Xung đột giữa người dân lương thiện tích cực và thế lực đen tối tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 73 - 78)

tiêu cực

Nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ mang đậm tính chất phê phán, phủ định cái ác, cái xấu, khẳng định cái thiện và cái đẹp thông qua miêu tả xung đột giữa người dân lương thiện, chân thật với thế lực đen tối tiêu cực, tàn ác và giả dối. Đây cũng là mối xung đột thể hiện rõ bản chất của cuộc sống. Chừng nào cịn con người thì xung đột này cịn tồn tại.

Vở Bệnh sĩ tái hiện sinh động xung đột giữa một bên là người dân lao động hiền lương ở xã Cà Hạ, cịn bên kia là Nguyễn Tồn Nha – chủ tịch xã và Sửu – thư ký của Nha đại biểu cho thế lực đen tối, xảo trá. Thói sĩ diện đã dẫn Nha đến chỗ lừa bịp mọi người. Nút kịch được thắt chặt lúc Nha vội vã

chuẩn bị tổ chức lễ mừng công rầm rộ, mời nhà văn, nhà báo, phóng viên truyền hình về xã. Thấy vậy, nhân vật Ruộng đã lo lắng kêu lên: “nhân công bị điều đi làm đủ việc tạp dịch, đất ruộng bỏ khơng, phân bón chẳng có, sản xuất bê trễ, khơng khéo vụ này đói to ”[25,167].

Xung đột càng căng thẳng hơn khi Nha lệnh cho Sửu lấy 8 phòng của trường tiểu học tạm làm chuồng, mượn lợn của dân thả vào để lừa phóng viên. Người dân khơng đồng tình vì trong chuyện này, lão Sửu (thư ký xã) là kẻ kiếm lợi nhất. Cứ ba đồng chè chén đón khách thì phải vào túi lão một đồng. Nha và Sửu thật ra chưa làm gì để ích nước lợi dân. Người dân biết trị làm lễ báo cáo thành tích là giả dối “Bày ra cái trị này chỉ oai chỉ đẹp mặt cho mấy ông lãnh đạo, chứ dân thì chỉ thêm đói thêm khổ. Đói mà khơng được kêu…”[25,203]. Nhưng bọn Nha và Sửu “có chức có quyền, lại thường cả tiếng lấp lời… giả dối, bốc phét, đục nước béo cò, dân khổ bởi phải hứng chịu toàn những thứ dởm” [25, 224]. Xung đột lên tới đỉnh điểm khi dân Cà Hạ phản đối hành động của chủ tịch xã: “Gạo thóc đổ ra mua hết thuốc pháo với giấy vụn chất trong kia, liệu có ăn được không, hay nghe nổ trừ bữa”[21, 203]. Cô Xoan quyết liệt chống đối: “Việc cần làm thì khơng làm. Cả mấy xà lan đạm, lân người ta chở đến cho, khơng chịu bốc về, cứ ngơì chầu hẫu cả ở đây. Chúng tôi không chịu đâu…”[25,203].

Lưu Quang Vũ đã sử dụng thủ pháp lột mặt nạ để cái xấu, cái giả dối lộ nguyên hình, bắt đầu từ chỗ mắt xích lỏng lẻo nhất bị bung ra. Lợn đi mượn lạ chuồng lạ đàn, cắn nhau lung tung. Đúng vào lúc đồn tham quan đến thì nó phá toang cửa lớp học, một con tức tối xông vào cắn ngay chân anh phóng viên truyền hình. Cái mặt nạ của Nha rơi xuống khi trụ sở xã – nơi chứa thuốc súng bị cháy nổ. Nha may mắn được giữ chức chủ tịch xã nên y ảo tưởng về tài năng phi phàm của mình. Y khơng biết rằng sự ấu trĩ, tự mãn thường đi liền với thói sĩ diện. Căn bệnh sĩ tai quái này xô đẩy Nha vào vũng lầy giả dối, che đậy. Nha và Sửu khiến người xem liên tưởng tới

con ếch, con sâu mà Trang Tử từng nói tới trong “Nam hoa kinh”: “Ech

giếng khơng thể cùng nói về biển vì câu nệ về chỗ ở. Sâu hè khơng thể cùng nói về băng vì khư khư về mùa. Khúc sĩ – kẻ hiểu biết hạn hẹp không thể

cùng bàn về đạo vì bó buộc về lối dạy.” ( Tỉnh oa bất khả dĩ ứ ngư hải giả, câu ư khư dã. Hạ trùng bất khả dĩ ngứ ư băng giả, đốc ư thời dã. Khúc sĩ bất khả dĩ ngứ ư đạo giả, thúc ư giáo dã). Thói háo danh, sĩ diện tới mức

khơng cịn biết đến đạo lý của Nha vừa đáng lo ngại vừa đáng trách vì nó làm hại đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Công cuộc đổi mới đất nước không thể thành công nếu những kẻ như Nha cịn nắm vị trí chủ chốt, cầm cân nảy mực.

Bệnh sĩ là kiểu phê phán mang tính nghệ thuật, khơi gợi được cảm

xúc thẩm mỹ của mọi tầng lớp cơng chúng, kể cả lớp người có thị hiếu cao và am hiểu văn học kịch. Cao Minh nhận xét rằng: “Lưu Quang Vũ rất tài

trong việc đưa những chi tiết có thật trong cuộc sống trở thành những chi tiết nghệ thuật mang sức khái qt, có ý nghiã mà khơng sống sượng; đồng thời đưa tác phẩm nghệ thuật phổ biến vào đời sống một cách thoải mái như cuộc sống đang được trung thực tái hiện lại” [6,172].

Xung đột trong vở Người tốt nhà số năm cũng xảy ra giữa một bên là người trí thức trung thực, thẳng thắn (Hiệp) với một bên là người lãnh đạo nham hiểm,vụ lợi. Bình tiêu biểu cho những kẻ xu thời, cơ hội, nịnh bợ; chỉ vì sự thăng quan tiến chức của riêng mình, Bình đã làm nhiều việc xấu xa, bất chấp tổn thất của cả cộng đồng. Xung đột này cho thấy tác hại của thói ích kỷ, “vì sự đố kỵ nhỏ nhen mà người ta sẵn sàng trút lên nhau những điều

tồi tệ nhất”. Đáng tiếc là ngay trên mảnh đất ươm mầm cuộc sống mới xã

hội chủ nghiã, đám trí thức rởm, vơ lương tâm như Bình vẫn cịn đất sống và tung hồnh làm méo mó nhàu nát đời sống con người.

Xung đột chính trong Lời thề thứ chín cũng diễn ra giữa hai lực

lượng không cùng giai cấp. Một bên là ông Thịnh, Xuyên – con trai ông và đồng đội của anh, còn bên kia là tên chủ tịch xã Quách Văn Tuần bạo ngược, tham lam. Sở dĩ tên Tuần dám lộng hành, lợi dụng chức quyền để trục lợi bởi y có ơ dù trên ủy ban huyện và tỉnh.“Thượng bất chính thì hạ tất loạn”, ngay ở trong tịa nhà tỉnh ủy, một nhân viên bình thường cũng lên mặt với dân. Đoạn đối thoại sau đây như muốn nói rằng thói quan liêu, cửa quyền hách dịnh trở thành một thứ ung nhọt nguy hại cần phải cắt bỏ:

“ANH NHÂN VIÊN (nói sẵng) : Cơ kia đi đâu thế ? CÚC : Em xin tý nước ạ.

ANH NHÂN VIÊN : Đây là hàng nước à? Vào cơ quan tỉnh mà cứ ngang nhiên sồng sộc… Cả bà kia nữa, vào đây làm gì ? Ra đi, ra !” [39, 260].

Cách nói năng trong lúc tiếp dân của nhân viên văn phòng tỉnh uỷ khiến cho người dân cảm thấy tủi phận vì dường như anh ta coi mỗi người dân đến trụ sở này là một người đi xin, gây phiền hà thêm cho anh ta. Thái độ trịch thượng đó đã khiến Cúc phải phản ứng lại. Chị nhắc đến cái điều cốt lõi: nhân dân mới thực sự làm chủ, cán bộ chỉ là cơng bộc cho dân, hà cớ gì họ lên mặt với dân? Dù tuổi cao sức yếu mẹ của Xuyên vẫn phải lặn lội đi khắp các cơ quan cơng quyền mong địi lại cơng lý cho chồng mình. Cuộc đối thoại giữa người dân bị oan ức đi kêu oan với vị cán bộ ở văn phòng tỉnh uỷ ( Mỡi ) cho thấy rõ tính chất hình thức, đại khái của hành động tiếp dân :

MỠI : Thế này bà ạ, dồng chí chủ tịch đi thăm con ở đơn vị bộ đội. (… ) Mà nếu đồng chí Hà có ở nhà thì khơng phải ai muốn gặp cũng được (…)

BÀ XUYÊN : Nhưng hôm nay là ngày tiếp dân, bảng ngồi cửa đề thế.

MỠI : Thì đã có tơi đây, tơi là chánh văn phịng.

BÀ XUN : Với anh thì tơi đã trình bày bao lần rồi, đã gửi anh bao đơn từ, mà có thấy dưới xã động tĩnh gì đâu ?

MỠI : Bà hỏi huyện. Mọi việc đều có phân cấp, có những việc dưới huyện phải giải quyết trước đã, cái gì cũng lên đến tỉnh thế nào được. Mời bà về huyện.

BÀ XUYÊN : Huyện lại chỉ xuống xã, chúng tôi biết kêu ở đâu ? (…)

MỠI : Các bà thật là… Toàn người như các bà thì đất nước cịn nghèo khổ, khơng làm được gì ngồi xử kiện cho các bà. Kiện dai quá cơ, có mỗi một việc phản đối ơng chủ tịch xã, bà gửi lên đây đến mấy chục đơn, xếp lại đến cả chồng rồi”[31,264].

lùng vô cảm trước sự sống cịn của người dân vơ tội. Xung đột càng trở nên phức tạp, khó gỡ bởi ở nơng thơn quyền lực đang ra sức lộng hành, chỉ cốt “túi mình cho nặng chặt” bỏ ngồi tai mọi tiếng ốn than. Việc nào làm mà khơng được tiền thì khơng muốn làm, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Xung đột tư tưởng trong vở này không được tác giả giải quyết nhanh chóng. Bởi cái sai, cái xấu, cái ác ln ngoan cố chống đối đến cùng, không bao giờ chịu thua ngay trước cái tốt, cái thiện. Cuộc đấu tranh gặp vơ vàn khó khăn, hầu như đều bắt đầu từ con số khơng, có lúc thất bại và phải làm lại từ đầu. Tình cảnh của bà Xuyên (Lời thề thứ chín) tạo cho người xem cảm giác hồi hộp, lo âu cho số phận của nhân vật.

Mối nguy hiểm càng đe dọa tính mạng người dân (ơng Thịnh) thì tính chất gay gắt của xung đột trong Lời thề thứ chín càng tăng. Xung đột được giải quyết khi những người lính trẻ tự ý ra tay giành lại cơng lý rồi sau đó chính họ cũng bị bắt giam. Những trang viết hừng hực tính chiến đấu của Lưu Quang Vũ như một hồi chng cảnh tỉnh, khuyến khích lịng dũng cảm, kiên định không lùi bước trước cái xấu, biểu dương tinh thần đấu tranh của những cựu chiến binh và chiến binh gan dạ; đồng thời lên tiếng chống chủ nghiã cá nhân, quan liêu, coi thường hạnh phúc của nhân dân. Qua đó tác giả cũng đề cập đến vấn đề cấp bách là phải kiện tồn cơng tác quản lý cán bộ ở cấp cơ sở, kiên quyết trừng trị kẻ tiêu cực, củng cố lòng tin yêu của dân đối với Đảng.

Ở thời Lưu QuangVũ, lưới kiểm duyệt cực kỳ gắt gao, cho nên để tác phẩm của mình được dễ dàng ra mắt cơng chúng, nhiều tác giả đã tránh né miêu tả xung đột giữa người dân tích cực với bọn tai to mặt lớn tiêu cực. Nhưng Lưu Quang Vũ đã không lặng im trước cái xấu, cái ác, anh tháo lớp mặt nạ nguỵ tạo của bọn quan chức biến chất và khẳng định đây là xung đột có ý nghiã xã hội rộng lớn. Nhìn thẳng vào hiện thực, anh khơng khỏi lo âu, một mối lo có cơ sơ, bởi chống tiêu cực là vấn đề vô cùng nan giải, dai dẳng, không lúc nào ngừng nghỉ trong suốt chiều dài lịch sử. Với Lưu Quang Vũ văn chương ca ngợi tầm vóc vĩ đại, lớn lao của nhân dân mà thờ ơ với nỗi khổ của họ thì đó chỉ là thứ văn chương sáo rỗng tệ hại. Bệnh sĩ, Người tốt

nhà số năm, Lời thề thứ chín và nhiều vở khác nữa đều được sáng tạo dưới

một ngòi bút biết lắng nghe những tiếng đoạn trường cất lên từ đám đông nhân dân thấp cổ bé họng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)