Kết quả tổng hợp thực hiện tiêu chí môitrường năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 54 - 57)

25/29 xã hoàn thành tiêu chí 17.

Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, tiêu chí môi trường đã đạt được kết quả khả quan.

Tính đến thời điểm tháng 12/2016 cả huyện đã có 19 xã đạt tiêu chí môi trường chiếm 65,5%. Ngoài ra các xã chưa hoàn thiện tiêu chí số 17 nhưng đã có một số chỉ tiêu đã và đang thực hiện, cụ thể như sau:

Bảng 4.2. Kết quả tổng hợp thực hiện tiêu chí môi trường năm 2016 năm 2016

Mục Nội dung đánh giá tiêu chí môi trường Số xã đạt được Tỷ lệ %

17.1 Sử dụng nước sạch. 29/29 100

17.2 Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về

môi trường 21/29 72,4

17.3 Hoạt động thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 23/29 79,3 17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch 24/29 82,7 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Vũ Thư (2016)

Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ đạt các chỉ tiêu của Tiêu chí 17 về Môi trường về nước sạch và có các hoạt động thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là hai nội dung then chốt được các xã tập trung sớm hoàn thành. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại nguyên nhân sau:

- Sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp chính quyền trong vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường nông thôn còn chưa thực sự quyết liệt.

- Các chỉ tiêu về môi trường vẫn mang tính chất tương đối do đó việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

- Ý thức của người dân trong việc tự giác khắc phục khó khăn của địa bàn dân cư, lên kế hoạch, thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải đúng quy định còn thấp (việc ủng hộ thành lập tổ thu gom, chở rác, nộp phí định kỳ, ý thức giữ vệ sinh môi trường...). Tình trạng lén lút thải rác bừa bãi nơi công cộng, ven đường, ... khá phổ biến và khó xử lý.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại nhiều xã phần lớn đều có quy mô nhỏ, nằm phân tán, chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Các làng nghề đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa quan tâm xây dựng hương ước về BVMT.

- Nguồn nội lực dành cho công tác thu gom, xử lý rác thải ở các địa phương còn hạn chế do đời sống người dân còn khó khăn, kinh phí từ nguồn đóng góp của người dân không đảm bảo để duy trì mạng lưới thu gom.

4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

4.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 4.2.1.1. Kế hoạch thực hiện cung cấp nước sạch HVS cho các hộ 4.2.1.1. Kế hoạch thực hiện cung cấp nước sạch HVS cho các hộ

Nước sạch là một trong bốn nội dung đánh giá được huyện Vũ Thư coi là nòng cốt của tiêu chí môi trường. Để sớm hoàn thành nội dung nước sạch này huyện Uỷ đã lập kế hoạch xây dựng về nội dung nước sạch, hợp vệ sinh giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 như sau:

Bảng 4.3. Hiện trạng và kế hoạch cung cấp nước sạch HVS cho các hộ dân trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2020

STT Chỉ tiêu Toàn huyện Số hộ sử dụng nước sạch Tỷ lệ % sử dụng nước sạch 1 Hiện trạng năm 2010 62.171 37.427 60,20 2 Hiện trạng năm 2015 65.666 55.816 85 3 Kế hoạch năm 2016 66.465 59.819 90 Nguồn: Tổng hợp số liệu (2016)

4.2.1.2. Kết quả thực hiện sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của người dân Theo kế hoạch đề ra, phấn đấu đến năm 2016 tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch là 90%. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân về sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên các phương tiện truyền thông của huyện, xã. Mặt khác, UBND huyện cũng tập trung xây dựng và cải tạo các hệ thống dẫn nước tới từng hộ dân. Cụ thể, năm 2013, huyện đã nâng cấp và cải tạo 2 nhà máy nước Thị Trấn với số tiền 30 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống xử lý nước và đường ống cấp nước. Nhà máy nước Minh Lãng với số tiền 12,4 tỷ đồng. Đến tháng 10 năm 2015 trên địa bàn huyện đã khánh thành thêm 1 nhà máy nước ở xã Bách Thuận với công suất 3.000m3/ngày cung cấp cho địa bàn xã và các xã lân cận. Khi chính quyền có chủ trương lắp đặt nước sạch, người dân đồng thuận nhất trí cao, vì vậy mà đến hết năm 2016, số xã hoàn thành nội dung đánh giá về nước sạch 29/29 xã, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt tỷ lệ cao 100%, hoàn thành kế hoạch đề ra theo từng giai đoạn. Tại các xã nghiên cứu đã hoàn thành nội dung đánh giá về nước sạch với tỷ lệ cao trên 90%.

Bảng 4.4. Kết quả sử dụng nước sạch hợp vệ sinh huyện Vũ Thư và các xã nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả sử dụng HVS năm 2016 Số hộ Số hộ sử dụng nước HVS Tỷ lệ số hộ sử dụng nước HVS (%) Đánh giá Toàn huyện Hộ 66.465 64.471 97% Đạt 1 Hoà Bình Hộ 1.681 1.681 100 Đạt 2 Tự Tân Hộ 1.651 1.545 93,56 Đạt 3 Việt Thuận Hộ 2.572 2.375 92,34 Đạt 4 Việt Hùng Hộ 2.258 2.128 94,23 Đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 54 - 57)