2

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các môi trường cơ bản ảnh hưởng khác nhau tới khả năng tạo protocorm, trong đó môi trường VW là môi trường tốt nhất để tạo protocorm khi đó hệ số nhân protocorm đạt 2,9 lần, tỷ lệ phân hóa chồi/rễ đạt 44,5%. Các môi trường còn lại cho hệ số nhân thấp hơn, tỷ lệ phân hóa chồi rễ cũng không bằng môi trường VW. Vậy VW là môi trường thích hợp nhất, được chọn làm môi trường nền tối ưu (NTU) cho những thí nghiệm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống lan hoàng thảo vôi đỏ dendrobium jan orinstein red and white (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)