Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 57 - 63)

nước hợp vệ sinh của hộ

Nội dung

Hoà Bình Tự Tân Việt Hùng Việt Thuận Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%)

1. Nước sinh hoạt

Nước máy 30 100 30 100 28 93,3 26 86,6

Dùng nước giếng qua bể lọc 0 0 0 0 2 6,7 4 13,4

2. Nước ăn uống hàng ngày

Mua bình nước lọc 0 0 0 0 5 16,7 2 6,7

- Dùng nước máy 30 100 30 100 25 83,3 28 93,3

3. Nước dùng cho sản xuất

Nước giếng khoan, giếng

khơi 29 96,6 28 93,3 28 93,3 29 96,6

Nước ao, sông 1 3,4 2 6,7 2 6,7 1 3,4

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Qua bảng 4.5 cho thấy: người dân các xã đã sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy đã được tuyên truyền khá cụ thể và thường xuyên về việc sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh nhưng do điều kiện kinh tế của các xã khác nhau, nên kết quả sử dụng nước sạch, nước HVS của các xã có sự khác nhau.

Đối với nước sinh hoạt và ăn uống hàng ngày: Các xã Hoà Bình, Tự Tân là 2 xã nằm gần khu vực có nhà máy nước nên các hộ đã có nước máy sạch để sử dụng có tỷ lệ rất cao là 100%, với Việt Hùng và Việt Thuận tuy không có nhà máy nước đặt trên địa bàn, song việc cung cấp nước sạch , hợp vệ sinh đã được lãnh đạo hai xã chú trọng vì thế mà người dân hai xã cũng đã được sử dụng nước máy khá cao lần lượt là 83,3% và 93,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mua bình nước lọc ở Việt Hùng là 16,7%, Việt Thuận là 6,7%. Tỷ lệ người mua bình nước lọc là do họ muốn đảm bảo hơn cho nguồn nước họ sử dụng trực tiếp ăn uống hàng ngày.

Đối với nước dùng cho sản xuất: Tại các xã nghiên cứu trên địa bàn là các xã có tỷ lệ người dân làm nông nghiệp cao. Vì thế, các hộ gia đình luôn sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng khơi cho hoạt động sản xuất của gia đình để tiết kiệm chi phí sinh hoạt về nước sạch. Đây là lý do vì sao các xã nghiên cứu trên

địa bàn có tỷ lệ hộ sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi cao trên 80%. Đối với tỷ lệ các hộ sử dụng nước ao, sông cho sản xuất là do các hộ này gia đình có ao, hoặc gần sông. Tuy nhiên tỷ lệ này khá nhỏ, dưới 10%.

Trong trồng trọt, với hệ thống kênh mương nội đồng được tu sửa nên nguồn nước sông, nước ao dồi dào, các hộ nông dân tận dụng nguồn nước này để trồng trọt. 4.2.1.3. Đánh giá của cán bộ về việc thực hiện sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

Nước sạch luôn là nhu cầu thiết yếu của người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn. Xác định rõ điều này huyện Vũ Thư đã tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy nước sạch, góp phần cải thiện chất lượng đời sống, nâng cao sức khỏe cho người dân. Việc có ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân trong việc sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh sẽ giúp cho công tác quản lý, vận hành việc cung cấp nước cho người dân ngày càng tốt hơn.

Bảng 4.6. Bảng ý kiến đánh giá của cán bộ về việc cung cấp và chất lượng sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2016

STT

Chỉ tiêu

Đánh giá của cán bộ về việc cung cấp và chất lượng nước HVS năm 2016

Số cán bộ

Lưu lượng nước

cung cấp Chất lượng cung cấp Tỷ lệ ổn định(%) Tỷ lệ không ổn định(%) Tỷ lệ ổn định(%) Tỷ lệ không ổn định(%) 2 Hoà Bình 6 100 - 100 - 3 Tự Tân 4 100 - 100 - 4 Việt Hùng 7 85,7 14,3 85,7 14,3 5 Việt Thuận 7 85,7 14,3 71,4 28,6

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Hiện tại trên địa bàn huyện Vũ Thư đã có 13 nhà máy nước đã và đang được xây dựng, hoàn thiện và cung cấp cho 29 xã và 1 thị trấn. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đến hết năm 2016 là 97%. Các nhà máy cung cấp nước đã và đang đi vào hoạt động của huyện hiện nay hầu hết được xây dựng dựa trên nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, vốn vay của chương trình Mục tiêu Quốc gia như nhà máy nước Thị Trấn, nhà máy nước Minh Lãng. Ở mỗi nhà máy có phòng sinh hoá để kiểm tra nguồn nước mà nhà máy cung cấp. Bên cạnh đó, nhà máy còn ký hợp đồng với

Trung tâm y tế dự phòng của huyện để kiểm tra nguồn nước, tạo lòng tin cho người dân và khách hàng. Đây chính là lý do mà cán bộ ở 2 xã Hoà Bình và Tự Tân đánh giá về lưu lượng nước cung cấp và chất lượng nước cung cấp được đánh giá cao 100%. Ở các xã Việt Hùng, Việt Thuận là 2 xã được cung cấp bởi các nhà máy được xây dựng theo cơ chế khuyến khích đầu tư như nhà máy nước Bách Thuận và tháng 10 năm 2015 nhà máy đi vào hoạt động. Hiện tại các nhà máy này cũng chưa có phòng sinh hoá để kiểm tra chất lượng nước cũng như chưa có ký hợp đồng để kiểm tra chất lượng nước. Đây cũng là một trong các hạn chế của nhà máy trong công tác quản lý. Và đó cũng chính là lý do vì sao ở 2 xã này tỷ lệ đánh giá của cán bộ thấp hơn so với 2 xã Hoà Bình, Tự Tân. Cụ thể:Tỷ lệ đánh giá lưu lượng nước cung cấp ở 2 xã Việt Hùng, Việt Thuận là 85,7%. Về tỷ lệ chất lượng nước cung cấp: xã Việt Hùng là 85,7% ổn định, còn xã Việt Thuận là 71,4% ổn định.

4.2.1.4. Đánh giá của người dân về chất lượng sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh Trước năm 2011, người dân huyện Vũ Thư đã được sử dụng nước sạch làm nguồn nước sinh hoạt chính tại một số xã được xây dựng nhà máy nước sạch từ nguồn vốn Ngân hàng Thế Giới và vốn vay của chương trình Mục tiêu Quốc gia. Ngoài ra, cũng có các dự án nhà máy nước được xây dựng theo cơ chế khuyến khích đầu tư. Các xã Hoà Bình và Tự Tân nằm gần nhà máy nước có nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới và có nguồn vốn vay từ Mục tiêu Quốc gia nên tỷ lệ người dân đánh giá 100% về lưu lượng nước cung cấp ổn định và chất lượng nước cung cấp tốt. Với 2 xã Việt Thuận và Việt Hùng là 2 xã được cung cấp bởi các nhà máy do các công ty tham gia dự án cấp nước sạch tuy được đánh giá khá cao, song vẫn có tình trạng lượng nước cung cấp không đủ cho xã do công suất của một số nhà máy nước chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ sử dụng. Các nhà máy này cũng chưa xây dựng phòng thí nghiệm riêng của nhà máy nên đôi khi chất lượng nước chưa ổn định. Cụ thể, ở Việt Hùng: 93,33% đánh giá lưu lượng nước ổn định, 83,33% đánh giá chất lượng nước ổn định. Tại xã Việt Thuận: 90% đánh giá lưu lượng nước ổn định, 80% đánh giá chất lượng nước ổn định.

Việc đưa nước sạch đến từng hộ dân nhằm cải thiện cuộc sống cho nhân dân chính là mục tiêu mà huyện Vũ Thư luôn hướng tới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, thời gian tới, UBND huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch. Đồng thời huyện cũng cần có những cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tham gia vào công

tác xã hội hóa đầu tư các dự án nước sạch, khuyến khích các doanh nghiệp chung tay mang nước sạch đến với người dân.

Bảng 4.7. Bảng ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2016

STT

Chỉ tiêu

Đánh giá của người dân về chất lượng nước HVS năm 2016 Số hộ sử

dụng nước HVS

Lưu lượng nước sinh hoạt cung cấp Chất lượng nước sinh hoạt Tỷ lệ ổn định ( %) Tỷ lệ không ổn định(%) Tỷ lệ ổn định ( %) Tỷ lệ không ổn định(%) 1 Hoà Bình 30 100 - 100 2 Tự Tân 30 100 - 100 3 Việt Hùng 30 93,33 6,67 83,33 16,67 4 Việt Thuận 30 90 10 80 20

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) 4.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh

4.2.2.1. Kế hoạch thực hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường

Xác định nội dung về cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường là một nội dung khó thực hiện. Vì vậy dựa trên hiện trạng về các CSSXKD trên địa bàn huyện cùng với các hướng dẫn chỉ đạo của các cấp đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho các CSSXKD đạt tiêu chuẩn môi trường như sau:

Bảng 4.8. Bảng hiện trạng và kế hoạch thực hiện các CSSXKD đạt tiêu chuẩnmôi trường của huyện Vũ Thư giai đoạn 2010-2020

TT Chỉ tiêu ĐVT

Hiện trạng năm 2010 Kế hoạch năm 2016 Toàn huyện Số cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường Tỷ lệ đạt % Toàn huyện Số cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường Tỷ lệ đạt % 1 Cơ sở XKD Cơ sở 170 26 15,3 228 114 50

2 Trang trại Cơ sở 38 4 10,7 51 41 80

3 Gia trại Cơ sở 1225 200 16,3 1642 1642 100

4.2.2.2. Kết quả thực hiện các CSSXKD đạt tiêu chuẩn môi trường

Để các CSSXKD đạt tiêu chuẩn môi trường thì theo hướng dẫn của phòng chuyên môn các cơ sở phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý thủ tục về môi trường như: Có báo cáo tác động môi trường hoặc đề án BVMT chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/ Cam kết bảo vệ môi trường và Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT và các nội dung thực hiện BVMT các cơ sở cam kết.

Đến hết năm 2016 số xã hoàn thành nội dung đánh giá về các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 21 xã chiếm 72,4% số xã. Nhìn chung các chỉ tiêu thực hiện đều thấp hơn so với kế hoạch đặt ra.

Với chỉ tiêu về các CSSXKD thực hiện như sau: Năm 2016 số CSSXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường là 114 cơ sở đạt tỷ lệ 50%. Tuy nhiên kết quả thực năm 2016 là 43,2% thấp hơn so với kế hoạch là 6,8%. Nguyên nhân là do các CS sản xuất công nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ, các cơ sở ở làng nghề chưa đáp ứng đủ hồ sơ pháp lý và các nội dung thực hiện BVMT các cơ sở cam kết như có kết cấu hạ tầng thu gom, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định, bên cạnh đó một số cơ sở SXKD có ý thức chưa cao trong việc BVMT….

Đối với các chỉ tiêu trang trại: năm 2016 đạt 63,6% thấp hơn 16,4% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc không đạt kế hoạch do các công trình xử lý chất thải ở trang trại không được đầu tư xây dựng đạt chuẩn trước khi đưa vào hoạt động, do thiếu kinh phí nên đầu tư chắp vá, không đáp ứng sự tăng trưởng về số lượng vật nuôi khiến hệ thống xử lý chất thải quá tải, một số cơ sở lén lút xả trực tiếp ra môi trường. Cũng đã có nhiều trường hợp bị phạt với số tiền không nhỏ khi các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, nhưng tình hình ít biến chuyển.

Đối với chỉ tiêu gia trại: năm 2016 đạt 100%. Kết quả thực hiện hoàn thành kế hoạch đặt ra: năm 2016 hoàn thành kế hoạch 100%. Có được kết quả đó xuất phát từ lý do quy mô chăn nuôi hiện nay còn nhỏ lẻ chỉ ở mức hộ, gia đình và mang tính tự cung tự cấp chưa phát triển thành chăn nuôi sản xuất hàng hóa nên việc đánh giá đạt tiêu chuẩn môi trường ở các xã là đạt.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các CSSXKD đạt tiêu chuẩn môi trường của huyện Vũ Thư giai đoạn 2010-2020 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Toàn huyện Số CS đạt tiêu chuẩn MT Tỷ lệ % đạt Toàn huyện Số CS đạt tiêu chuẩn MT Tỷ lệ % đạt KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH 1 CSSXKD Cơ sở 217 238 87 89 40 37,5 228 250 114 108 50 43,2

2 Trang trại Cơ sở 48 50 24 24 50 47,2 51 55 41 35 80 63,6

3 Gia trại Cơ sở 1563 1570 1251 1400 80 89,2 1642 1800 1642 1800 100 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)