Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyên Mai Sơn tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 85)

3. Kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đối với việc phát triển sản phẩm thuộc

3.6. Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyên Mai Sơn tỉnh Sơn La

La

3.6.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chương trình

Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để phổ biến rộng rãi Chƣơng trình về nội dung, chu trình, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; những thành tựu và kết quả thực hiện Chƣơng trình; những gƣơng điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong tổ chức sản xuất, phát triển thị trƣờng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực nông nghiệp, nông thôn dƣới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vƣớng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chƣơng trình OCOP.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thƣờng xuyên, liên tục thông qua các phƣơng tiện thông tin, đại chúng từ huyện đến cấp xã, thôn, bản; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

Tập trung công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nƣớc trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã); tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về phát triển sản phẩm tại các địa phƣơng nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất có điều kiện tham gia.

3.6.2. Hoàn thiện hệ thống vận hành OCOP từ huyện đến cơ sở

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy điều hành, triển khai Chƣơng trình OCOP các cấp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý chƣơng trình; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát chất lƣợng sản phẩm OCOP. Điều chỉnh, bổ sung

nhiệm vụ triển khai chƣơng trình OCOP để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, gắn với Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Nhiệm vụ cụ thể: - Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia cấp huyện;

+ Cơ quan tham mƣu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện chƣơng trình; Thành lập Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện để thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chƣơng trình OCOP. Cán bộ phụ trách nông thôn mới kiêm phụ trách Chƣơng trình OCOP.

3.6.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực OCOP

- Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án

OCOP:

+ Đối tƣợng: Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; Thành viên Hội đồng và Tổ tƣ vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Huyện; Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và cán bộ tham mƣu thực hiện Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của 21 xã, thị trấn; Các chủ thể sản xuất.

+ Nội dung: Lựa chọn nội dung trong bộ tài liệu liệu tập huấn "Những kiến thức cơ bản về chƣơng trình OCOP" ban hành theo quyết định số 4464/QĐ-BNN- VPĐP ngày 11/6/2020 của bộ NN&PTNT.

- Tổ chức đoàn công tác của huyện đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại các đơn vị tiêu biểu trong công tác triển khai chƣơng trình OCOP: Tổ chức đoàn công tác của huyện đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại các đơn vị tiêu biểu trong công tác triển khai chƣơng trình OCOP trên địa bàn cả nƣớc, với thành phần gồm: Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; Thành viên Hội đồng và Tổ tƣ vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Huyện; Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và cán bộ Văn phòng - thống kê, cán bộ liên quan

thực hiện Đề án OCOP của các xã, thị trấn, các chủ thể sản xuất.

3.6.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP; sử dụng “Quy trình xác thực chống hàng giả” vào quản trị doanh nghiệp, minh bạch quá trình hình thành và kết nối cung cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia Đề án ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP, áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm OCOP, nhƣ: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), quy trình quản lý chất lƣợng (ISO)...

- Phát triển và chuẩn hóa vùng nguyên liệu đầu vào (giám sát, kiểm soát chất lƣợng) thuộc 05 ngành hàng sản phẩm OCOP. Quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và nông sản công nghệ cao, hữu cơ để tạo nên sự đột phá về sản phẩm OCOP của huyện

- Sản phẩm hàng hóa: Ứng dụng công nghệ nhận diện thông minh đối với nhãn mác bao bì (tem điện tử, mã QR code truy xuất nguồn gốc)…

- Thúc đẩy các giải pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ, thƣơng hiệu cộng đồng (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận), khai thác hiệu quả các giá trị tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm cấp OCOP quốc gia (Sản phẩm đạt 5 sao).

3.6.5. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, thống kê, kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP sau đánh giá, công nhận

- Bộ Tiêu chí Đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP: Áp dụng theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ban hành ngày 21/8/2019 của Thủ tƣớng chính phủ và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tƣớng chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm; Toàn bộ sản phẩm tham gia Chƣơng trình

OCOP của huyện đều đƣợc đánh giá và phân hạng dựa trên Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia.

- Nâng cấp, tích hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn: Nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm huyện Mai Sơn (da.check.net.vn) phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP.

- Thiết lập Module con quản lý, đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện trong Module tổng quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP.

- Xây dựng ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động (Phiên bản Android và IOS): các chợ Thƣơng mại điện tử, các sản giao dịch sản phẩm OCOP, bán hàng qua Lievestream...

- Hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn:

+ Xây dựng và cập nhật thƣờng xuyên cơ sở dữ liệu về sản phẩm OCOP trong quá trình sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng. Hệ thống cơ sở dữ liệu này là cơ sở để đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm OCOP của các xã cũng nhƣ làm căn cứ để phân loại cấp độ đạt sao của các sản phẩm từ đó có các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP chủ lực huyện Mai Sơn hƣớng đến xuất khẩu.

+ Nâng cấp hệ thống phần mềm Truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm huyện Mai Sơn theo hƣớng bổ sung các nội dung quản lý Chƣơng trình OCOP.

+ Tập huấn sử dụng phần mềm và nhập, quản lý dữ liệu: Cán bộ đƣợc phân công trong Ban chỉ đạo Chƣơng trình OCOP cấp Huyện, cấp xã đƣợc tập huấn để nắm đƣợc phƣơng pháp, cách thức và thống nhất nội dung thông tin, thời gian nhập thông tin lên hệ thống.

Cụ thể: Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn; Hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn; Hệ thống báo cáo theo bộ chỉ số Quốc gia OCOP.

- Xây dựng hệ thống báo cáo, kiểm soát, giám sát

+ Xây dựng hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác tổng kết, đánh giá chƣơng trình OCOP của huyện Mai Sơn: Báo cáo kết quả thực hiện tại Huyện (định kỳ, năm, giai đoạn), cập nhật dữ liệu sản phẩm, dữ liệu tổ chức, cá nhân, xúc tiến thƣơng mại.

+ Định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Đề án OCOP tại các xã. Phối hợp với các xã trong công tác triển khai, tƣ vấn, hỗ trợ cộng đồng trong trong quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm OCOP.

3.6.6. Giải pháp xúc tiến thương mại

Đổi mới hình thức, phƣơng pháp xúc tiến thƣơng mại để quảng bá các sản phẩm chủ lực thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm. Hình thành các điểm bán hàng; trung tâm OCOP để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP (đạt 3 sao trở lên) ở cấp tỉnh và cấp huyện;

Đẩy mạnh việc đƣa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử nhằm tăng cƣờng kết nối cung cầu; phát sóng trên truyền hình, đăng trên các trang báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Huyện và tỉnh; thƣờng xuyên cập nhật thông tin sản phẩm OCOP trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm, thủy sản, thực phẩm huyện để quảng bá, kết nối cung cầu. Lựa chọn, tham gia phân phối sản phẩm OCOP trên các trang mạng giới thiệu và bán sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản hiện có, gồm: Các trang facebook (Đặc sản vùng miền, Chợ Đặc sản…), các trang bán hàng online (Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, tiki. Voso.vn...) hoặc tổ chức, cá nhân tự xây dựng trang website để giới thiệu và bán hàng.

Tổ chức Hội chợ OCOP thƣờng niên 01 lần/năm, tập trung vào các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của huyện, của tỉnh dần tiến tới hoạt động xã hội hóa; lồng ghép các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong các hội chợ thƣơng mại tại các địa phƣơng.

Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch, thúc đẩy hoạt động quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nhất là đẩy mạnh tiêu thụ tại chỗ thông qua khách du lịch tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng.

Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP, xây dựng "Mạng lƣới Đối tác OCOP Mai Sơn" với sự tham gia của các tổ chức OCOP (chia sẻ thông tin, gặp gỡ, đàm phán, ký kết thỏa thuận, hợp đồng,….) nhằm liên kết các chủ thể thực hiện chƣơng trình với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chuẩn hóa vùng trồng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ

lực của huyện, qua đó, hỗ trợ một phần kinh phí để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tƣ máy móc, trang thiết bị nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.

Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Khảo sát, lựa chọn xây dựng điểm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP đạt các tiêu chí theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Bộ Công thƣơng. Đăng ký tham gia giới thiệu, bán sản phẩm tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Xây dựng hệ thống bán lẻ các sản phẩm OCOP tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

3.6.7. Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặctrưng tại địa phương. trưng tại địa phương.

- Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt là khu vực các các sản phẩm chủ lực của huyện góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản,

dƣợc liệu đặc trƣng đƣợc cấp mã số vùng trồng, theo hƣớng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo tồn thiên nhiên, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trƣờng.

- Tăng cƣờng sự liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn nguyên liệu giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, làng nghề với các vùng nguyên liệu.

3.6.8. Giải pháp về chính sách

3.6.8.1. Chính sách vốn, tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Để tạo điều kiện cho ngƣời dân khắc phục các khó khăn về vốn cho sản xuất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách thể hiện bằng việc tổ chức và vận hành các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân. Cụ thể là các văn bản sau:

vụ phát triển nông nghiệp nông thôn;

- Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 về sửa đổi, bổ sung nghị định 55/2015/NĐ-CP;

- Văn bản số 18/2018/VBHN-NHNN ngày 25/09/2018 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Thông tƣ 10/2015/TT-NHNN hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Thông tƣ 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 sửa đổi Thông tƣ 10/2025/TT-NHNN).

3.6.8.2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Hỗ trợ các chủ thể thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; lồng ghép triển khai các chƣơng trình khuyến nông, khuyến công; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông.

Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 về quy định mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách Nhà nƣớc cho một số nội dung thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 16/6/2018 về ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La; Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển thƣơng hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La; Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 về ban hành phƣơng án hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp theo hƣớng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 – 2020 và những năm tiếp theo; Nghị Quyết số 128/2020-NQ-HĐND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp hay các sản phẩm truyền thống của tỉnh Sơn La đang trải qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều sản phâm khác trong và ngoài nƣớc. chƣơng trình “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” – OCOP đƣợc triển khai tại Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng sẽ nâng cao chất lƣợng và giá trị các sản phẩm truyền thống của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đây là một Chƣơng trình phát triển kinh tế, thực hiện nhƣ là một phần của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với phong trào khởi nghiệp đặc biệt ở khu vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 85)