CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 48 - 50)

QUANG VŨ

Theo M.B. Khraptrenkô: "Chiều sâu của các khái quát bằng hình

tượng, tính đa dạng của các hình thức nghệ thuật - đó là đặc điểm khơng tách rời của sáng tạo nghệ thuật chân chính"(23/21). Như vậy, giá trị nghệ

thuật cũng như tính hấp dẫn của một vở kịch, xét đến cùng, phải được thể hiện trong các hình tượng nhân vật. Một kịch bản văn học có giá trị chính là ở chỗ tác giả đã xây dựng được một hệ thống hình tượng chứa đựng được những nội dung tư tưởng của các vấn đề được đặt ra trong kịch một cách sinh động, chân thực, để trên cơ sở đó, đạo diễn và diễn viên mới có thể sáng tạo lần thứ hai, biến chúng thành những nhân vật sân khấu có sức thu hút sự chú ý của khán giả.

Trong lịch sử văn học nghệ thuật của nhân loại, những tác phẩm kinh điển, những mẫu mực đều để lại trong lòng khán giả mọi thời đại hình ảnh sâu sắc, rõ nét của các hình tượng nhân vật, như là những gương soi sống động, chân thực về những bài học làm người. Chỉ riêng ở lĩnh vực kịch nói, chúng ta có thể thấy rất nhiều nhân vật đã trở thành điển hình nghệ thuật. Đó là những Ơđíp, Ăngtigơn, Mêđê...của bi kịch Hy Lạp; những Ơtenlơ, Rơmêơ- Juliét, Hămlét...của Sêchxpia; những Táctuýp, Hácpagông của Môlie... Bất chấp sự thử thách của thời gian, những nhân vật đó đã và sẽ còn sống mãi trong lòng nhân loại, trong tâm hồn những người dân nơi chúng đã sinh ra, trên trang giấy của tác giả kịch bản, trên sân khấu của các nghệ sĩ mọi thời đại. Bởi lẽ, những hình tượng nhân vật đó là những hình tượng chân thực, sinh động, chứa đựng những vấn đề, những bài học nhân sinh sâu sắc và quý giá đối với con người mọi thời đại, mọi đất nước.

“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét

sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách.” [24,1255]. Trong kịch, người xem không chỉ quan tâm đến tính hợp

lý của cốt truyện mà cịn chú ý đến q trình phát triển của tính cách nhân vật. Điều khó nhất là xây dựng được những nhân vật có “hồn” và sinh động. “Các nhà soạn kịch non tay thường thiếu sức bao quát đối với mọi nhân vật

mình tung ra nên trong kịch bản chỉ chú ý đến một số nhân vật nhất định, số còn lại, thường chắp vá gán ghép” [6,147]. Nhưng Ngô Thảo thừa nhận rằng

Lưu Quang Vũ không như vậy, anh thường chăm chút cho cả những nhân vật phụ: “Có thể thấy một biệt tài của Lưu Quang Vũ là xây dựng những

nhân vật phụ có tính cách, có cá tính và rất ‘sống’” [6,147]. Mỗi nhân vật

dù chính hay phụ đều cần thiết cho diễn biến của hành động kịch. Lời đối thoại, hành vi, hình thức phản ứng, các thay đổi tâm trạng đều là những biểu hiện tự nhiên của một bản chất nhất định.

Chúng ta biết rằng, tính sinh động và chân thực là hai điều kiện cần thiết để tạo ra sức hấp dẫn của các hình tượng nhân vật. Nghệ thuật ln ln địi hỏi sự chân thực, tất nhiên là sự chân thực mang tính nghệ thuật. Tiêu chí này đã yêu cầu tác giả kịch bản phải thể hiện nhân vật của mình theo đúng những quy luật phát triển của cuộc sống, nghĩa là phải tuân thủ logíc trong q trình xây dựng nhân vật qua các mối quan hệ giữa nhân vật và sự kiện, tình huống, nhân vật và hoàn cảnh,...cũng như các hoạt động khác tham gia vào xung đột kịch.

Tuy nhiên, một số vở kịch thường làm cho người xem mất đi cảm hứng trong khi thưởng thức nghệ thuật, vì họ cảm thấy như mình đang bị coi thường vì phải chứng kiến nhũng nhân vật giả, những tình cảm giả. Chỉ có sự cuốn hút bằng những tư tưởng, tình cảm, những hành động chân thực của các nhân vật mới có thể thu hút được sự quan tâm của khán giả tới số phận của chúng.Tiếng cười và tiếng khóc nơi người xem chỉ có giá trị đích thực khi mà các nhân vật trên sân khấu có một sự sống, một đời sống chân thực.

Trong đời sống sân khấu thời kỳ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định có một tình trạng chung là vẫn còn nhiều vở kịch mà hình tượng các nhân vật thường thiếu tính chân thực và thiếu chiều sâu tính cách. Nói khác đi, nhân vật chỉ là những khái niệm đơn giản, sơ lược, hoặc chỉ là những con rối bị chỉ huy, bị điều khiển bởi bàn tay của người viết, người đạo diễn với

những lớp diễn chắp vá, lắp ghép tuỳ tiện, chỉ nhằm mục đích mua tiếng cười và nước mắt của một bộ phận khán giả nào đó. Song đây khơng phải là những giá trị nghệ thuật đích thực mà khán giả chúng ta truy cầu, tìm kiếm.

Khán giả có thể thấy nổi lên trong thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ là hình ảnh những con người thời đại với tất cả âu lo, trăn trở. Nhân vật của anh là những con người đời thường, hằng ngày rất đỗi quen thuộc; có khi là những nhân vật có tầm vóc cao cả, mang cách cảm, cách nghĩ của con người thời đại. Cũng có khi đó là những nhân vật được hư cấu, hay được truyền cảm hứng từ những nhân vật trong dân gian, được Lưu Quang Vũ phổ cho một đời sống tinh thần mới… Nhưng tựu chung lại, các nhân vật trong kịch của anh đa dạng, phong phú, có chiều sâu nội tâm và có tính cách riêng độc đáo, kể cả những nhân vật phụ cũng tạo được nhiều dấu ấn riêng biệt, khiến người ta nhớ mãi. Nhân vật trong kịch của Lưu Quang Vũ vì thế khơng xơ cứng, khơng bị “đồ” bởi tư tưởng nghệ thuật của tác giả mà luôn sống động bởi chính đời sống tâm hồn và tình cảm của cá nhân. Để làm được điều này địi hỏi phải có sự trải nghiệm cuộc sống sâu sắc, óc quan sát và khả năng đưa các chất liệu của cuộc sống vào kịch nói một cách độc đáo của Lưu Quang Vũ. Dưới đây là một số khảo sát ban đầu về hệ thống nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ, cũng như những cách tân, sáng tạo của anh về mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)