Bài học rút ra từ việc xây dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 39)

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

Bài học kinh nghiệm về quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn cho thấy, chỉ có thể thành công khi có chiến lược và quy hoạch phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi, kết hợp giữa các Bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội đặc biệt là thanh niên, phụ nữ.

- Xây dựng kế hoạch: Công tác lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch giai đoạn được coi là một trong những thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu nước sạch, vệ sinh môi trường. Mỗi giai đoạn thực hiện đều có mục tiêu và phương án khác nhau, về cách thức huy động vốn, định mức tài chính, phương pháp tiến hành, mô hình quản lý … tùy theo điều kiện cụ thể.

- Phân cấp, xác định trách nhiệm rõ ràng tham gia của các cấp chính quyền, các ngành từ TW đến địa phương.

- Cần có cơ chế, chính sách linh hoạt nhằm tận dụng triệt để vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, như: WB, ADB, NGOs… huy động các nguồn tài chính đa dạng cho công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Ban hành các tiêu chuẩn về NS - VSMT cụ thể cho những vùng nông thôn khác nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ có các cam kết về NS - VSMTNT với quốc tế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề NS - VSMT được biên soạn thành một trong những nội dung của chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan.

- Thành lập các tổ vệ sinh môi trường của từng thôn và đội thu gom rác, tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

- Cộng đồng địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý môi trường ở khu vực nông thôn. Ở cấp cộng đồng địa phương, các giải pháp được đề xuất gồm nâng cao nhận thức môi trường thông qua phổ biến thông tin, giáo dục và các chương trình đào tạo và phát động phong trào BVMT ở cấp địa phương từ hoạt động ký cam kết BVMT. Ngoài ra, năng lực được tăng cường tốt là cần thiết để xây dựng hệ thống khuyến khích thích hợp và các chương trình hỗ trợ cho quản lý môi trường tại các cơ sở sản xuất làng nghề. Trong các hoạt động phát triển nói chung và sản xuất làng nghề nói riêng, vấn đề ý thức của nhân công lao động và cộng đồng trong khu vực rất quan trọng không chỉ trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán… mà còn cả các vấn đề xã hội và môi trường. Do vậy, Chính phủ cần khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp và ý thức của người dân đối với môi trường.

- Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm môi trường cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và với một lộ trình phù hợp. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có một quyết tâm chính trị cao hơn từ các nhà hoạch định chính sách, kết hợp với một chương trình truyền thông sâu rộng để nâng cao nhận thức của người dân, nhất là những người sống ở đô thị về công tác bảo vệ môi trường.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý

Huyện Vũ Thư có vị trí địa lý khá thuận lợi với ưu thế là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Thái Bình, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Thái Bình và thành phố Nam Định. Nằm trên tuyến đường từ Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 1, quốc lộ 21 về Nam Định đến Thái Bình, tiếp nối với thành phố Hải Phòng theo quốc lộ 10. Trên địa bàn huyện có cầu Tân Đệ đã được xây dựng bắc qua sông Hồng. Vũ Thư có 2 con sông lớn chảy qua đó là sông Hồng chảy theo ranh giới phía Tây Nam và sông Trà Lý chảy theo ranh giới phía bắc huyện. Vị trí địa lý của huyện có ưu thế góp phần đưa huyện Vũ Thư trở thành vùng kinh tế thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng và các tỉnh phía Nam với tam giác tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế địa phương.

Địa hình

Nhìn chung, địa hình của huyện Vũ Thư tương đối bằng phẳng, cả huyện đều có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo vị trí của huyện. Ở Vũ Thư tỷ lệ đất cao chiếm 29,2% diện tích toàn huyện.

3.1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn

Khí hậu: Vũ Thư có cùng chung tiểu vùng khí hậu của thành phố Thái Bình, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu nóng, ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh và không những nửa mùa sau thường có mưa phùn ẩm ướt.

Nhiệt độ trung bình đạt 24 – 250C. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.5000 – 8.7000C. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất rơi vào tháng 7 với nhiệt độ xấp xỉ 300C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130C. Độ ẩm trung bình là 83%, độ ẩm này rất ít

thay đổi theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 78% – 87%. Thuỷ văn: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ 2 nguồn nước:

Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ.Vũ Thư có hai con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, cùng với hệ thống sông đào và hệ thống kênh mương dày đặc, kết hợp với hệ thống đầm, hồ, ao phong phú. Do đó nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân và nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Nguồn nước ngầm: Việc khai thác sử dụng mới ở mức hạn chế để phục vụ nước sạch nông thôn. Trong tương lai nguồn nước ngầm để phục vụ nước sạch ở nông thôn và được khai thác nhiều hơn để phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Về cơ bản chất lượng nước ngầm khá tốt, trong tương lai, cần đầu tư trang thiết bị để xử lý một số điểm hạn chế về nước ngầm trên địa bàn huyện nhằm khai thác nguồn nước ngầm có hiệu quả hơn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân.

3.1.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai Tài nguyên đất

Đất đai của Vũ Thư chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển toàn diện, với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện được thể hiện qua số liệu bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích 9,513.84 100 19,513.84 100 19,693.85 100 100 100,9 100,45 1. Đất nông nghiệp 12,460.09 63,85 12,459.10 63,84 13,243.08 67,24 99,9 106,3 103,1

2. Đất phi nông nghiệp 6,914.86 35,43 6,915.85 35,44 6,400,27 32,49 100 92,5 96,25

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59.45 0,3 59.53 0,305 93.71 0,47 100,1 157,4 128,75

4. Đất nghĩa trang, nghĩ địa 237.54 1,21 237.54 1,21 242.20 1,22 100 101,9 100,95

5. Đất chưa sử dụng 138.88 0,71 138.88 0,71 50.50 0,25 100 36,3 68,15

Qua bảng 3.1 cho thấy, đất nông nghiệp vẫn là đất có diện tích lớn nhất chiếm trên 50% qua 3 năm từ 2014-2016. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp tăng . Năm 2016 tăng 783,98 ha so với năm 2015. Điều này được lý giải do chủ trương tái cơ cấu trong nông nghiệp, chuyển đổi đất chuyên lúa kém hiệu quả sang luân canh cây chuyên màu 3-4 vụ màu/năm cho thu nhập cao gấp 1,5-2 lần so với trồng lúa. Đất phi nông nghiệp năm 2016 giảm 2,95% so với năm 2015 do đất ở đô thị năm 2016 tăng lên so với năm 2015. Ngoài ra các loại đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang , nghĩa địa cũng tăng 0,1% năm 2016 so với năm 2015. Diện tích đất chưa sử dụng đã được sử dụng cho quy hoạch các khu sản xuất cụm công nghiệp nên giảm 88,38ha năm 2016 so với năm 2015.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động của huyện:

Năm 2016, dân số huyện Vũ Thư có 249.956 người; Dân số trung bình năm 2016 là 249.956 người.

Năm 2016, tổng số người trong độ tuổi lao động có khoảng 160.018 nghìn người, chiếm 64,02% dân số. Thời kỳ 2014 – 2016, bình quân mỗi năm tăng khoảng 7 – 7,5 nghìn người. Nguồn lao động của Vũ Thư hàng năm cũng được bổ sung và tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, số học sinh tốt nghiệp phổ thông không đủ điều kiện học tiếp vào đại học, trung học chuyên nghiệp cùng số học sinh học nghề, tốt nghiệp hệ cao đẳng và đại học ra trường về huyện công tác.

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở huyện Vũ Thư năm 2016

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Tổng số lao động của huyện 160.018 100

Trong Công nghiệp XD 73.192 45,74

Trong Nông – Lâm – Thủy sản 44.549 27,84

Trong dịch vụ 42.277 26,42

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Vũ Thư (2016) Qua bảng 3.2 cho thấy lực lượng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng có tỷ lệ lớn nhất 45,74%, điều này chứng tỏ, huyện Vũ Thư đang thu hút

các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn. Khối ngành nông lâm thuỷ sản vẫn thu hút lượng lớn người lao động tham gia 27,84%, huyện đã bước đầu quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung nhưng vẫn giữ được giá trị tăng trưởng. Ngành dịch vụ chiếm 26,42% trong lực lượng lao động của huyện.

3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng

- Hệ thống giao thông vận tải: Vũ Thư là huyện của tỉnh Thái Bình và là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển sớm và rất nhanh trong cả nước. Hệ thống đường bộ phân bố hợp lý và từng bước được cải tạo, nâng cấp.

- Hệ thống điện: Vũ Thư là một những huyện đứng đầu cả tỉnh về phát triển mạng lưới, có nguồn điện ổn định để phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện nay trên toàn huyện đã sử dụng điện lưới quốc gia.

- Hệ thống cấp nước, thoát nước: các công trình cấp nước, thoát nước trong huyện đang từng bước được đầu tư xây dựng. Hiện nay huyện có 13 nhà máy nước cung cấp cho 30 xã, thị trấn.

- Hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch: Toàn huyện có 13 di tích lịch sử văn hóa quốc gia, có 24 chợ, và 18 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 107 phòng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, mạng lưới y tế… cơ bản đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.2.3. Giá trị sản xuất các khối ngành

Bảng 3.3. Tổng sản phẩm trên địa bàn của huyện Vũ Thư (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/ 2014 (%) 2016/ 2015 (%) Bình quân (%) Tổng giá trị sản xuất 7.177,7 7.708,7 8.353 107,4 108,4 107,9 1. Nông,lâm,thủy sản 2.696,6 2.717,5 2.796,6 100,8 102,9 101,85 12. Công nghiệp – XD 2.671,7 3.052 3.468,5 114,2 113,6 113,9 3. Dịch vụ 1.809,4 1.939,2 2.087,9 107,2 107,7 107,45 Nguồn: Niên giảm thống kê huyện Vũ Thư (2016)

Qua bảng 3.3 cho ta thấy, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn của huyện Vũ Thư (theo giá so sánh năm 2010) thì năm 2016 đạt 8.353 tỷ đồng, tăng 644,3 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó các khối ngành đều có xu hướng tăng trưởng theo các năm với khối ngành công nghiệp- xây dựng là tăng lớn nhất 113,9%, tiếp theo là khối ngành dịch vụ 107,45% và ngành nông lâm thuỷ sản là thấp nhất 107,9%. Điều này cho thấy kinh tế huyện Vũ Thư đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ, ngành nông lâm thuỷ sản đã thu được những kết quả tốt trong quá trình quy hoạch các vùng tập trung sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.4. Văn hoá xã hội

Vũ Thư là vùng đất được hình thành muộn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vũ Thư có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc với loại hình hát múa, trò chơi, trong đó nổi bật nhất là làng vườn Bách Thuận, hội thi pháo đất. Huyện còn có các lễ hội đã được Sở Văn hoá thông tin đưa vào chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể như hội chùa Keo (xã Duy Nhất), hội Sáo Đền ở xã Song An.

Huyện Vũ Thư có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là nơi có những công trình văn hoá được xếp hạng như công trình kiến trúc chùa Keo, đình Phương Cáp (xã Hiệp Hoà và 22 di tích văn hoá được Trung ương và tỉnh cấp bằng di tích lịch sử văn hoá). Để thúc đẩy tiềm năng du lịch của địa phương, huyện Vũ thư cũng đã chú trọng đến vấn đề môi trường tại các địa điểm du lịch bằng việc đặt các thùng chứa rác để người dân có được môi trường sạch sẽ nơi du lịch. 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vũ Thư.

Thuận lợi:

- Vũ Thư có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, huyện nằm trên lưu vực sông Hồng nên có hệ thống thuỷ văn dồi dào, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

- Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao, người dân lao động đã được đào tạo nâng cao tay nghề. Đây là nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đây cũng là yếu tố tích cực trong việc chung tay tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua nền kinh tế xã hội của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng cao, hạ tầng cơ sở phát triển gồm hệ thống giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện..tạo điều kiện

nâng cao đời sống nhân dân, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về môi trường sống.

Khó khăn

- Huyện Vũ Thư là một huyện thuần nông nên mức sống của người dân còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, không đồng đều giữa các ngành, vùng, địa phương. Chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ còn chưa cao, sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện giữ gìn môi trường tại các khu làng nghề của địa bàn các xã.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu 3.2.1. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu

Vũ Thư là huyện thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng với trên 90% dân số sống ở vùng nông thôn. Huyện có 01 thị trấn và 29 xã. Trong tổng số 29 xã tiến hành xây dựng nông thôn mới thì đến thời điểm hiện tại có 19 xã hoàn thành xã nông thôn mới, còn lại 10 xã chưa về đích nông thôn mới. Để đánh giá tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 39)