Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trƣng tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 90 - 94)

3. Kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đối với việc phát triển sản phẩm thuộc

3.6.7. Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trƣng tạ

trưng tại địa phương.

- Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt là khu vực các các sản phẩm chủ lực của huyện góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản,

dƣợc liệu đặc trƣng đƣợc cấp mã số vùng trồng, theo hƣớng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo tồn thiên nhiên, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trƣờng.

- Tăng cƣờng sự liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn nguyên liệu giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, làng nghề với các vùng nguyên liệu.

3.6.8. Giải pháp về chính sách

3.6.8.1. Chính sách vốn, tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Để tạo điều kiện cho ngƣời dân khắc phục các khó khăn về vốn cho sản xuất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách thể hiện bằng việc tổ chức và vận hành các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân. Cụ thể là các văn bản sau:

vụ phát triển nông nghiệp nông thôn;

- Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 về sửa đổi, bổ sung nghị định 55/2015/NĐ-CP;

- Văn bản số 18/2018/VBHN-NHNN ngày 25/09/2018 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Thông tƣ 10/2015/TT-NHNN hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Thông tƣ 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 sửa đổi Thông tƣ 10/2025/TT-NHNN).

3.6.8.2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Hỗ trợ các chủ thể thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; lồng ghép triển khai các chƣơng trình khuyến nông, khuyến công; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông.

Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 về quy định mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách Nhà nƣớc cho một số nội dung thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 16/6/2018 về ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La; Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển thƣơng hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La; Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 về ban hành phƣơng án hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp theo hƣớng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 – 2020 và những năm tiếp theo; Nghị Quyết số 128/2020-NQ-HĐND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp hay các sản phẩm truyền thống của tỉnh Sơn La đang trải qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều sản phâm khác trong và ngoài nƣớc. chƣơng trình “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” – OCOP đƣợc triển khai tại Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng sẽ nâng cao chất lƣợng và giá trị các sản phẩm truyền thống của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đây là một Chƣơng trình phát triển kinh tế, thực hiện nhƣ là một phần của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với phong trào khởi nghiệp đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi.

Sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 6 sản phẩm OCOP của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La đƣợc đánh giá, xếp hạng 3 và 4 sao, trong đó có 2 sản phẩm đƣợc đề xuất hỗ trợ tham gia đánh giá, xếp hạng cấp quốc gia. Qua đó nhận thức của cán bộ, chủ thể kinh tế và ngƣời dân trên địa bàn đƣợc nâng lên rõ rệt, từng bƣớc phát triển các sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân gắn với xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Thông qua luận văn“Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”, tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La; Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong phát triển sản phẩm OCOP; Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021- 2025.

Trong thời gian tới, cùng với việc nâng cao chất lƣợng, nâng hạng các sản phẩm OCOP, để khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia chƣơng trình OCOP, huyện Mai Sơn tiếp tục hƣớng dẫn các địa phƣơng, ngƣời dân đổi mới phƣơng thức sản xuất gắn với nâng cao giá trị sản phẩm; trong đó, chú trọng các sản phẩm nổi

trội, thế mạnh và có tiềm năng của địa phƣơng. Đồng thời, có chính sách để ƣu tiên vốn, đất đai, hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng KHCN để phát triển sản xuất ở các chủ thể OCOP. Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện cần tranh thủ tận dụng đƣợc các hỗ trợ của huyện, tỉnh trong phát triển thƣơng hiệu, quản bá sản phẩm. Tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, liên kết và gắn với vùng nguyên liệu địa phƣơng để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, sản phẩm OCOP đặc sắc, có giá trị cao. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thƣờng xuyên, tăng cƣờng quản lý giám sát sản phẩm OCOP, xây dựng thƣơng hiệu OCOP làm cơ sở để đẩy mạnh thị trƣờng và tiếp cận thị trƣờng quốc tế.

2. Kiến nghị.

2.1. Đối với Nhà nước

Nhà nƣớc cần tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm OCOP để các doanh nghiệp này có thể đáp ứng đƣợc các tiêu chí theo quy định. Cụ thể:

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm OCOP tiếp cận thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thông qua đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của các địa phƣơng; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động tiếp cận thị trƣờng nhƣ sử dụng Internet, xây dựng Website riêng, thƣơng mại điện tử..., cũng nhƣ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tƣ để các doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến và tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ: Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ gắn với hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong tạo ra các sản phẩm nông nghiệp mới, có giá trị cao.

- Cần tạo ra môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp để

triển khai dự án đầu tƣ, đổi mới công nghệ, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau; tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng, địa điểm sản xuất kinh doanh nhằm

giảm chi phí đầu vào, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Có chính sách ƣu đãi tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn trung, dài hạn cho các dự án đầu tƣ chiều sâu để sản xuất sản phẩm tiêu biểu của quốc gia.

- Hỗ trợ các chƣơng trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn; chủ thể của chƣơng trình và công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Cập nhật thông tin, hƣớng dẫn, phổ biến luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc đến các nhà đầu tƣ, nhất là các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ để khuyến khích các đơn vị làm tốt và ngăn chặn các hoạt động làm ảnh hƣởng tới thƣơng hiệu có uy tín.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hƣớng dẫn nội dung hỗ trợ cụ thể về phát triển sản phẩm mới và sản phẩm hoàn thiện nâng cấp; hỗ trợ các điểm bán sản phẩm OCOP, xây dựng quy định thống nhất chung trong quản lý đối với các điểm bán hàng OCOP từ nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để địa phƣơng làm căn cứ quy định cụ thể hóa việc hỗ trợ…

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển mạng lƣới toàn cầu: Hợp tác với các quốc gia triển khai OVOP/OTOP/OCOP trên thế giới, nhằm học hỏi và đƣa sản phẩm OCOP xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế khi Việt Nam tham gia thực hiện các Hiệp định thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 90 - 94)