1. Khái quát chung về huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La trong phát triển các sản phẩm OCOP
1.2. Các nhóm sản phẩm lợi thế của huyện Mai Sơn
Trên địa bàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn, theo thống kê có khoảng 19 sản phẩm lợi thế, thống kê 06 nhóm sản phẩm khu vực nông thôn theo Chƣơng trình OCOP, gồm nhóm Thực phẩm có 13 sản phẩm; nhóm đồ uống có 03 sản phẩm; nhóm Thảo dƣợc có 01 sản phẩm; nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí có 01 sản phẩm; nhóm du lịch cộng đồng và điểm du lich có 01 sản phẩm.
Bảng 3.1: Số lƣợng sản phẩm lợi thế phân theo nhóm ngành hàng vùng nông thôn
TT Nhóm ngành hàng 1 Thực phẩm 2 Đồ uống 3 Thảo dƣợc 4 Vải và may mặc 5 Thủ công mỹ nghệ, trang trí 6 Dịch vụ du lịch cộng đồng Tổng
Bảng 3.2: Số lƣợng các chủ thể sản xuất sản phẩm thuộc các ngành hàng có lợi thế vùng nông thôn
TT Loại hình
1 Công ty Cổ phần
2 Công ty TNHH
3 Hợp tác xã
4 Tổ hợp tác
5 Doanh nghiệp tƣ nhân
6 Hộ SX-KD
Tổng
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát và Báo cáo của các xã/thị trấn) Sản phẩm tại cộng đồng đa dạng, song phần lớn khó tiêu thụ hoặc chƣa đƣợc thƣơng mại hóa trong và ngoài tỉnh, số lƣợng sản phẩm đạt chứng nhận đủ tiêu chuẩn còn hạn chế (có 06/19 sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lƣợng, chiếm 31,6%; có 07/19 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu chiếm 36,8% tổng số sản phẩm hiện có).
Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là:
- Bộ máy tổ chức (SMEs, HTX, THT,...): Cơ cấu tổ chức thực hiện đúng theo các quy định hiện hành (luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã,...). Tuy nhiên, cách thức tổ chức và quản trị của các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn còn yếu, đặc biệt các HTX, THT phần lớn chƣa xây dựng đƣợc bộ máy tổ chức hoạt động chính quy (phần lớn đến HTX làm việc theo vụ việc, không có cơ chế trả lƣơng, không có
nội quy, quy chế hoạt động, vv…), chƣa xây dựng đƣợc cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm chuyên biệt (phần lớn cơ sở sản xuất tách rời và gắn với từng hộ gia đình hoặc có cơ sở sản xuất tập trung nhƣng gắn liền với chủ hộ), chƣa tạo đƣợc liên kết
sản xuất giữa các thành viên, giữa thành viên với HTX và giữa HTX với tổ chức kinh tế khác, do vậy chƣa mở rộng đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động ở mức cầm chừng;
- Sản xuất: (1) Phần lớn phát triển theo dạng kinh tế hộ hoặc nhóm hộ, sản xuất theo phong trào hoặc tự phát, ít hiểu biết về thị trƣờng, đặc biệt chƣa chú trọng khai thác các lợi thế ở vùng nông thôn. (2) Khả năng sáng tạo, quản lý và trình độ
kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế (công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản,...), dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ, sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, giá thành sản xuất cao,... (3) Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính thụ động, chỉ sản xuất những sản phẩm trong khả năng mình có hoặc sản xuất với quy trình, công nghệ truyền thống, lạc hậu, chƣa nắm bắt theo xu hƣớng thị trƣờng, sản xuất quy mô nhỏ, tính bền vững không cao, giá trị gia tăng thấp do chƣa biết tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị;
- Sản phẩm: Hầu hết ở dạng vật phẩm có sẵn hoặc sản phẩm đƣợc làm với công nghệ thô sơ, đơn giản, tính hoàn thiện sản phẩm (mẫu mã, bao bì, nhãn
mác,...) chƣa đi đôi với chất lƣợng và quản lý chất lƣợng nên khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng còn yếu. Một số sản phẩm tiềm năng trên địa bàn huyện nhƣ: Cây ăn quả (lê, mận, đào hồng không hạt, quýt,...); con (trâu, bò, ngựa); công nghệ truyền thống (rƣợu ngâm, rƣợu men lá, mơ ngâm, thịt hun khói,...); danh thắng địa phƣơng (trèo thuyền Hồ Tiền Phong, Hồ thủy lợi xã Chiềng Dong, bãi chè xã Phiềng Cằm,...); khu di tích (di tích lịch sử Tập đoàn cứ điểm Nà Sản, xã Chiềng Mung, di tịch lịch sử Cây Me – nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La, di tịch lịch sử Tƣợng đài thanh niên xung phong ngã ba Cò Nòi; di tích lịch sử bia căm thù tại bản Mạt, xã Chiềng Mung, di tích lịch sử Hội trƣờng sơ tán tỉnh ủy Hang Thẳm Quai tại xã Chiềng Ban, di tích lịch sử khu căn cứ cách mạng Mƣờng Chanh ); văn hóa truyền thống (Lễ hội Lồng Tồng, kéo co, tung còn, đẩy gậy,...) chƣa quy hoạch có hệ thống, bài bản và rõ ràng. Một số sản phẩm đã thƣơng mại hoá cần đƣợc bảo vệ, giữ gìn thƣơng hiệu, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.