Điều tra khảo sát lấy số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 55)

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2. Điều tra khảo sát lấy số liệu sơ cấp

Để đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm OCOP của huyện, các nhóm đối tƣợng khảo sát nhƣ sau:

- Điều tra cán bộ tham gia vào chƣơng trình OCOP của Sơn La. Theo số liệu của ban điều phối nông thôn mới tỉnh, các cán bộ quản lý cấp huyện thuộc chƣơng trình nông thôn mới gồm 6 ngƣời. Tác giả điều tra tổng thể số cán bộ này.

- Đối tƣợng doanh nghiệp, HTX: Hiện tại có 18 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Tác giả điều tra tổng thể số doanh nghiệp này.

- Đối tƣợng ngƣời dân: Nghiên cứu đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp định lƣợng và đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp điều tra chọn mẫu thuận lợi là ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kỹ thuật sử dụng cho nghiên cứu này là dùng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu. Trong phƣơng pháp chọn mẫu có 2 phƣơng pháp là phƣơng pháp chọn mẫu xác suất và phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất. Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Nghiên cứu này có những hạn chế về chi phí và thời gian, do đó mà phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận lợi đƣợc xem là lựa chọn hợp lý khi tiến hành nghiên cứu này. Các bảng câu hỏi khảo sát sẽ đƣợc gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email…đến ngƣời dân trên địa bàn.

Việc xác định quy mô mẫu dựa trên những yêu cầu về mẫu đƣợc dùng trong phân tích định lƣợng và sự cân đối về các nguồn lực phục vụ việc điều tra. Số lƣợng mẫu đƣợc xác định theo công thức Slovin:

Theo số liệu điều tra dân số thì huyện Mai Sơn có trên 163.881 ngƣời trong đó ngƣời dân khu vực nông thôn là 150.115 ngƣời. Số ngƣời dân trong độ tuổi lao động là 102.078. Theo công thức tính toán mẫu n={N/(1+ N*e2) , trong đó N tổng số ngƣời dân tại các xã có sản phẩm OCOP; e là sai số cho phép (0,05). Vì vậy, ta xác định đƣợc số mẫu khảo sát là: n 384 ngƣời. Để đảm bảo số lƣợng điều tra và

dự phòng sai sót trong quá trình điều tra, luận văn đã điều tra số lƣợng 395 ngƣời dân. Số lƣợng ngƣời dân đƣợc phân bổ nhƣ sau:

STT Xã/Thị trấn 1. Thị Trấn Hát Lót 2. Xã Chiềng Ban 3. Xã Chiềng Chăn 4. Xã Chiềng Dong 5. Xã Chiềng Mai 6. Xã Chiềng Sung 7. Xã Mƣờng Bằng 8. Xã Mƣờng Chanh 9. Xã Tà Hộc 10. Tổng số

3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Sử dụng bảng thống kê, phân tổ thống kê theo địa hình vị trí địa lý của từng vùng trong tỉnh qua đó xác định đƣợc vấn đề cần triển khai của từng vùng.

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu, tổng hợp, tính toán kết quả điều tra đối với từng vùng làm căn cứ để đánh gía, minh chứng cho nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý.

3.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.4.1. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT đƣợc áp dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các sản phẩm truyền thống, trong hệ thống các sản phẩm OCOP.

định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức nào. SWOT là từ viết tắt của: (Strengths) những điểm mạnh, (Weaknesses) những điểm yếu, (Opportunities) các cơ hội và (Threats) các thách thức. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá vị trí, định hƣớng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một doanh nghiệp. SWOT là một kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tìm ra cơ hội, thách thức. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo cách yếu tố ƣu tiên.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng đặt các câu hỏi sau:

- Các điểm mạnh: Lợi thế, ƣu thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào làm tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trƣờng? Các ƣu thế thƣờng đƣợc hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh?

- Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang đƣợc xem nhƣ là điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hƣớng đáng quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi

- Các thách thức: Những trở ngại hiện tại? Có yếu điểm nào đang đe dọa doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công nghệ, về sản phẩm hay dịch vụ có gì thay đổi? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?

3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phƣơng pháp này tập trung khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về hoạt động triển khai chƣơng trình OCOP và kết quả đánh giá tổng hợp quá trình điều tra, phỏng vấn, bảng hỏi. So sánh giữa các kỳ với nhau để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở các số liệu về số lƣợng tin bài, phóng sự hoạt động triển khai, chi phí hoạt động triển khai chƣơng trình OCOP ... đề tài so sánh cả theo từng chỉ tiêu, so sánh số liệu trong cùng kỳ và

cùng kỳ năm trƣớc để đánh giá các yếu tố phát triển hay hạn chế có sự tác động về chủ quan và khách quan.

4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

4.1. Chỉ tiêu đánh giá về tính phù hợp của chủ trương, định hướng chính sách của huyện Mai Sơn và tỉnh Sơn La đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP.

Đây là các chỉ tiêu định tính đƣợc xây dựng nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các chủ trƣơng, định hƣớng của Sơn La trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP. Các mục hỏi sử dụng bao gồm nhận biết về chủ trƣơng chính sách đối với sản phẩm OCOP, chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP.

4.2. Chỉ tiêu đánh giá về công tác lựa chọn các sản phẩm OCOP

Đây là các chỉ tiêu định tính đƣợc xây dựng nhằm đánh giá mức độ phù hợp của việc lựa chọn các sản phẩm OCOP.

4.3. Chỉ tiêu đánh giá về công tác phát triển sản phẩm OCOP của địa phương

Các chỉ tiêu này đánh giá về công tác phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La nói chung và của huyện Mai Sơn nói riêng trên góc độ các chƣơng trình quảng bá sản phẩm ….

4.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

Đây là các chỉ tiêu định tính đƣợc xây dựng nhằm đánh giá việc thực hiện chủ trƣơng của huyện đối với việc phát triển sản phẩm OCOP của huyện cũng nhƣ của tỉnh Sơn La.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Khái quát chung về huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La trong phát triển các sản phẩm OCOP phẩm OCOP

1.1. Tiềm năng phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương ở huyện Mai Sơn

- Tiềm năng tiểu thủ công nghiệp (TTCN):

Phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống, trên địa bàn huyện có 5 nghề truyền thống đƣợc công nhận. Sản phẩm chế biến nông lâm sản, may mặc, cơ khí nhỏ,... Một số sản phẩm đặc thù đã trở thành hàng hóa có giá trị (long nhãn, hạt sa chi, nấm linh chi, thanh long, ống hút tre và ngọc trai...). Hiện nay có trên 100 cơ sở sản xuất TTCN (20 doanh nghiệp, 11 HTX và 69 hộ cá thể) chế biến lƣơng thực, thực phẩm, đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, dệt may,...

- Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp:

Địa hình phong phú, đa dạng, phân tầng rõ rệt tạo ra tiểu vùng khí hậu đặc trƣng: Vùng cao, nhiệt độ trung bình từ 150C – 200C, kiểu khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ về mùa hè, lạnh giá về mùa đông phù hợp với các loại cây trồng ôn đới nhƣ Na, táo, lê, đào, mận, hoa hồng, hoa ly, địa lan, cây dƣợc liệu, rau trái vụ,... nuôi cá nƣớc lạnh nhƣ cá hồi, cá tầm,... Các sản phẩm của vùng này đều mang tính đặc sản mà các tỉnh vùng thấp không có đƣợc, đây chính là một tiềm năng, thế mạnh riêng của tỉnh Sơn La; vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 230C – 290C gồm các xã nằm dọc theo sông Đà, đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, phù hợp với phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới nhƣ dứa, chuối, cam, quýt,... Đồng thời phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nƣớc ấm (cá chiên, cá lăng chấm, tôm càng xanh, …).

Thực hiện chủ trƣơng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện. Đẩy mạnh thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ cao giúp tăng năng suất, chất lƣợng, giảm giá thành sản phẩm. Tiếp tục chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, phấn đấu đến năm 2025, huyện có trên 11.500 ha cây ăn quả các loại; trong đó, có 5.400 ha áp dụng công nghệ cao, 2.700 ha đƣợc trồng và chăm sóc theo hƣớng hữu cơ.

- Tiềm năng du lịch:

Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mang những nét đặc trƣng độc đáo nhƣ: điểm thu hút khách du lịch, nơi khí hậu quanh năm mát mẻ nhƣ dịch vụ du lịch cộng đồng xã Phiêng Cằm, Hồ thủy lợi xã Chiềng Dong, hang động Hoa Sơn xã Chiềng Mai; có các di tích lịch sử đƣợc xếp hạng; có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc trƣng từ chữ viết, trang phục, kiểu dáng nhà ở, văn hóa ẩm thực, tâm linh… Từ những lợi thế về địa lý, tài nguyên du lịch đã giúp cho Mai Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ: Du lịch Văn hóa, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch trải nghiệm,...

1.2. Các nhóm sản phẩm lợi thế của huyện Mai Sơn

Trên địa bàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn, theo thống kê có khoảng 19 sản phẩm lợi thế, thống kê 06 nhóm sản phẩm khu vực nông thôn theo Chƣơng trình OCOP, gồm nhóm Thực phẩm có 13 sản phẩm; nhóm đồ uống có 03 sản phẩm; nhóm Thảo dƣợc có 01 sản phẩm; nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí có 01 sản phẩm; nhóm du lịch cộng đồng và điểm du lich có 01 sản phẩm.

Bảng 3.1: Số lƣợng sản phẩm lợi thế phân theo nhóm ngành hàng vùng nông thôn

TT Nhóm ngành hàng 1 Thực phẩm 2 Đồ uống 3 Thảo dƣợc 4 Vải và may mặc 5 Thủ công mỹ nghệ, trang trí 6 Dịch vụ du lịch cộng đồng Tổng

Bảng 3.2: Số lƣợng các chủ thể sản xuất sản phẩm thuộc các ngành hàng có lợi thế vùng nông thôn

TT Loại hình

1 Công ty Cổ phần

2 Công ty TNHH

3 Hợp tác xã

4 Tổ hợp tác

5 Doanh nghiệp tƣ nhân

6 Hộ SX-KD

Tổng

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát và Báo cáo của các xã/thị trấn) Sản phẩm tại cộng đồng đa dạng, song phần lớn khó tiêu thụ hoặc chƣa đƣợc thƣơng mại hóa trong và ngoài tỉnh, số lƣợng sản phẩm đạt chứng nhận đủ tiêu chuẩn còn hạn chế (có 06/19 sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lƣợng, chiếm 31,6%; có 07/19 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu chiếm 36,8% tổng số sản phẩm hiện có).

Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là:

- Bộ máy tổ chức (SMEs, HTX, THT,...): Cơ cấu tổ chức thực hiện đúng theo các quy định hiện hành (luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã,...). Tuy nhiên, cách thức tổ chức và quản trị của các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn còn yếu, đặc biệt các HTX, THT phần lớn chƣa xây dựng đƣợc bộ máy tổ chức hoạt động chính quy (phần lớn đến HTX làm việc theo vụ việc, không có cơ chế trả lƣơng, không có

nội quy, quy chế hoạt động, vv…), chƣa xây dựng đƣợc cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm chuyên biệt (phần lớn cơ sở sản xuất tách rời và gắn với từng hộ gia đình hoặc có cơ sở sản xuất tập trung nhƣng gắn liền với chủ hộ), chƣa tạo đƣợc liên kết

sản xuất giữa các thành viên, giữa thành viên với HTX và giữa HTX với tổ chức kinh tế khác, do vậy chƣa mở rộng đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động ở mức cầm chừng;

- Sản xuất: (1) Phần lớn phát triển theo dạng kinh tế hộ hoặc nhóm hộ, sản xuất theo phong trào hoặc tự phát, ít hiểu biết về thị trƣờng, đặc biệt chƣa chú trọng khai thác các lợi thế ở vùng nông thôn. (2) Khả năng sáng tạo, quản lý và trình độ

kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế (công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản,...), dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ, sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, giá thành sản xuất cao,... (3) Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính thụ động, chỉ sản xuất những sản phẩm trong khả năng mình có hoặc sản xuất với quy trình, công nghệ truyền thống, lạc hậu, chƣa nắm bắt theo xu hƣớng thị trƣờng, sản xuất quy mô nhỏ, tính bền vững không cao, giá trị gia tăng thấp do chƣa biết tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị;

- Sản phẩm: Hầu hết ở dạng vật phẩm có sẵn hoặc sản phẩm đƣợc làm với công nghệ thô sơ, đơn giản, tính hoàn thiện sản phẩm (mẫu mã, bao bì, nhãn

mác,...) chƣa đi đôi với chất lƣợng và quản lý chất lƣợng nên khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng còn yếu. Một số sản phẩm tiềm năng trên địa bàn huyện nhƣ: Cây ăn quả (lê, mận, đào hồng không hạt, quýt,...); con (trâu, bò, ngựa); công nghệ truyền thống (rƣợu ngâm, rƣợu men lá, mơ ngâm, thịt hun khói,...); danh thắng địa phƣơng (trèo thuyền Hồ Tiền Phong, Hồ thủy lợi xã Chiềng Dong, bãi chè xã Phiềng Cằm,...); khu di tích (di tích lịch sử Tập đoàn cứ điểm Nà Sản, xã Chiềng Mung, di tịch lịch sử Cây Me – nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La, di tịch lịch sử Tƣợng đài thanh niên xung phong ngã ba Cò Nòi; di tích lịch sử bia căm thù tại bản Mạt, xã Chiềng Mung, di tích lịch sử Hội trƣờng sơ tán tỉnh ủy Hang Thẳm Quai tại xã Chiềng Ban, di tích lịch sử khu căn cứ cách mạng Mƣờng Chanh ); văn hóa truyền thống (Lễ hội Lồng Tồng, kéo co, tung còn, đẩy gậy,...) chƣa quy hoạch có hệ thống, bài bản và rõ ràng. Một số sản phẩm đã thƣơng mại hoá cần đƣợc bảo vệ, giữ gìn thƣơng hiệu, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyên Mai Sơn tỉnh Sơn La trong phát triển các sản phẩm OCOP. tỉnh Sơn La trong phát triển các sản phẩm OCOP.

1.3.1. Điểm mạnh

- Mai Sơn có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhƣỡng để phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất nông sản đặc sản, có giá trị thƣơng phẩm cao và thƣơng hiệu riêng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Điển hình nhƣ: vùng trồng thanh long đạt gần 800 ha, tập trung tại các xã Nà Bó,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 55)