Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tiêu chí môitrường trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 26 - 28)

trong xây dựng nông thôn mới

2.1.5.1. Người dân

a, Ý thức tự giác chấp hành của các cơ sở sản xuất, người dân

Ý thức của người dân, ý thức của các cơ sở sản xuất là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường trong nông thôn. Với những khu dân cư có trình độ dân trí cao, ý thức cộng đồng tốt sẽ là các nhân tố thúc đẩy trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường. Công tác BVMT đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết ý thức của mỗi người dân cần phải được nâng lên, bên cạnh đó các cơ sở sản xuất cũng cần phải nâng cao trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống xung quanh và bảo vệ môi trường nói chung (Sở TN và MT tỉnh Vĩnh Phúc, 2007).

b, Sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội

Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Bảo vệ môi trường ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của người dân vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn, vai trò của người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện. Có thể thấy, ở đâu đó hiện nay xuất hiện tình trạng “doanh nghiệp thì cố tình vi phạm, chính quyền thì vô cảm và đoàn thể thì thờ ơ” trước tình trạng bức xúc của người dân về vấn đề môi trường. Nếu chỉ

sử dụng những công cụ pháp lý hiện hành thì người dân, cộng đồng dân cư khó có thể thực hiện được quyền được sống trong môi trường trong lành. Bởi vậy việc giải quyết những vấn đề môi trường sẽ tốt hơn khi chúng ta huy động được sức mạnh của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc thực hiện những dịch vụ môi trường (Minh Phúc, 2012).

2.1.5.2. Đội ngũ cán bộ

a, Công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về môi trường

Việc kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hiện nay, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế, một bộ phận công chức còn thiếu trách nhiệm, có biểu hiện tiêu cực. Vì vậy việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật về môi trường cần được nâng cao hơn bao giờ hết.

b, Năng lực của cán bộ

Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác thực hiện tiêu chí môi trường. “Cán bộ là gốc của mọi việc”, do đó trình độ, năng lực quản lý, điều hành thực hiện tiêu chí môi trường cũng như năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện của tiêu chí môi trường.

Một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có nhận thức chưa đầy đủ về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Họ cho rằng xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nước phải làm cho dân nên nảy sinh tâm lý trông chờ, thụ động, ỷ lại vì vậy cán bộ có năng lực tốt, chuyên môn giỏi cùng với kinh nghiệm thực hiện chương trình XDNTM sẽ giải thích, tuyên truyền tới người dân đưa ra được các mục tiêu, nội dung thực hiện phù hợp, tạo động lực phấn đấu hoàn thiện tiêu chí môi trường cũng như các tiêu chí khác trong chương trình. 2.1.5.3. Nguồn lực tài chính

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn tài chính được nhà nước đầu tư thì cần phải có nguồn tài chính huy động từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cho xây dựng các công trình nước sạch, nghĩa trang, điểm thu gom xử lý rác thải.

2.1.5.4. Cơ chế chính sách

Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp Trung ương.

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện tiêu chí môi trường, nó quyết định đến việc thành lập hệ thống quản lý thực hiện, việc ban hành các văn bản triển khai xuống cơ sở, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền thực hiện tiêu chí, cơ chế chính sách giúp định hướng và đưa ra giải pháp để huy động mọi nguồn lực thực hiện tiêu chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)