Hình thức quy hoạch và xử lý bãi rác trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 73)

ĐVT: %

Nội dung Hoà Bình Tự Tân Việt Hùng Việt Thuận

Bãi rác được quy hoạch hợp lý Có 100 100 100 70 Không 0 0 0 30 Diện tích có đủ để chứa rác Có 93,33 86,67 73,33 63,33 Không 6,67 13,33 26,67 36,67

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Bảng 4.17. Hình thức xử lý rác trên địa bàn xã

ĐVT: %

Nội dung Hoà

Bình Tự Tân Việt Hùng Việt Thuận

Bãi rác được đầu tư hệ thống xử lý hiện đại Có 0 0 0 0 Không 100 100 100 100 Hình thức xử lý rác Xử lý theo công nghệ chôn lấp 67 62 35 100 Về lò đốt rác thải 33 38 65 0

Hiện tại hình thức xử lý rác thải trên địa bàn huyện chủ yếu là xử lý theo công nghệ chôn lấp tại các bãi rác địa phương. Khu xử lý có ưu điểm là đơn giản, phù hợp với nhiều loại rác thải, chi phí vận hành khu xử lý rẻ và bước đầu giải quyết được tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường.

Hình 4.2. Bãi rác tập trung trên địa bàn xã Việt Thuận

Nguồn: Tác giả chụp tại bãi rác tập trung tại thôn Thái Hạc xã Việt Thuận (2016) Qua khảo sát, đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2014, các khu xử lý không đảm bảo các yêu cầu cơ bản về khu xử lý chất thải rắn theo công nghệ chôn lấp, cụ thể: Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 quy định bãi chôn lấp chất thải rắn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, gồm các hạng mục: Khu chôn lấp (Ô chôn lấp, hệ thống thu gom nước rác, đường nội bộ, hàng rào,cây xanh); Khu xử lý nước rác (công trình xử lý nước rỉ rác đảm bảo sau xử lý phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quy định mới được xả ra ngoài môi trường, ô chứa bùn…). Do đó, để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đối với 01 khu xử lý rác thải (diện tích từ 1,0 - 1,5 ha)/01 xã, thị trấn theo công nghệ chôn lấp tổng kinh phí trung bình là 03 - 3,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí UBND tỉnh hỗ trợ theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011, Quyết định số 02/2013/QĐ- UBND ngày 07/2/2014 và kinh phí UBND huyện hỗ trợ rất ít hoặc không hỗ trợ, các xã thường bố trí không đủ nguồn kinh phí đối ứng nên khu xử lý rác thải không đầu tư đầy đủ các hạng mục công trình; hầu hết các xã, thị trấn mới chỉ dừng lại ở giai đoạn xây dựng tường bao và đào hố để đổ rác (không có các hạng mục như: chống thấm, thu gom và xử lý nước rỉ rác…) nên hiệu quả xử lý rác thải không cao, không đảm bảo về vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm thứ cấp, lãng phí đất đai, kinh phí đầu tư.

Về Lò đốt rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn

Lò đốt rác tại huyện Vũ Thư đều có kích thước nhỏ, công suất thiết kế 500kg rác/giờ; bao gồm 02 buồng đốt (sơ cấp và thứ cấp); tuổi thọ lò đốt khoảng 5 – 7 năm (riêng lò đốt xã Vũ Hội và Dũng Nghĩa tuổi thọ khoảng 3 – 5 năm); công nghệ đốt rác đối lưu bằng không khí tự nhiên không cưỡng bức, không; kết cấu vỏ lò bằng chất liệu thép hoặc inox 201 (riêng lò đốt tại Vũ Hội và Dũng Nghĩa vỏ lò xây bằng gạch vữa xi măng); tường lò xây bằng gạch chịu lửa hoặc bê tông chịu lửa; chiều cao ống khói khoảng 15 m (riêng chiều cao ống khói lò đốt Vũ Hội, Dũng Nghĩa cao 10 m); một số lò có hệ thống băng tải vận chuyển rác vào lò đốt (Vũ Hội, Dũng Nghĩa) nhưng đa số không hoạt động; hệ thống xử lý khí thải các lò còn sơ sài, lò đốt Vũ Hội, Dũng Nghĩa xử lý bằng nước hoặc nước vôi trong. Chi phí đầu tư mua lò chia làm 2 mức: khoảng 500 triệu (Vũ Hội, Dũng Nghĩa) và từ 1,8 - 2,5 tỷ (các lò còn lại).

Hình 4.3. Lò đốt rác trên địa bàn xã Dũng Nghĩa

Nguồn: Tác giả chụp tại lò đốt rác thôn Dũng Thượng xã Dũng Nghĩa (2016) Kết quả kiểm tra thực tế tháng 3/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường, các lò vận hành chỉ đạt một nửa công suất thiết kế, công suất đốt rác thực dao động từ 100 – 370 kg/giờ . Các lò đốt đều không thiết kế áp suất âm, khi đốt khói thải phả ra rất nhiều ở miệng lò ảnh hưởng đến công nhân vận hành, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để. Kết quả phân tích khí thải ống khói lò đốt cho thấy các thông số SO2, NOx, O2 dư đạt QCVN 30:2012/BTNMT; riêng thông số Bụi, CO vượt so với QCVN 30:2012/BTNMT (thông số bụi vượt từ 1,1 – 1,4 lần, CO vượt từ 1,65 – 3,45 lần). Khói thải phát

sinh theo cảm quan đánh giá có màu đen, đặc biệt một số lò có màu đen rất đậm đặc (Vũ Hội, Dũng Nghĩa).

Nước thải sinh hoạt

Lượng thải sinh hoạt từ các cụm dân cư các xã, thị trấn vào hệ thống sông Hồng, sông Trà Lý không nhiều do phần lớn các khu dân cư chưa có hệ thống tiếp nhận nước thải tập trung, nước thải chủ yếu được thu vào cống, rãnh đơn lẻ sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ trong khu dân cư. Về mùa kiệt, phần lớn lượng nước thải ngấm xuống đất; Mùa mưa, nước thải hoà cùng nước mưa chảy vào hệ kênh mương nông nghiệp và được tiêu ra hệ thống sông bằng động lực hoặc tiêu tự chảy.

Bảng 4.18. Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu

Stt Công tác xử lý Xã Hoà Bình Xã Tự Tân Xã Việt Hùng Xã Việt Thuận Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) 1 Không xử lý, đổ thẳng ra môi trường 1 3,3 2 6,7 3 10 1 3,3 2 Có rãnh thoát nước ra vườn/ ra ruộng / ra ao 3 10 1 3,3 17 56,7 20 66,7 3 Đổ tập trung vào mương thoát

nước của thôn 26 86,7 27 90 10 33,3 9 30

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Trên địa bàn huyện Vũ Thư cơ bản các xã trong huyện đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải ở một số khu vực dân cư gần khu vực thị trấn hoặc trên các tuyến đường liên xã thì đổ tập chung vào mương thoát nước của hệ thống đường giao thông như Hoà Bình là 86,7%, Tự Tân là 90%. lượng nước thải của các hộ khu vực còn lại chủ yếu các hộ có rãnh thải nước ra vườn, ruộng hoặc ao hồ. Nhiều hộ còn không xử lý và đổ thẳng ra môi trường gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm. Các xã Việt Hùng, Việt Thuận có vị trí nằm gần các con sông lớn chảy qua huyện, và là các xã có diện tích ao, hồ nhiều

nên tỷ lệ các hộ xả ra vườn, ao hồ chiếm tỷ lệ cao hơn cụ thể: Việt Hùng là 56,7%, Việt Thuận là 66,7%.

Chất thải rắn tại Cụm công nghiệp( CCN)

Huyện Vũ Thư có 07 cụm công nghiệp trong đó 03 cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và 04 cụm công nghiệp được UBND huyện phê duyệt quy hoạch. Bên cạnh đó còn có các điểm công nghiệp xã Việt Thuận, điểm công nghiệp xã Vũ Vinh. Riêng CCN Minh Lãng chưa đi vào hoạt động. Thành phần CTR chủ yếu gồm: chất thải rắn từ quá trình sinh hoạt, ăn ca của các doanh nghiệp, các phế thải nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, phế thải trong quá trình sản xuất công nghiệp, may mặc, các bao bì vật liệu tổng hợp đóng gói sản phẩm,...

Bảng 4.19. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các CCN năm 2015 tại các CCN năm 2015

TT CCN Diện tích sử dụng Số lượng chất thải rắn phát sinh

( tấn/năm) 1 Tam Quang 51.101 690 2 Vũ Hội 8.028 108 3 Nguyên Xá 16.987 229 4 TT Vũ Thư 34.543 466 5 Vũ Vinh 18.561 251

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường (2015) Nhận xét: Kết quả kiểm tra thực tế các doanh nghiệp hoạt động trong CCN cho thấy, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường từ 85 - 90%, trong đó chất thải rắn thông thường hầu hết được các doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom và xử lý tại các bãi xử lý rác thải của các địa phương; đối với các cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát (Công ty CPTĐ Hương Sen tại CCN Tam Quang) bã được bán làm thức ăn chăn nuôi gia súc; vỏ chai vỡ và bao gói plastic bán cho các cơ sở tái chế; đối với các cơ sở may mặc, các loại vải vụn, phế phẩm may mặc được bán cho các cơ sở tái chế thành các sản phẩm khác (gối, chăn…). 4.2.4. Đánh giá thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường

4.2.4.1.Thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường thôn xóm

Cùng với các hoạt động về xử lý rác thải trên địa bàn huyện, hoạt động bảo vệ môi trường cũng được huyện triển khai đồng bộ trên toàn huyện để huy

động mọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường.

Bảng 4.20. Ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường thôn xóm tại các xã nghiên cứu

ĐVT: Phiếu điều tra

Stt Chỉ tiêu Xã Hoà Bình Xã Tự Tân Xã Việt Hùng Xã Việt Thuận Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) 1 Công tác định kỳ tổng vệ sinh môi trường 30 100 30 100 27 90 24 80 2 Chỉnh trang hàng rào 29 90 30 100 29 90 28 93,33

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Nhìn chung : Trong công tác tổ chức định kỳ tổng vệ sinh môi trường tại các xã nghiên cứu trên bảng cho thấy công tác vệ sinh môi trường có sự tham gia của người dân là cao đạt trên 80%. Điều đó cho thấy công tác vận động, tuyên truyền người dân là khá tốt.

Còn trong công tác tổ chức VSMT và công tác chỉnh trang hàng rào không làm cản trở đến giao thông của các hộ tại các xã nghiên cứu là khá cao xã Tự Tân là 100% hộ được phỏng vấn thực hiên công tác tổ chức VSMT và chỉnh trang hàng rào không làm cản trở đến giao thông, còn xã Việt Hùng và Hòa Bình đều đạt 90%, xã Việt Thuận là 93,33%. Có thể thấy rằng các hộ dân rất tích cực trong công tác dọn vệ sinh của gia đình mình.

4.2.4.2. Xây dựng môi trường sống trong lành

Xây dựng môi trường sống ngày càng trong lành hơn, huyện Vũ Thư phấn đấu đến năm 2016 số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 95% và kết quả thực hiện đến năm 2016 huyện đã hoàn thành kế hoạch và tại các xã tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ cao trên 90%, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành hơn.

Bảng 4.21. Kết quả các hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Vũ Thư và các xã nghiên cứu năm 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Kết quả sử dụng nhà tiêu HVS năm 2016 Số hộ Số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh Tỷ lệ Số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (%) Toàn huyện Hộ 66.465 63.142 95 1 Hoà Bình Hộ 1.681 1.613 96 2 Tự Tân Hộ 1.651 1.576 95,5 3 Việt Thuận Hộ 2.572 2.418 94 4 Việt Hùng Hộ 2.258 2.077 92

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Tại các xã Hoà Bình, Tự Tân do vị trí địa lý 2 xã gần khu vực thị trấn, có các chợ lớn của huyện nên thuận lợi cho người dân buôn bán, bên cạnh đó hệ thống giao thông thuận lợi giúp người dân giao thương, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy người dân hai xã đã chú tâm trong việc xây dựng công trình vệ sinh cho gia đình, tỷ lệ số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh lần lượt là 96% và 95,5%.

Với xã Việt Thuận và Việt Hùng người dân cũng quan tâm đến việc giữ gìn môi trường sống trong lành. Trên địa bàn 2 xã này do một số hộ dân đi làm ăn kinh tế xa nhà nên tỷ lệ các hộ tại 2 xã đạt nhà tiêu HVS lần lượt là 94%, 92%. 4.2.5. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch quản lý nghĩa trang huyện Vũ Thư

Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ.

Bảng 4.22. Hiện trạng xây dựng và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa nghĩa trang, nghĩa địa

Stt Chỉ tiêu

ĐVT Hiện trạng xây dựng và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa

Nghĩa trang Số lượng nghĩa

trang, nghĩa địa

Số nghĩa trang quy hoạch đến

năm 2020

1 Toàn huyện Nghĩa trang 160 155

Các xã nghiên cứu

2 Hoà Bình Nghĩa trang 4 3

3 Tự Tân Nghĩa trang 4 3

4 Việt Hùng Nghĩa trang 10 8

5 Việt Thuận Nghĩa trang 15 12

Nguồn : Phòng Văn hoá thông tin huyện Vũ Thư (2016) Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 160 nghĩa trang, đã có 55% nghĩa trang đã được quy hoạch, có nơi hung táng, cát táng riêng, có người quản trang, có “Quy chế về việc xây cất mồ mả”. Bằng nhiều hình thức tổ chức thực hiện khác nhau, song các xã đều bảo đảm việc quản lý nghĩa trang, xây cất mồ mả đi vào nền nếp. Hầu hết các nghĩa trang đều đã được tôn tạo, mở rộng diện tích đáp ứng được nhu cầu của các địa phương và người dân trong huyện. Tuy nhiên, tại một số xã trên toàn huyện vẫn còn một số ngôi mộ nằm rải rác trên đất ruộng của gia đình, vừa mất mỹ quan, vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường. Công tác vận động nhân dân quy tập các ngôi mộ cát táng về các khu nghĩa trang không dễ do vấn đề tâm linh và nhiều ngôi mộ đã được xây kiên cố, việc di chuyển gây tốn kém. Bên cạnh đó nhiều con đường nhỏ vào trong nghĩa trang vẫn là đường đất, hình thức an tang truyền thống là địa táng vẫn còn phổ biến ở một số xã xa trung tâm huyện, có điều kiện kinh tế khó khăn, nghĩa trang cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải nên gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí cho người dân sống gần nơi đây bởi vậy một số xã chưa hoàn thành nội dung đánh giá này của tiêu chí môi trường.

Bảng 4.23. Tình hình quy hoạch và quản lý nghĩa trang

ĐVT: %

Nội dung Bình Hoà Tự Tân

Việt Hùng

Việt Thuận I. Quy hoạch nghĩa trang

Quy hoạch tập trung, chưa có tường bao 50 0 0 30

Quy hoạch tập chung và đã xây tường bao, có hệ

thống xử lý nước thải 0 0 0 0

Quy hoạch tập chung và đã xây tường bao, chưa có

hệ thống xử lý nước thải 100 100 50 70

Các phần mộ nằm rải rác tại các xứ đồng từng thôn 0 0 0 0

II. Quy chế hoạt động của nghĩa trang

Các thôn trong xã đã có quy chế hoạt động của

nghĩa trang 100 100 100 100

Các thôn trong xã chưa có quy chế hoạt động của

nghĩa trang 0 0 0 0

III. Hình thức mai tang

Địa táng 80 85 80 100

Hỏa táng 20 15 20 0

Nguồn: Điều tra cán bộ xã (2016) Tất cả các nghĩa trang tại các xã đều đã có quy hoạch và quy chế họat động, tuy nhiên nghĩa trang tại các xã chủ yếu mới quy hoạch tập trung nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải, tại các xã hoàn thành tiêu chí môi trường là Hoà Bình, Tự Tân là xã có tỷ lệ nghĩa trang có quy hoạch tập trung và xây tường bao, cao nhất với tỷ lệ 100%, chưa có xã nào nghĩa trang có hệ thống xử lý nước thải. Nhóm xã chưa hoàn thành tiêu chí môi trường là Việt Thuận, Việt Hùng tỷ lệ số nghĩa trang đã quy hoạch nhưng chưa có tường bao quanh lần lượt là 30% và 50%. Về hình thức mai táng, người dân Vũ Thư vẫn sử dụng hình thức địa táng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)