Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyên Mai Sơn tỉnh Sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 63 - 66)

1. Khái quát chung về huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La trong phát triển các sản phẩm OCOP

1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyên Mai Sơn tỉnh Sơn

tỉnh Sơn La trong phát triển các sản phẩm OCOP.

1.3.1. Điểm mạnh

- Mai Sơn có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhƣỡng để phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất nông sản đặc sản, có giá trị thƣơng phẩm cao và thƣơng hiệu riêng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Điển hình nhƣ: vùng trồng thanh long đạt gần 800 ha, tập trung tại các xã Nà Bó, xã Chiềng Chăn, Chiềng Sung; Vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trọng tâm là cây ăn quả có múi tập trung tại các xã: Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Mung, Nà Ớt, Chiềng Ve, Mƣờng Bằng, Mƣờng Bon, xã Hát Lót; Vùng trồng cây dƣợc liệu (Sơn Tra, nghệ, Sachi và một số cây dƣợc liệu có giá trị khác), tập trung tại các xã Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Mƣờng Chanh, Chiềng Chung …;

- Mai Sơn có 6 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trƣng, đa dạng. Các dân tộc còn gìn giữ những phong tục, tập quán xƣa một cách nguyên vẹn, tạo ra nhiều nét độc đáo, mới lạ nhƣ: dân tộc thái, dân tộc Mƣờng, dân tộc Mông, dân tộc Xinh Mun, dân tộc Khơ mú, dân tộc kinh.... Đây là tiềm năng lớn để Mai Sơn phát triển du lịch cộng đồng.

- Có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm, khám phá tự nhiên, điển hình nhƣ: du lịch Hồ Tiền Phong, Khu du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng xã Phiêng Cằm, quần thể di tích lịch sử Tƣợng đài thanh niên xung phong ngã ba Cò Nòi... Đây là điều kiện thuận lợi cho bán hàng và dịch vụ tại chỗ, xuất khẩu tại chỗ.

- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai tích cực cùng với chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Đến hết năm 2020 trên địa bàn huyện có: 1 doanh nghiệp; 17 Hợp tác xã; 1 tổ hợp tác; 85 hộ kinh doanh; có 02 làng nghề đó là: Làng nghề mây che đan chất lƣợng cao xã Phiêng Pằn; Làng nghề gốm sứ Mƣờng Chanh, làng nghề rèn dao mèo xã Chiềng Kheo, làng nghề dệt thổ cẩm xã Nà Ớt. Đây là nền tảng tốt cho phát triển chƣơng trình OCOP trên địa bàn huyện.

1.3.2. Điểm yếu

- Địa hình của huyện chủ yếu là đồi, núi chia cắt, dân số ít, phân bố rải rác nên chi phí đầu tƣ hạ tầng lớn; nguồn nhân lực hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng, chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tiêu dùng thấp; năng lực cạnh tranh của địa phƣơng, của doanh nghiệp còn yếu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chƣa mạnh.

- Tâm lý trông chờ vào các nguồn hỗ trợ Nhà nƣớc của cộng đồng vẫn còn.

- Thói quen phát triển “từ trên xuống” (theo hƣớng phát triển nông thôn ngoại sinh) vẫn còn tồn tại.

- Hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu dẫn đến tình trạng các sản phẩm truyền thống mới ở dạng thô sơ, chƣa hoàn thiện (chƣa có bao bì, nhãn mác, chƣa có tiêu chuẩn chất lƣợng,…), chƣa chế biến sâu, chƣa đa dạng hóa theo để đáp ứng nhu cầu thịtrƣờng.

- Kiến thức và kỹ năng về thị trƣờng của cộng đồng và đội ngũ cán bộ địa phƣơng còn hạn chế dẫn đến việc ngƣời dân sản xuất và bán các sản phẩm không theo nhu cầu của thị trƣờng; thiết kế bao bì, nhãn mác không theo thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, v.v….

- Năng lực xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm của địa phƣơng, doanh nghiệp còn yếu. Sản phẩm chủ yếu đƣợc tiêu thụ tại chỗ. Các phƣơng tiện quảng bá nhƣ website, mạng xã hội, các trang bán hàng online, v.v… chƣa đƣợc sử dụng nhiều.

- Đến nay huyện chƣa có cổng thông tin thƣơng mại điện tử của huyện hoặc có nội dung thành phần về thông tin thƣơng mại điện tử trên Cổng thông tin điện tử của huyện.

- Tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên vẫn đƣợc duy trì ở một số địa phƣơng trên địa bàn huyện.

- Tâm lý ngại thay đổi cũng nhƣ sức ì từ nền văn hóa, tập quán của cộng đồng còn lớn.

- Nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc làm cho phí vận tải, đi lại của ngƣời dân, doanh nghiệp cao làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm do cộng đồng trên địa bàn huyện sản xuất ra còn thấp.

1.3.3. Cơ hội

Việt Nam là đất nƣớc nông nghiệp, với văn hóa vùng miền đa dạng, mỗi vùng miền có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khác biệt với những sản phẩm truyền thống, đặc trƣng, lợi thế độc đáo khác nhau, hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ

trong và ngoài nƣớc. Vì thế, cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp rất lớn, ngoài ra trƣớc vấn nạn thực phẩm bẩn đang hoành hành, nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lƣợng đảm bảo đang trở thành nhu cầu bức thiết, lƣợng tiêu thụ đang ngày càng gia tăng, trong khi cung chƣa đủ cầu. Cơ hội xuất khẩu nông sản sạch, an toàn, nông sản hữu cơ ra thị trƣờng thế giới còn nhiều tiềm năng do nhu cầu thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ trên thị trƣờng thế giới đang tăng lên, mở ra cơ hội xuất khẩu tốt cho các tổ chức kinh tế trong nƣớc.

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ để phát triển sản phẩm OCOP của nhà nƣớc thì nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tìm đến sản phẩm nông nghiệp nƣớc ta có xu hƣớng gia tăng. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có kế hoạch đầu tƣ vào nông nghiệp Việt Nam, mang đến cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chuyên môn tại các trƣờng đại học đáp ứng nhu cầu cho sản xuất rất dồi dào, các trung tâm đào tạo áp dụng tiến bộ, thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP đang hình thành và phát triển.

Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về chủ trƣơng đầu tƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 sẽ là động lực để vùng sâu, vùng xa của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có cơ hội phát triển.

1.3.4. Nguy cơ và thách thức

Thu nhập của ngƣời dân còn thấp và tƣ duy sản xuất chƣa cao, khiến việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị của sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng cao gặp không ít khó khăn, dẫn đến có sự thay đổi đáng kể về tập quán canh tác, nhƣng vẫn rất chậm chạp.

Thiếu những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX nhƣ: Hỗ trợ vốn để đầu tƣ cho sản xuất; quỹ đất đủ lớn để tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xây dựng nhà xƣởng. Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn, do đó chƣa thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến kinh doanh sản phẩm phẩm từ nông nghiệp.

Tổ chức quảng bá, truyền thông sản phẩm chƣa đƣợc tổ chức bài bản, quy mô, rộng khắp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thƣơng mại tại các hội chợ trong và ngoài nƣớc để tìm kiếm thị trƣờng còn gặp nhiều khó khăn và chƣa thật sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp, dẫn đến sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chƣa tìm đƣợc thị trƣờng ổn định và bền vững.

Sản xuất hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng, đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh ATTP; làm hàng giả, hàng nhái, v.v… gây mất lòng tin của ngƣời tiêu dùng.

Cạnh tranh hàng hoá từ các địa phƣơng khác và hàng nhập ngoại (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...) bán với số lƣợng lớn, mẫu mã, hình thức đẹp, giá cả phải chăng.

Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực khu vực nông thôn của huyện còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Kết cấu hạ tầng yếu kém chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí vận tải cao đội giá thành sản phẩm, mất khả năng cạnh tranh.

Tình trạng tàn phá môi trƣờng và bóc lột tài nguyên để phát triển sản xuất vẫn còn tồn tại.

Thiếu các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong và sau quá trình triển khai Chƣơng trình OCOP nhƣ: Con ngƣời, các dịch vụ thiết kế, in ấn, bao bì, nguyên, nhiên vật liệu....

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 63 - 66)