Triết lý đạo đức và nhân sinh trong kịch Lưu QuangVũ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 37 - 44)

Kịch Lưu Quang Vũ là sự đan dệt giữa những vấn đề thời sự và những vấn đề mang tính vĩnh cửu, mà ở đó những vấn đề mang tính thời sự là bề nổi, cịn cái chìm khuất, trầm tích bên trong lại là những triết lý nhân sinh về cuộc sống. Và đây mới là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của kịch Lưu Quang Vũ, không chỉ ở thời đại anh đang sống mà ở cả những giai đoạn sau, khi mà con người thời đại còn lưu luyến, ngõ hầu soi vào kịch của anh để thấy được chính mình và thấy được giá trị của cuộc sống. Cho nên, vượt qua những đề tài có tính chất thời sự, kịch của Lưu Quang Vũ lưu lại trong tâm trí người xem chính bởi những giá trị bền vững, lâu dài ấy.

Quá khứ và hiện tại là một trong những vấn đề mà Lưu Quang Vũ đặt ra và tìm cách trả lời. Khơng chỉ viết về những vấn đề thời sự, về hiện tại, Lưu Quang Vũ còn thể hiện sự độc đáo của ngòi bút khi bắt đầu từ hiện tại để miêu tả, đồng thời đặt hiện tại trong mối liên hệ với quá khứ và tương lại, dùng hiện tại để soi chiếu vào quá khứ và tương lai. Từ đó, anh chỉ ra rằng, con người cần sống trong hiện tại nhưng không được phép quên đI quá khứ,

bởi đó là tấm gương để con người soi vào và sống tốt đẹp hơn. Điều không

thể mất là tác phẩm nói lên cái triết lý nhân sinh giản dị ấy.

Chuyện kịch bắt đầu từ mối tình thơ mộng trong thời chiến và kéo dài sang thời bình hiện tại. Đó là mối tình rất đẹp của anh chiến sĩ thơng tin và cô thanh niên xung phong trong cao điểm những ngày chống Mỹ ác liệt. Minh và Nhâm yêu nhau bằng tình cảm lãng mạn, thủy chung. Mối tình ấy bắt đầu nảy nở chỉ qua những cuộc trò chuyện, thăm hỏi bằng máy bộ đàm,và đặc biệt là sự âu lo của anh giành cho cô sau những cuộc oanh tạc, hủy diệt của bom đạn kẻ thù. Họ yêu nhau, và trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết lúc nào cũng cận kề, họ đã trao cả cho nhau. Hịa bình lập lại, Minh đã về q Nhâm tìm cơ, nhưng vì

một chuyên hiểu lầm tình cờ, anh lại âm thầm quay đi. Cô gái Trường Sơn vẫn ở vậy chờ anh mặc cho tuối tác qua đi. Còn người con trai đã yên bề gia thất, ngày ngày sống cạnh một người vợ độ lượng, xinh đẹp, thông minh nhưng khơng u. Anh đánh mất tình u, lịng u đời cùng những kỷ niệm đẹp đẽ nhất để mãi mãi mỏi mịn, ngán ngẩm trong chiếc ghế Phó tổng giám đốc, chỉ đau đớn sống vật vờ trong những hồi niệm đã qua, bật lực và nhu nhược bng tay cho xấu- tốt mặc ai, cơng việc xi chiều hay đình trệ. Anh là người của quá khứ, là kẻ chối bỏ hiện tại bụi bặm. Logíc này sẽ chôn vùi anh nếu một ngày kia người con gái ấy khơng khăn gói đI tìm gặp lại. Cơ đến với anh như một đIểm tựa, như một sự nâng đỡ để anh dựa lưng vào mà đI hết quãng đời còn lại một cách dũng cảm. Đừng phủ quyết quá khứ, nhưng cũng đừng quá nặng lòng với cái cũ kẻo trở thành kẻ ngơ ngác trong hiện tại. Quá khứ giúp người ta hiểu anh, nhưng hiện tại mới làm cho người ta trọng anh hay không. Bước ra từ cánh rừng đau thương oanh liệt, đối mặt với cuộc sống đời thường, lòng người dễ mất niềm tin, sa ngã. Chị vĩnh viễn mất anh trong ý nghĩa hơn nhân, nhưng tình u của chị đối với anh, đối với cuộc đời không bao giờ mất. Anh đã thức tỉnh, họ vẫn là của nhau. Hiện tại không bỏ rơi quá khứ. Quá khứ không áp đảo hiện tại. Những điều tốt đẹp không thể mất dù cho hiện tại nghiệt ngã thế nào. Đó chính là một cái nhìn, một cách nhìn ưu ái, cảm thông của tác giả đối với con người và cuộc đời, phát hiện ra ở đó những cái tốt, cái đẹp đã làm nên một phần quan trọng, cái phần không thể mất trong cuộc đời chúng ta.Vở kịch lý giải về hôm qua và hôm nay, về quá khứ và hiện tại với những đIều tốt đẹp mà chúng ta phải giữ lấy để tiếp tục sống tốt đẹp hơn. Cứ như thế, vở kịch gieo vào lòng ngưòi một đốm lửa của niềm tin và hy vọng.

Chuyện tình bên dịng sơng Thu cũng gần với Điều không thể mất

bằng một kiểu cấu trúc kịch đan chen giữa thực và mơ, giữa quá khứ và hiện tại.Vở kịch kể về một đôi trai gái (Vân - Phương) yêu nhau trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Mối tình đầu trong trắng với bao nhiêu ước vọng cho tương lai. Thế rồi, trong một chuyến đi công tác cùng đồng đội,

Phương bị địch bắt. Bọn chúng dùng mọi âm mưu thủ đoạn hòng chia rẽ hàng ngũ của ta, tung tin Phương đã phản bội cách mạng về đầu thú.

Sau đó, Vân được các chú bố trí cho ra miền Bắc học. Vân ra đi mà lòng lúc nào cũng mong ngày trở lại để được đón chờ người mình u sau bao nhiêu năm xa cách. Bé Nguyệt ra đời là kết quả mối tình giữa Vân và Phương. Hai mươi năm qua đi, Vân dẫn đứa con gái của mình trở lại dịng sơng Thu Bồn, được nghe má Công kể về tấm gương hy sinh anh dũng của Phương. Thì ra sau khi bị giặc bắt, anh được chúng thả ra ngay để mưu đồ gán cho anh tội phản bội. Anh bị đồng đội và cả Vân ruồng bỏ. Đồng chí Kiệm, bí thư huyện ủy liền tương kế tựu kế đưa Phương vào sào huyệt giặc hoạt động đơn tuyến. Phương hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về cơ sở thì hy sinh. Sau nay đồng chí Kiệm cũng hy sinh. Những người du kích cũ khơng hay biết đIều đó, chỉ có dịng sơng Thu Bồn và bà mẹ chiến sĩ già yếu đã mù lịa biết mà thơi. Nghe kể lại, Vân bùi ngùi xúc động, quá khứ lần lượt hiện về trong ký ức. Thời gian qua đi, cái tồn tại trong lịng Vân vẫn là hình bóng của người yêu năm nào bên dịng sơng Thu chất chồng những kỷ niệm. Không phải ngẫu nhiên mà hịa bình đã 10 năm, Vân mới đem con gái về quê cũ tìm lại lý lịch của chồng. Và cũng khơng phải ngẫu nhiên khi cầm vở

Chuyện tình bên dịng sơng Thu trên tay ai cũng ngấn lệ ít nhiều trong khóe

mắt. Vân đi tìm lại người chồng đã mất khơng lẽ chi để cho con mình rõ về quá khứ và được biết nguồn gốc gia đình? Và khán giả lẽ nào đi thương xót một chuyện thường tình mà nghìn vạn gia đình Việt Nam đã gặp phải trong chiến tranh?

Nổi bật lên trong vở kịch là khung cảnh huy hoàng của dịng sơng Thu Bồn - nơi chứng kiến những đau thương và mất mát của quá khứ. Và nếu ai nhìn kỹ, nhìn một cách tâm huyết, nhìn sâu vào quá khứ sẽ thấy hiện lên ở đó những chân dung chiến sĩ rạng ngời chân lý bất diệt như Phương, như Vân và đồng đội của họ. Như vậy, vở kịch đã vượt lên cái nội dung xuất phát ban đầu là tìm lại lý lịch cho một con người để vươn lên một ý nghĩa khái qt lớn hơn, đó là tìm lại những phẩm chất đã lãng quên, tìm lại những giá trị mà trước đây vì vơ tình, vì hời hợt, vì cạn nghĩ, vì ngộ nhận mà chúng

ta khơng nhận ra. Đó là những triết lý sâu sắc mà Lưu Quang Vũ đã dành riêng cho con người thời đại.

Dường như đã thành thạo với việc đưa những suy tư, trăn trở vào trong kịch, tác giả Lưu Quang Vũ có vẻ khơng khó khăn lắm khi cho ra mắt cơng chúng vở kịch mới của mình, vở Ơng khơng phải là bố tôi. Nếu cứ coi như là sở trường, thì thêm một lần nữa, tác giả lại đào xới trên mảnh đất khá quen thuộc, lật đi lật lại vấn đề đạo lý và xã hội ở một góc độ khác, trên một bình diện khác. Đọc kịch bản thì ngỡ là chuyện đạo đức trong gia đình, ngẫm nghĩ thì là chuyện xã hội, song nhìn nhận cho thỏa đáng thì đó chính là mối tương tác chặt chẽ giữa đạo lý và xã hội. Người xem hẳn phải lưu tâm ngay cái tình cảnh gia đình vở kịch đã gợi lên thật đau lịng. Hàng chục năm trước, ơng Ứng đã ruồng rẫy, hắt hủi, khơng chăm lo ni nấng, cịn cắt đứt cả quan hệ tình cảm với vợ con, thì anh Thiết con ơng bây giờ lại không thừa nhận ông là bố. Lại nữa, thằng Tân - con trai Thiết, thấy bố đối với ông cũng thủ đoạn lừa dối, tàn nhẫn, cho nên nó lo cho số phận của nó. Nó địi Thiết phải sớm viết văn tự, cho nó quyền sử dụng nhà đất, của nả và ngay sau đó, nó đã định đuổi Thiết ra khỏi nhà, cho ra ở riêng, cũng là cách nó lo trước để khỏi họa sau!

Tính triết lý của vở kịch gửi gắm phần nào ở câu nói của Tân: “Bố là

hạt của ông, con là hạt của bố, gieo hạt gì được cây nấy”. Cịn tính nhân văn

lại là câu này: “Sao mọi người cứ còn làm khổ nhau, dẫm đạp lên nhau?”. Thực ra vấn đề đạo đức bao giờ cũng mang tính xã hội của nó, và những mối quan hệ thông thường không phảI là đIều mới mẻ trong văn học thế giới xưa nay. Cái đóng góp của tác giả là ở chỗ đã khai thác ở một khía cạnh khơng trùng lặp, đẩy đến mức tột độ của sự băng hoại đạo lý. Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đang ở vào giai đoạn đầy rẫy khó khăn về kinh tế - xã hội, trong khi cần lập lại kỷ cương, trật tự xã hội, thì nền tảng, tế bào trước nhất lại là gia đình. Khơng hẳn chỉ là bài học sâu xa về cái mà chúng ta quen gọi là “nhân quả” hay “nhân nào quả ấy” mà còn là vấn đề trách nhiệm của xã hội đến đâu trong sự xuống cấp nguy hại của đạo đức hiện nay, và lâu dàI nữa.

Có thể thấy rằng, sự sống - cái chết, cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu, tâm hồn - thể xác, cái cao cả - cái thấp hèn, quá khứ - hiện tại… luôn là những vấn đề trung tâm trong kịch của Lưu Quang Vũ, là cái đích mà tác giả hướng tới. Những xung đột mang tính vĩnh cửu ấy được tác giả sử dụng như là một chất liệu của kịch nói, đồng thời lại như một phương diện làm nên giá trị của kịch. Đặt ra, lý giải và tìm cách trả lời thấu đáo nhất cho những vấn đề muôn thuở ấy là đều mà không phả nhà viết kịch nào cũng có thể làm được. Riêng với Lưu Quang Vũ, có thể nói rằng anh đã thành công trong việc gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những triết lý, trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, những suy tư về lẽ sống, lẽ làm người… thông qua việc giải quyết những xung đột có tính chất là những vấn đề vĩnh cửu . Ngịi bút của anh lúc đau đớn xót xa, lúc thâm trầm sâu lắng, khi mạnh mẽ đanh thép, lúc lại nghiệt ngã chua cay hoặc cao giọng phê phán. Tác phẩm của anh vì thế bao giờ cũng lấp lánh một thứ ánh sáng của tinh thần nhân văn cao đẹp, của tình người và tinh thần hướng thiện. Tính triết lý đã trở thành nguồn sáng cho những vở kịch của anh.

Đặt ra những vấn đề mang tính triết lý khơng phải là điều mới mẻ trong văn học nghệ thuật, và thực tế đã chứng minh rằng, những tác phẩm có sức sống lâu bền trong lịng độc giả bao giờ cũng là những tác phẩm có tầm tư tưởng lớn, chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc. Với kịch nói, dường như Lưu Quang Vũ đã tìm ra cho mình một cách thức riêng để trình bày vấn đề này.

Một nét độc đáo nữa thể hiện sự sáng tạo mới mẻ của Lưu Quang Vũ là trở về với văn học dân gian để tìm ra cho mình một cách đặt vấn đề thơng minh, sắc sảo. Những mơtíp, những vấn đề đã được đặt ra từ truyền thống nhưng được anh kế thừa và vận dụng sáng tạo: đưa chúng vào trong tác phẩm của mình dưới cái nhìn và ánh sáng của cuộc sống hiện đại. Cho nên những vấn đề ấy đã mang một cấp độ triết lý cao hơn. Lời nói dối cuối cùng và Hồn Trương Ba - da hàng thịt là những tác phẩm tiêu biểu cho sự sáng tạo ấy của anh.

Hồn Trương Ba - da hàng thịt lấy đề tài trong dân gian, kết hợp sử

dụng những yếu tố từ vở tuồng hài Trương Đồ Nhục - một câu chuyện đầy màu sắc kỳ ảo về sự hòa hợp giữa phần hồn và phần xác của con người. Chuyện rằng có ơng Trương Ba rất cao cờ, một hơm bỗng nhiên chết. Tiếc tài đánh cờ của người nông dân ấy, tiên Đế Thích dùng phép cho hồn ông nhập vào xác một anh hàng thịt. Xảy ra chuyện tranh chấp chồng giữa hai người vợ, phải đưa lên quan xử. Quan tiến hành một phép thử, ra lệnh cho đương sự lần lượt làm hai việc: mổ lợn và đánh cờ. Đương sự thậm chí không biết cầm dao mổ cho thuận, song lại rất thành công trong trắc nghiệm thứ hai. Quan bèn quyết định cho bà Trương Ba mang chồng về.

Cịn ở trong kịch Lưu quang Vũ, vì một nguyên nhân rất ngẫu nhiên, Nam Tào, Bắc Đẩu được Thượng Đế gọi đi ăn tiệc, nên tùy tiện gạch nhầm tên Trương Ba trong sổ sinh tử, mà đáng lẽ là tên một anh hàng thịt nào đó. Ơng Trương Ba và ơng Đế Thích cao cờ đến nỗi chẳng ai đánh nổi và cũng khơng có bạn đánh cờ, sinh ra rỗi rãi, chán nản. Đế Thích thấy Trương Ba chết thì tiếc nếu khơng có cái xác đựng hồn thì hồn sẽ tan ra, khơng cịn người tài cờ cao nữa. Nam Tào, Bắc Đẩu xem sổ thấy nhầm bèn trả đền cái hồn Trương Ba vào cái xác anh hàng thịt.

Ông Trương Ba thực là người tốt, cần cù lao động, tính tình nền nã, ngay thẳng, phải nương nhờ, gửi mình vào thân anh hàng thịt tưởng là được, là ổn. Song cái đẹp vốn có ơng đã giữ gìn, cái đức tính khiến nhiều người quý trọng, ngày càng bị bào mòn, tuột đi. Cái xấu đã xâm thực một cách vơ thức, đến nỗi chính ơng Trương cũng phải đau xót trước sự thay đổi của mình, khơng nhận ra được mình, hay hồn vẫn là của mình đó, nhưng thân xác cụ thể lại đích thực khơng phải của mình.

Ơng Trương nhìn vào mình, hóa đích thực tấm thân anh hàng thịt, tay chân anh hàng thịt, to kềnh, thô vụng mà lạ lẫm đến kinh sợ. Cả tiếng nói cũng thay đổi, nói mà như quát mắng. Động vào ăn uống là thành thô tục. Khơng cịn đâu cái phong thái thanh thản, tao nhã của Trương Ba. Ông Trương càng nhận ra sự thay đổi, xấu xa ấy càng day dứt đau khổ và gắng gượng muốn kiềm chế. Chính những lúc ấy, ơng càng trở thành đối tượng để

cậu con trai, lý trưởng và cả xác anh hàng thịt, khi đã phân thân, tách ra, được dịp chế diễu, rỉa ráy, phỉ báng. Nỗi đau về nhân cách trong ông càng tăng gấp bội. Còn bao nhiêu người thân của ông nữa, mỗi người một cách nhìn, một cách hiểu, rốt cuộc đều bất bình, hay thương hại ơng. Ơng Trường Hoạt tức giận, vật bàn cờ, không thèm chơi với ông. Đứa cháu gái rất mực u q khơng thừa nhận ơng là ơng nó. Bà vợ cũng hết chịu đựng nổi, địi được rời bỏ ơng để khỏi phải thấy ơng trước mắt và để giữ lấy niềm tin yêu với ông xưa kia. Cơ con dâu tuy ngoan ngỗn, lặng lẽ theo dõi sự thay đổi, sự đau khổ của ơng, cơ càng thương xót ơng, song cũng khơng thể nén nổi tình cảm và đã kêu lên: “Nhà ta như sắp tan hoang ra cả!”.

Thế là nỗi nhục, nỗi đau đâu chỉ dày vị một mình ơng, cịn ở tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)