Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 41 - 44)

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý

Huyện Vũ Thư có vị trí địa lý khá thuận lợi với ưu thế là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Thái Bình, giữa 2 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Thái Bình và thành phố Nam Định. Nằm trên tuyến đường từ Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 1, quốc lộ 21 về Nam Định đến Thái Bình, tiếp nối với thành phố Hải Phòng theo quốc lộ 10. Trên địa bàn huyện có cầu Tân Đệ đã được xây dựng bắc qua sông Hồng. Vũ Thư có 2 con sông lớn chảy qua đó là sông Hồng chảy theo ranh giới phía Tây Nam và sông Trà Lý chảy theo ranh giới phía bắc huyện. Vị trí địa lý của huyện có ưu thế góp phần đưa huyện Vũ Thư trở thành vùng kinh tế thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng và các tỉnh phía Nam với tam giác tăng trưởng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế địa phương.

Địa hình

Nhìn chung, địa hình của huyện Vũ Thư tương đối bằng phẳng, cả huyện đều có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo vị trí của huyện. Ở Vũ Thư tỷ lệ đất cao chiếm 29,2% diện tích toàn huyện.

3.1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn

Khí hậu: Vũ Thư có cùng chung tiểu vùng khí hậu của thành phố Thái Bình, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu nóng, ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh và không những nửa mùa sau thường có mưa phùn ẩm ướt.

Nhiệt độ trung bình đạt 24 – 250C. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.5000 – 8.7000C. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất rơi vào tháng 7 với nhiệt độ xấp xỉ 300C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130C. Độ ẩm trung bình là 83%, độ ẩm này rất ít

thay đổi theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 78% – 87%. Thuỷ văn: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ 2 nguồn nước:

Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ.Vũ Thư có hai con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, cùng với hệ thống sông đào và hệ thống kênh mương dày đặc, kết hợp với hệ thống đầm, hồ, ao phong phú. Do đó nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân và nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Nguồn nước ngầm: Việc khai thác sử dụng mới ở mức hạn chế để phục vụ nước sạch nông thôn. Trong tương lai nguồn nước ngầm để phục vụ nước sạch ở nông thôn và được khai thác nhiều hơn để phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Về cơ bản chất lượng nước ngầm khá tốt, trong tương lai, cần đầu tư trang thiết bị để xử lý một số điểm hạn chế về nước ngầm trên địa bàn huyện nhằm khai thác nguồn nước ngầm có hiệu quả hơn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân.

3.1.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai Tài nguyên đất

Đất đai của Vũ Thư chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển toàn diện, với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện được thể hiện qua số liệu bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích 9,513.84 100 19,513.84 100 19,693.85 100 100 100,9 100,45 1. Đất nông nghiệp 12,460.09 63,85 12,459.10 63,84 13,243.08 67,24 99,9 106,3 103,1

2. Đất phi nông nghiệp 6,914.86 35,43 6,915.85 35,44 6,400,27 32,49 100 92,5 96,25

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59.45 0,3 59.53 0,305 93.71 0,47 100,1 157,4 128,75

4. Đất nghĩa trang, nghĩ địa 237.54 1,21 237.54 1,21 242.20 1,22 100 101,9 100,95

5. Đất chưa sử dụng 138.88 0,71 138.88 0,71 50.50 0,25 100 36,3 68,15

Qua bảng 3.1 cho thấy, đất nông nghiệp vẫn là đất có diện tích lớn nhất chiếm trên 50% qua 3 năm từ 2014-2016. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp tăng . Năm 2016 tăng 783,98 ha so với năm 2015. Điều này được lý giải do chủ trương tái cơ cấu trong nông nghiệp, chuyển đổi đất chuyên lúa kém hiệu quả sang luân canh cây chuyên màu 3-4 vụ màu/năm cho thu nhập cao gấp 1,5-2 lần so với trồng lúa. Đất phi nông nghiệp năm 2016 giảm 2,95% so với năm 2015 do đất ở đô thị năm 2016 tăng lên so với năm 2015. Ngoài ra các loại đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang , nghĩa địa cũng tăng 0,1% năm 2016 so với năm 2015. Diện tích đất chưa sử dụng đã được sử dụng cho quy hoạch các khu sản xuất cụm công nghiệp nên giảm 88,38ha năm 2016 so với năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 41 - 44)