Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o52'30'' đến 21o20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông. Có vị trí giáp ranh nhƣ sau: Phía Bắc giáp huyện Mƣờng La, thành phố Sơn La. Phía Đông giáp huyện Yên Châu; giáp huyện Bắc Yên; Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu; Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).

Mai Sơn có diện tích tự nhiên là 142.670,60 ha, có 8 km đƣờng biên giới chung với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn nƣớc CHDCND Lào; có 42Km đƣờng Quốc lộ 6 chạy dọc địa phận huyện. Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 01 thị trấn.

Huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế Thành phố - Mai Sơn - Mƣờng La; có trục Quốc lộ 6 và Quốc lộ 4G, QL37, TL109, 110,... là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc; huyện thuộc vùng kinh tế động lực dọc Quốc lộ 6, ngoài ra trên địa bàn còn có cảng Tà Hộc nên có nhiều cơ hội phát triển. Với diện tích đất đồi khá lớn nên nông nghiệp đƣợc xác định là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

(Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

của UBND huyện Mai Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)

1.1.2. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện Mai Sơn có các loại đất chính sau:

- Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng

đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất với 43,50%.

- Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): có diện tích khoảng 30.564 ha, chiếm 21,40% tổng quỹ đất.

- Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): có diện tích khoảng 1.998 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất.

- Đất phù sa ngòi suối (P'): phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ… Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng ngô, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.541 ha, chiếm 1,80% tổng quỹ đất.

- Đất dốc tụ (Ld): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…Có diện tích khoảng 9.526 ha, chiếm 6,67% tổng quỹ đất.

Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dƣỡng trong đất, nhƣ: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magiê… có hàm lƣợng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dƣỡng đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 142.670,60 ha.

(Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện Mai Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Sơn năm 2020.

TT Nhóm đất

I Đất nông ngiệp

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.2 Đất lâm nghiệp

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản

1.4 Đất nông nghiệp khác

II Đất phi nông nghiệp

TT Nhóm đất

2.2 Đất chuyên dùng

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng

2.6 Đất phi nông nghiệp khác

III Đất chƣa sử dụng

3.1 Đất đồi núi chƣa sử dụng

Tổng số

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện năm 2020)

1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu, thời tiết mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo đƣợc nhƣ sau: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,4o C; thƣờng nóng nhiều vào các tháng 4-8; thƣờng lạnh nhiều vào các tháng: 11-3 năm sau; thƣờng nắng nhiều vào các tháng: 3-10 với tổng số giờ nắng 1.940 giờ/năm; thƣờng mƣa nhiều vào các tháng: 5-9; độ ẩm trung bình năm là 81%; tổng lƣợng mƣa bình quân 1.400 mm/năm.

- Thuỷ văn: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lƣu vực sông Đà và sông Mã nhƣ: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác.

Nguồn nƣớc tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nƣớc tƣới cho cây trồng. Nƣớc sinh hoạt của nhân dân chủ yếu đƣợc khai thác thông qua hệ thống cấp nƣớc tự chảy, nƣớc ngầm. Nhìn chung nƣớc sông, suối là nguồn nƣớc chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.

1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện Mai Sơn đƣợc đánh giá là đa dạng và phong phú nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lƣợng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đƣờng giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng; Mỏ đồng; đá vôi và đất sét,…

1.1.5. Tài nguyên sinh vật

Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lƣợng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ lƣợng lớn và chất lƣợng rừng tƣơng đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)