- Xung đột giữa cái thiện và cái ác
3.3. Ngôn ngữ kịch
Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch là yếu tố quyết định giá trị của tác phẩm, bởi vì qua ngơn ngữ, người xem nắm bắt được hành động, tính cách nhân vật, xung đột kịch, cốt truyện kịch, phong cách tác giả và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. “Văn học kịch thể hiện hành động với một tính trực tiếp
tối đa. Hành vi của các nhân vật ở đây hiện ra không nhờ đến lời tác giả mà là được tái tạo bằng hình thức phù hợp với nó: bằng độc thoại và đối thoại của bản thân các nhân vật ấy”[35,72]. Giới hạn dung lượng ngôn ngữ tác
phẩm kịch phải đáp ứng được nhu cầu trình diễn trên sân khấu để thời gian cốt truyện trong kịch trùng hợp với khuôn khổ chặt chẽ của thời gian sân khấu, có khi các hành động chỉ được gọi tên ra. Các lớp độc thoại, đối thoại phải thật gọn gàng, cô đọng. Về thực chất, “yếu tố độc thoại ở kịch có thể
hoặc ẩn ngầm trong đối thoại dưới dạng những câu hỏi khơng có lời đáp, hoặc dưới dạng những độc thoại thật sự, bộc lộ những xúc cảm kín đáo của nhân vật”[24,740]. Do vậy, không thể vạch một ranh giới rõ ràng dứt khoát
giữa lời đối thoại và độc thoại. Tuy nhiên, để khảo sát đầy đủ các khía cạnh trong ngơn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ, người viết luận văn đã phân chia thành hai phần: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, đây chỉ là sự phân chia có tính chất tương đối bởi mỗi kịch bản dù ngắn hay dài vốn là một chỉnh thể nghệ thuật. Nhìn chung, kịch Lưu Quang Vũ như một bản hồ tấu đa giọng, có kịch bản mang đậm chất giọng chính luận sơi nổi, bộc trực, thẳng thắn (Tơi và chúng ta…), có chất giọng thâm trầm triết ly, xót xa cay đắng (Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đa, Ơng khơng phải là
bố tơi…), cũng có chất giọng châm biếm, mỉa mai, tuyên chiến với cái xấu
cái ác (Bệnh sĩ, Lời thề thứ chín…). Song chất giọng chủ đạo vẫn là đằm thắm yêu thương, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người.