Khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 64 - 69)

Nhân vật của Lưu Quang Vũ hiện ra với đầy đủ cung bậc cảm xúc yêu thương, giận ghét, hỉ nộ ái ố, bên trong nội tâm đấu tranh dữ dội giữa trái tim và khối óc, giữa lý trí và tình cảm, giữa dũng cảm và hèn nhát…. Nhân vật khơng phải như những con rối hành động, nói năng tuỳ theo sự sắp đặt của tác giả mà là hình tượng nghệ thuật có đời sống tư tưởng, tình cảm phong phú, phức tạp.

Trong Tơi và chúng ta, Lưu Quang Vũ đã miêu tả quá trình Việt đấu

tranh tư tưởng nhằm chống lại sự bảo thủ, hèn nhát của chính mình. Là con người chứ khơng phải thần thánh nên có lúc Việt cảm thấy mệt mỏi, anh nói với mình: “…Hai mươi hai điểm vi phạm…Vì sao người ta chống lại tôi kịch liệt đến thế? Tôi đã làm gì?... Mệt, mệt mỏi thực sự... Ước gì có một ngaỳ được thanh thản nghỉ ngơi, dù chỉ một ngày… Nhưng không thể…Không!”[48,78]. Trong ký ức Việt còn in rõ lời kể của người chiến sĩ thanh niên xung phong về cái ngày ở Trường Sơn: “Hôm ấy bom Mỹ trút xuống một đoàn xe chở đạn… Ngoài đỉnh đèo mù mịt bom lửa, có cả chất độc hóa học Mỹ làm trụi lá cây. Chúng tôi biết đây là lúc phải ra khỏi hang,

lao lên đỉnh đèo cứu lấy đồn xe, nhưng khơng hiểu sao chân ai cũng diú cả lại… không ai dám ra khỏi hang cả. Tơi nghĩ phải có một người ra khỏi hang trước!...Thế là trong số thanh niên xung phong chúng tơi đã có một người ra khỏi hang trước, lao lên đỉnh đèo, để rồi tất cả cùng chạy ra theo”[27,78]. Hai câu cuối của đoạn độc thoại được viết theo lối trùng điệp: “Phải có một người ra khỏi hang trước… Phải có một người đi trước!” [27,79]. Việt nhẩm đi nhẩm lại câu nói như tự động viên, củng cố thêm ý chí quyết tâm thực hiện đến cùng kế hoạch anh đã vạch ra.

Thủ pháp so sánh quá khứ với hiện tại được vận dụng một cách hiệu quả. Cuộc chiến đấu chống cơ chế cũ lạc hậu cũng gian nan, căng thẳng không kém cuộc chiến chống Mỹ. Đấu tranh trong lĩnh vực kinh tế cũng vất vả nhọc nhằn như đấu tranh chống ngoại xâm, mọi thứ đều có cái giá của nó. Lời của người đã ngã xuống vì mọi người vẫn đang thúc giục Việt, tiếp thêm cho anh sức lực và dũng khí, vượt qua nỗi sợ hãi. Động cơ của hành động kịch quyết định tính chất của hành động. Động cơ của Việt khơng chỉ vì cá nhân anh mà vì tồn thể người cơng nhân đi theo Đảng.

Trước một biến cố, con người thường có những do dự, suy tính, đấu

tranh nội tâm quyết liệt. Nhâm (Điều không thể mất) từ chối mọi lời cầu

hơn, một mình vị võ chờ đợi Minh theo đúng lời thề hẹn năm xưa ở Trường Sơn. Mấy năm sau, chị tìm được địa chỉ của Minh thì anh đã có vợ, đã thăng tiến và trở thành xa lạ. Tác giả miêu tả dịng nội tâm thảng thốt, bàng hồng, thất vọng khi Nhâm đối diện sự thật: “Đã khuya lắm rồi thì phải, ánh trăng ngoài cửa sổ kia… Từng đã có một đêm như thế, cũng ánh trăng này… Nhưng là ở rừng Trường Sơn, khi ấy tơi cịn đồng đội mà nay chỉ có một mình. Nào ngờ được sẽ có lúc ở trong nhà của anh, cảm thấy cơ độc và xa lạ… Sao tơi khơng có các bạn tơi ở bên cạnh lúc này…Em Bích, em Hạnh, chị Lượng(…)...Đã mất đi khơng cịn lại một chút gì những tháng năm thiêng liêng ấy! Khơng cịn anh Minh của hôm nào…”[28,47]. Mỗi đêm Nhâm đều hồi tưởng và sống với những ngày xưa. Nhờ vậy mà chị đã thủy chung chờ đợi Minh được lâu đến thế. Khi rơi vào nỗi cô đơn tột cùng, chị lại tìm về quãng đời tươi đẹp ngày xưa và muốn níu giữ lấy nó. Gặp Nhâm,

Minh cũng tỏ ra nuối tiếc. Nhưng chất quan chức bệ vệ, đài các trong Minh đã nhiều hơn chất lính hồn nhiên, trung thực thuở nào. Nhâm ngỡ ngàng, hụt hẫng khi thấy Minh biến đổi quá nhiều, chị chìm trong cảm giác mất mát và bất lực trước số phận. Lời độc thoại nội tâm của Nhâm được sắp xếp trong tình huống kịch phù hợp làm cho nhân vật mang đậm chất nhân bản.

Như vây, xây dựng được những hình tượng nhân vật có sức sống lâu bền, có tính điển hình là u cầu cần đạt tới về mặt giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng là một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn khán giả của kịch nói, thơng qua diễn xuất tài hoa của các diễn viên - một yếu tố cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Kịch Lưu Quang Vũ với những nhân vật vừa sinh động, vừa chân thực, cùng với một số tác phẩm của các tác giả khác, đã góp phần hình thành một hệ thống nhân vật trung tâm của kịch nói thời kỳ đó, đồng thời đánh dấu sự phá cách trong nghệ thật xây dựng nhân vật của Lưu Quang Vũ - một sự phá cách đã phần nào làm nên sức hấp dẫn và sức sống cho các vở kịch của anh.

CHƯƠNG 3 : THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT KỊCH LƯU QUANG VŨ LƯU QUANG VŨ

Nói đến nghệ thuật trước hết là nói đến vấn đề tư tưởng, vấn đề nội dung, nhưng chỉ thế là chưa đủ. Trong lĩnh vực sân khấu nói chung và kịch nói nói riêng, để đạt tới một sự hấp dẫn nghệ thuật thực sự, đòi hỏi người nghệ sĩ ngoài việc hiểu biết sâu rộng thực tế đời sống, có tầm nhìn xa trơng rộng, với sự tu dưỡng tư tưởng, tình cảm ở tầm cao của thời đại, có sức tưởng tượng phong phú và đa dạng... cịn cần phải có sự trau dồi, rèn luyện kỹ thuật, kỹ xảo nghệ thuật về nhiều mặt, trong đó có phần kỹ xảo để tạo nên sức hấp dẫn nghệ thuật. Trong thực tế, chúng ta đã từng thấy có nhiều vở diễn có nội dung sâu sắc, vấn đề đặt ra hay và có tính thời đại... nhưng do cách thể hiện quá đơn giản, sơ lược cho nên khơng đem lại chút hứng thú gì cho người xem. Ở những trường hợp đó lỗi đâu phải ở sự không hấp dẫn của nội dung, của tư tưởng mà chính ở tài năng của tác giả. Mặc dù vây, chúng ta cũng không bao giờ được coi tính hấp dẫn là cứu cánh, là mục đích cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật và các thủ pháp nghệ thuật được dụng công tối đa, mà chỉ nên coi nó như một yếu tố quan trọng để có thể chuyển tải một cách có nghệ thuật những nội dung tư tưởng của tác phẩm. Với Lưu Quang Vũ, điều đáng nói là trong các vở kịch của mình, anh ln đi tìm những hình thức khác nhau để thể hiện những nội dung khác nhau, mà những hình thức này bao giờ cũng đúng là hình thức của nội dung, nghĩa là khơng đơn thuần chỉ đóng vai trị vỏ bọc cho các nội dung. Vấn đề này cũng đã được các nhà nghiên cứu tập trung khai thác trên nhiều bình diện. Giáo sư Phan Ngọc trong một bài viết của mình cịn khẳng định rằng có một vấn đề cần chú ý đối với các nhà sân khấu là "Kịch pháp Lưu Quang Vũ" {6/258}. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khía cạnh hình thức trong thế giới nghệ

thuật kịch Lưu Quang Vũ để thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật, cũng như những cách tân, sáng tạo về mặt hình thức thể loại, để từ đó có thể đi đến khẳng định vai trị, vị trí và những đóng góp của anh trong sự phát triển của thể loại kịch nói dân tộc.

3.1. Xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ

Pha-đê-ép đã cho rằng: "Xung đột là cơ sở của kịch"{29/148}. Người ta cũng có thể bàn luận như vậy với các loại hình văn học khác. Trong thực tế thì mọi tác phẩm văn học dù là tự sự hay trữ tình, thơ hay tiểu thuyết... cũng đều chứa đựng những mâu thuẫn và xung đột. Tuy nhiên, xung đột kịch tập trung hơn, quyết liệt và chi phối toàn bộ sự phát triển của vở kịch.

Mỗi tác phẩm kịch thường được triển khai trên cơ sở một cốt truyện giàu xung đột. Chính ở đây bộc lộ rõ nhất sự khác biệt, va chạm đối lập giữa các khuynh hướng tư tưởng, các cảnh ngộ và các tính cách với tư cách là sự phản ánh các mâu thuẫn có tính chất xã hội và thời đại, đồng thời là sự tái hiện, biểu hiện cuộc sống trong hình thái mâu thuẫn. Và tính xung đột được coi là đặc trưng cốt tử của kịch.

Xung đột kịch được coi là hình thức phản ánh thực tại khách quan thông qua các mâu thuẫn xã hội được khái quát hoá từ các cuộc đấu tranh của các nhân vật trong nhằm bộc lộ ý đồ tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Xung đột còn là trung tâm của nội dung kịch, có tác động làm bùng nổ các hành động của các nhân vật tạo ra sự vận động của các sự kiện và tính cách nhân vật. Mọi hành động kịch đều bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chủ yếu giữa các nhân vật trong kịch, phát triển và kết thúc theo xu thế chung của sự giải quyết. Hình thức biểu hiện của xung đột kịch là hình thức xung đột tính cách của những nhân vật cụ thể có số phận và nội dung rõ rệt, trước một vấn đề, một sự kiện nhất định. Xung đột kịch càng gay gắt, càng lộ rõ nét tính quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội nhất định, và bao giờ cũng chứa đựng một tư tưởng, một lí tưởng thẩm mĩ cụ thể. Xung đột kịch vì thế phải có ý nghĩa xã hội rộng lớn, có tính phổ biến, và

phải được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, chứa đựng những vấn đề nóng bỏng của thời đại thì mới có giá trị nghệ thuật cao.

3.1.1. Cơ sở của những xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ

Trong khoảng thời gian 10 năm sau giải phóng (từ 1975 - 1985), cơng cuộc kiến thiết đất nước nảy sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt. Cuộc sống hậu chiến bộn bề, phức tạp. Những hiện tượng nhức nhối của cuộc sống hiện thực xét trên bề mặt và cả bề sâu, là những vấn đề đạo đức tinh thần của con người đang đặt ra, đòi hỏi một cách phân tích, đánh giá mới. Giặc Mỹ rút khỏi Việt Nam – điều đó khơng có nghiã là cuộc đấu tranh đã kết thúc, vẫn còn những mối xung đột gay gắt, dai dẳng, khó có thể dung hịa. Sự phân tuyến khơng cịn rành mạch địch – ta, tốt – xấu, tích cực – tiêu cực một cách đơn giản mà mờ nhòe hơn, tạo điều kiện cho những đối thoại và sự lật trở các khía cạnh thế sự. Luận văn chủ yếu tìm hiểu những mối xung đột sau: xung đột giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ; xung đột giữa người dân lương thiện tích cực với thế lực đen tối tiêu cực; xung đột giữa tính cách với hồn cảnh, xung đột giữa cái tốt và cái xấu…

3.1.2. Các loại hình xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)