2. Thực trạng triển khai chƣơng trình “mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Ma
2.1. Nhóm tiêu chí: Sản phẩm và sức mạnh của cộng đồng
2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu, theo hƣớng khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu địa phƣơng, theo đó, sử dụng nguyên liệu địa phƣơng yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với sản phẩm OCOP. Tất cả 19 sản phẩm đều đạt tiêu chí này do cơ bản là có sử dụng 100% nguyên liệu có nguồn gốc trong nƣớc, trong đó có một số sản phẩm cơ
bản sử dụng nguồn nguyên liệu trong nội huyện nhƣ: Chám đen Nà Ớt; Rƣợu Y Dí Chiềng Nơi; Quà quê Khẩu tắt (Bánh gạo nếp); Thúa ố (Tƣơng thối)…..;
2.1.2. Gia tăng giá trị
Gia tăng giá trị, theo hƣớng khuyến khích các sản phẩm có gia tăng giá trị cao, đặc biệt là các sản phẩm chế biến, chế biến sâu. Mục tiêu của sản phẩm OCOP là gia tăng giá trị cho cộng đồng địa phƣơng. Vì vậy việc hoàn thiện sản phẩm hoặc chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm là rất quan trọng.
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến trên địa bàn huyện có mức độ gia tăng giá trị sản phẩm thấp, cơ bản các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc nuôi, trồng bán giống, bán nguyên con hoặc tƣơi sống mà chƣa qua xử lý sơ chế, đóng gói; các sản phẩm về rau nhìn chung chƣa có bao bì nhãn mác hoặc thông tin nhãn mác... Các thực phẩm chế biến thì bao bì, nhãn mác đơn giản, chƣa có đăng ký bảo hộ độc quyền.
2.1.3. Năng lực sản xuất để phân phối
Năng lực sản xuất và liên kết sản xuất: khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất và tổ chức liên kết hiệu quả, đặc biệt là liên kết theo chuỗi giá trị. Nhìn chung, chủ thể các sản phẩm có năng lực, quy mô sản xuất ở mức độ vừa và nhỏ; một số sản phẩm có quy mô chế biến ở thời điểm hiện tại chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thị trƣờng tại chỗ. Với năng lực sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ nhƣ vậy sẽ gặp khó khăn khi có nhu cầu lớn.
2.1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất
Giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn huyện Mai Sơn đã triển khai thực hiện 4 dự án chuỗi liên kết:
- Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Na Hoàng hậu thƣơng phẩm.
- Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thanh long sấy dẻo.
- Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gạo nếp tan nhe.
- Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Phiêng Pằn .
Thực tiễn khảo sát cho thấy sản phẩm từ các chuỗi liên kết tham gia chƣơng trình OCOP chƣa nhiều.Trong nhóm các chuỗi liên kết của huyện duy nhất chỉ có 01 sản phẩm tham gia chƣơng trình OCOP và đƣợc đánh giá phân hạng đó là: Thanh long sấy dẻo đạt 4 sao.
2.1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
Bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất: đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật. Kết quả khảo sát cho thấy, chủ thể sản xuất cơ bản đã quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất, nhƣng gần nhƣ chƣa có đánh giá tác động môi trƣờng, chƣa có kế hoạch bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành (mới chỉ có 5/35 chủ thể đƣợc khảo sát có kế hoạch bảo vệ môi trƣờng).
2.1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong sản xuất
Khuyến khích sử dụng năng lƣợng, công nghệ thân thiện bền vững trong sản xuất. Đa phần các chủ thể đều sử dụng điện hoặc có sử dụng điện trong sản xuất, chế biến. Tuy nhiên trong nhiều công đoạn vẫn chƣa đảm bảo tốt vấn đề môi trƣờng, ví dụ: các cỏ sở chế biến sản phẩm trà, quế, chuối xấy…., các loại máy móc
sơ chế, chế biến đều sử dụng điện, nhƣng nƣớc thải trong quá trình sản xuất chƣa đƣợc quan tâm xử lý.
2.1.7. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm
Nguồn gốc ý tƣởng sản phẩm, theo hƣớng khuyến khích sản phẩm đƣợc phát triển dựa trên truyền thống địa phƣơng. Sản phẩm OCOP khuyến khích phát triển ý tƣởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phƣơng. Kết quả khảo sát cho thấy, các sản phẩm OCOP dự kiến của huyện Mai Sơn đều xuất phát từ những sản phẩm có thế mạnh của địa phƣơng. Tuy nhiên các chủ thể sản xuất chƣa có hồ sơ, minh chứng về nguồn gốc ý tƣởng sản phẩm phục vụ đánh giá sản phẩm OCOP.
2.1.8. Tính hoàn thiện, phong cách của bao bì
Tính hoàn thiện của bao bì, theo hƣớng khuyến khích bao hoàn chỉnh theo quy định hiện hành, bao bì có tính thẩm mỹ cao. Số sản phẩm có bao bì 8/19, tuy nhiên, nhiều sản phẩm bao bì còn đơn giản, tính thẩm mỹ chƣa cao, chƣa thuận tiện
cho sử dụng. Có 8/19 sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, gần 90% sản phẩm chƣa có có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp.
2.1.9. Sử dụng lao động địa phương
Theo tiêu chí đánh giá, chủ thể sản phẩm OCOP phải sử dụng ít nhất 50% lao động là ngƣời địa phƣơng hoặc có thu nhập bình quân/lao động lớn hơn hoặc bằng mức thu nhập bình quân/ngƣời đạt chuẩn NTM của địa phƣơng tại thời điểm đánh giá.
Kết quả khảo sát cho thấy, chủ thể sản xuất đều sử dụng lao động là của dân địa phƣơng để sản xuất. Tuy nhiên, các chủ thể sản xuất cơ bản chƣa có minh chứng cho việc sử dụng lao động địa phƣơng nhƣ: Hợp đồng lao động, bảo hiểm, bảng kê chi lƣơng...
2.1.10. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh
Để chấm điểm sản phẩm OCOP, hoạt động sản xuất kinh doanh phải có tăng trƣởng tối thiểu 10% về doanh thu so với năm trƣớc liền kề. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 75% chủ thể sản xuất không có hồ sơ minh chứng chứng minh cho sự tăng trƣởng và không có thông tin rõ ràng về sự tăng trƣởng do không theo dõi sổ sách, không thực hiện hạch toán thu chi,... Nên không tính toán đƣợc mức tăng trƣởng hàng năm, vì vậy, cần phải thực hiện công tác theo dõi thƣờng xuyên và hạch toán rõ ràng để làm hồ sơ minh chứng khi tham gia chƣơng trình.
2.1.11. Kế toán
Khi tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, chủ thể cần có kế toán, công tác kế toán phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Kết quả khảo sát cho thấy: kế toán, công tác kế toán còn nhiều bất cập, nhiều đơn vị không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu thời vụ; có công tác kế toán nhƣng không thực hiện thƣờng xuyên dẫn đến kết quả đánh giá tiêu chí này điểm không cao.