Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ảnh hưởng đến mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 91)

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cơ sở, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân.

4.4.4. Đẩy mạnh hoạt động thu gom xử lý chất thải

- Đẩy mạnh việc xây dựng, thành lập các loại hình tổ chức hoạt động thu gom và xử lý rác thải. Khuyến khích các xã, thị trấn thành lập hợp tác xã thu gom, xử lý rác thải, các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.

- Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bãi rác tại các xã.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, lò đốt rác trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cho các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu tổ chức thực hiện thu gom cho các tổ tự quản thu gom vận chuyển rác.

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước ở đô thị, khu dân cư tập trung. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện nạo vét sông, ngòi đảm bảo lòng sông được thông thoáng.

4.4.5. Cơ chế chính sách về BVMT

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, bảo đảm tính khoa học cao để có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Ðối với các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn hiện nay, cần có quy định bắt buộc về các yêu cầu bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh trước khi cấp phép hoạt động...

PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình thực hiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, các vấn đề cơ bản trong thực hiện tiêu chí môi trường, một số kinh nghiệm thực hiện mục tiêu môi trường trong và ngoài nước và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Sau 5 năm thực hiện chương trình NTM, huyện Vũ Thư cũng đã có những thay đổi đáng kể: Nhận thức người dân về công tác VSMT được nâng lên, hệ thống thu gom, tập kết và vận chuyển rác thải đã được quy hoạch và xây dựng. Tuy nhiên môi trường vẫn đang bị ô nhiễm do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, làng nghề, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình..

Kết quả sau thực hiện Chương trình xây dựng NTM đến tháng 12 năm 2016 có 19/29 xã về đích nông thôn mới (chiếm 65,5%), 10 xã còn lại đạt được 11 đến 16 tiêu chí.

Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường

Việc thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường kết quả nghiên cứu đã cho thấy:

- Về sử dụng nước sạch: Trên địa bàn huyện Vũ Thư có 29/29 xã được

cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 97%. Nguồn nước cung cấp cho các hộ dân bởi các nhà máy theo cơ chế khuyến khích đầu tư mặc dù được đánh giá cao song vẫn còn tình trạng lượng nước cung cấp không đủ cho các xã do công suất của các nhà máy chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ dân. Bên cạnh đó đôi khi chất lượng vẫn chưa ổn định. Vì vậy cần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ công trình cấp nước và có ý thức sử dụng nước tiết kiệm. Nâng cấp hệ thống xử lý nước và đường ống cấp nước của các nhà máy trên toàn huyện.

- Về các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường: Đến hết năm 2016 số xã hoàn thành nội dung đánh giá về các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 43,2%. Nhìn chung các chỉ tiêu thực hiện đều

thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Về các cơ sở sản xuất kinh doanh: Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, các cơ sở ở làng nghề chưa đáp ứng đủ hồ sơ pháp lý, bên cạnh đó một số cơ sở sản xuất kinh doanh có ý thức chưa cao trong việc BVMT…Đối với các chỉ tiêu trang trại nguyên nhân là do các công trình xử lý chất thải không được đầu tư xây dựng, không đáp ứng sự tăng trưởng về số lượng vật nuôi, một số cơ sở sản xuất lén lút xả trực tiếp ra môi trường. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường trước khi cấp phép hoạt động.

Hoạt động thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường:

- Nhìn chung hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn các xã đã có tổ thu gom rác, tuy nhiên do ý thức của người dân chưa cao nên vẫn còn hiện tượng không thu gom tập trung mà tự thu gom. Các bãi rác đã được quy hoạch hợp lý tuy nhiên không có hệ thống xử lý hiện đại, chủ yếu chôn lấp hay lò đốt. Về cơ bản, cả hai hình thức chôn lấp và đốt rác mới chỉ giải quyết được tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường. Do vậy công tác tập huấn, tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn tới từng hộ dân sẽ giúp cho ý thức người dân được nâng cao. Bên cạnh đó là đẩy mạnh việc xây dựng, thành lập các loại hình tổ chức thu gom và xử lý rác thải. Và sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bãi rác tại các xã.

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

+ Nghĩa trang phần lớn các xã trên địa bàn đã có quy hoạch, tuy nhiên tại một số xã vẫn còn tình trạng một số ngôi mộ nằm rải rác trên đất ruộng gia đình. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động cho người dân và cán bộ nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quy hoạch đất nghĩa trang. Ưu tiên đầu tư hạ tầng đường giao thông vào nghĩa trang, trồng các vành đai cây xanh, hệ thống thoát nước khu nghĩa trang tập trung.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Nhà nước

Một là: Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân,

các chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường.

Hai là: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có hướng dẫn cụ thể về cơ chế xử lý nước thải, rác thải tại các làng nghề truyền thống để đảm bảo ổn định tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

5.2.2. Đối với tỉnh Thái Bình

Một là: Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân; phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Hai là: Lồng ghép yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường.

Bốn là: Chỉ đạo thực hiện chi ngân sách hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường, dành khoản chi ngân sách phù hợp để đầu tư giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

5.2.3. Đối với cấp huyện

Một là: Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học; lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; khuyến khích các cơ sở giáo dục- đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học, đặc biệt tại các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ thông.

Hai là: Hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển các loại hình dịch vụ môi trường.

Ba là: Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới cần phải đảm bảo:

+ Khi xây dựng, phê duyệt các chiến lược, kế hoạch về bảo vệ môi trường phải bố trí được nguồn lực thực hiện.

+ Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường

Bốn là: Xử lý nghiêm, cấm hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư, làng nghề; nghiên cứu áp dựng và phát triển mô hình xử lý chất thải làng nghề trên địa bàn huyện.

Một là: Phân công rõ hơn nữa trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới đối với việc thực hiện tiêu chí môi trường. Việc xây dựng, thực hiện tiêu chí môi trường cần được triển khai rõ ràng, cụ thể, cần phải gắn với trách nhiệm của những người quản lý.

5.2.4. Đối với các xã

Hai là: Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ môi trường, có những hoạt động giúp người dân có thêm nhiều cơ hội cùng chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội chung tay bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống.

Ba là: Quan tâm bố trí nguồn kinh phí để xử lý rác thải sinh hoạt: Kinh phí xây dựng khu xử lý rác thải tập trung gắn với lò đốt rác; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

5.2.5. Đối với người dân

Một là: Chủ động, tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường tại gia đình và khu vực thôn, xóm.

Hai là: Tích cực tham gia các hoạt động về VSMT công cộng của địa phương đề ra.

Ba là: Tham gia vào hoạt động giám sát quá trình thực hiện tiêu chí môi trường tại địa phương một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bích Phượng (2015). Thực hiện tiêu chí môi trường: Gỡ dần những khó khăn. Truy cập ngày 4/3/2017 tại https://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/KinhTe/View_ Detail.aspx? ItemID=2972

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, định hướng 2020.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014).Thông tư số 40/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM

4. Đàm Liễu (2016). Nan giải thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.Truy cập ngày 4/3/2017 tại: http://baocaobang.vn/Xay-dung-nong-thon- moi/Nan-giai-thuc-hien-tieu-chi-moi-truong-trong-xay-dung-nong-thon-

moi/48752.bcb

5. Đặng Văn Cường (2015). Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Khoá luận Thạc sỹ, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 101tr

6. Hải Đăng ( 2014). Giải pháp quy hoạch xây dựng hệ thống nghĩa trang cho vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Truy cập ngày 3/3/2017 tại: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/giai-phap-quy-hoach-xay-dung- he-thong-nghia-trang-cho-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam.html

7. Lâm Minh Triết(2008). Con người và môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia

8. Lê Văn Khoa,Nguyễn Ngọc Sinh,Nguyễn Tiến Dũng(2006). Chiến lược và chính sách môi trường.Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.

9. Ngô Thị Mai( 2016). Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trong 5 năm ( 2011- 2015). Truy cập ngày 3/3/2017,Tại: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Moi-truong/Ket- qua-thuc-hien-tieu-chi-moi-truong-trong-xay-dung-nong-thon-moi-trong-05-nam- 2011-2015-2193

10. Ngô Thị Mai(2016). Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trong 05 năm (2011 - 2015).Truy cập ngày 11/12/2016 Tại:

http://tnmtphutho.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Moi-truong /Ket-qua-thuc-hien-tieu-chi-moi-truong-trong-xay-dung-nong-thon-moi-trong-05- nam-2011-2015-2193

11. Ngọc Phú (2016). Xử lý hiệu quả nước thải sinh hoạt. Ngày truy cập 2/3/2017, tại: http://www.baodanang.vn/channel/5399/201611/xu-ly-hieu-qua-nuoc-thai-sinh- hoat-2520846/

12. Nguyễn Mậu Thái, Tô Dũng Tiến, Nguyễn Mậu Dũng ( 2014). Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Truy cập 3/3/2017 tại: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 2: 250-258

13. Nguyễn Song Tùng(2014). Phong trào, mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí môi trường số 10/ 2014 tại: http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Pages/Phong-tr% C3%A0o,-m%C3%B4-h%C3%ACnh-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-h% C3 %B3 a-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng- tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%C3%A0-b%C3%A0i- h%E1%BB%8Dc-kinh-nghi%E1%BB%87m-cho-Vi%E1%BB%87t-Nam.aspx 14. Nguyễn Thị Ánh (2013). Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong

xây dựng NTM tại xã Hải Đường huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội,100tr

15. Nguyễn Thị Ngọc (2007). Quản lý nhà nước về môi trường ở Nhật Bản và những gợi ý cho Việt Nam. Truy cập ngày 11/8/2016 tại : http://www.inas.gov.vn; 16. Nguyễn Thị Vân (2016). Phú Xuyên ưu tiên thực hiện tiêu chí môi trường. Truy

cập ngày 4/3/2017 tại: http://kinhtedothi.vn/phu-xuyen-uu-tien-thuc-hien-tieu- chi-moi-truong-122365.html

17. Nguyễn Văn Mạnh (2015). Lập Thạch tăng cường công tác vệ sinh môitrường gắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 91)