Nội dung
Hoà Bình Tự Tân Việt Hùng Việt Thuận Ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%)
+Ý thức của người dân
- Có ý thức 28 93,3 27 90 27 90 26 86,6
- Không có ý thức 2 6,7 3 10 3 10 4 13,4
+Sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể
- Ảnh hưởng lớn 27 90 27 90 28 93,3 27 90
- Ảnh hưởng ít 3 10 3 10 2 6,7 3 10
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Nhìn chung người dân Vũ Thư đã ý thức được vai trò của họ trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, vì vậy các yếu tố ý thức tham gia của người dân, Sự tham gia của các đoàn thể xã hội được đánh giá cao. Tuy nhiên vẫn có những
đánh giá khác nhau giữa 2 nhóm xã đạt NTM và chưa đạt NTM. Đó là người dân các xã đạt NTM cho rằng họ là nhân tố quyết định đến thực hiện tiêu chí môi trường vì vậy họ làm với sự giúp đỡ của Nhà nước chính vì vậy mà nội dung nguồn lực tài chính ở 2 xã Tự Tân (76,6%), Hoà Bình (86,6%) thấp hơn so với các xã chưa đạt NTM là Việt Hùng (90%), Việt Thuận (83,3%). Ngược lại với ý kiến này, các xã chưa đạt NTM, một số bộ phận người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại người dân. Họ cho rằng NTM là Nhà nước làm cho dân.
4.3.1.1. Ý thức của người dân và sự tham gia của người dân và các đoàn thể xã hội
Nhận thức của người dân sẽ quyết định đến chất lượng môi trường sống của chính họ cũng như của cộng đồng thông qua các hoạt động cụ thể của họ khi sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu trong trồng trọt, sử dụng túi nilon và thu gom, để rác đúng nơi quy định. Qua bảng 4.26 cho thấy đa phần người dân đã nhận thức tốt trong việc bảo vệ môi trường mà họ đang sống, tỷ lệ này ở các xã Hoà Bình(93,3%), Việt Hùng(90%), Tự Tân (90%), Việt Thuận (86,6%). Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người dân chưa ý thức được điều đó. Đa số họ là những hộ ở xa trung tâm, thuộc hộ nghèo, bên cạnh đó trình độ học vấn thấp.
Nghiên cứu thực tế các xã cho thấy, phong trào bảo vệ môi trường đã phát triển mạnh; hầu hết các xã trong huyện đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước xây dựng thôn làng, xã văn hóa; xây dựng và phát triển điểm mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong bảo vệ môi trường như phong trào vệ sinh môi trường được tổ chức vào ngày 24 hàng tháng đã đi vào nề nếp; 30 xã, thị trấn có tổ vệ sinh tự quản, phần lớn do nhân dân tự nguyện và các tổ chức đoàn thể đứng ra đảm nhận (đoạn đường phụ nữ tự quản, Hội cự chiến binh, đoàn thanh niên tự quản..); khu vực có tổ tự quản hoạt động, rác thải được thu gom, đổ đúng nơi quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
Bên cạnh đó, Chương trình phối hợp hoạt động BVMT giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã được ký kết; hàng năm kế hoạch phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức: tổ chức hội nghị triển khai phổ biến Luật bảo vệ Môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường đến cán bộ chủ chốt, Đảng viên, cán bộ công nhân viên, cán bộ chuyên trách về môi trường trong tỉnh; tuyên truyền
phổ biến nội dung chính sách BVMT trên Đài Phát thanh huyện, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã; tổ chức các hoạt động mít tinh, thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường (sân khấu hoá), giao lưu trực tuyến, xây dựng hàng trăm panô tuyên truyền trên địa bàn huyện. Đây là lý do vì sao tỷ lệ người dân đánh giá cao về yếu tố này. Xã Hoà Bình, Tự Tân, Việt Thuận là 90%, Việt Hùng là 93,3%. 4.3.2. Về kinh phí sự nghiệp môi trường
Nguồn lực tài chính thực hiện chương trình nông thôn mới nói chung và thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng chủ yếu là do kinh phí từ ngân sách nhà nước, việc huy động tài chính từ doanh nghiệp cũng khó khăn, người dân đóng góp, ủng hộ cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí 1% tổng thu ngân sách hàng năm. Tuy nhiên chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường hàng năm còn dàn trải, thậm chí một số địa phương còn chưa bố trí đủ 1% chi ngân sách cho BVMT. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.27. Bên cạnh đó việc lập chương trình, kế hoạch và kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn thụ động, lúng túng, chưa sát yêu cầu nhiệm vụ với kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đã được phân bổ cho địa phương nên chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Huy động nguồn lực từ nhân dân đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của địa phương còn thấp.